Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu Giọng điệu nhại của tiểu thuyết mười lẻ một đêm (hồ anh thái) (Trang 92 - 94)

7. Cấu trúc luận văn

4.1.2. Giọng điệu trần thuật

Giọng điệu trần thuật chủ đạo xuyên suốt toàn tác phẩm là giọng điệu hài hớc, châm biếm nhại nhiều cấp độ của một ngời không khoan nhợng với những gì lố bịch tầm thờng. “Trong truyện Hồ Anh Thái nhất là giai đoạn sau ta bắt gặp khá nhiều chất giọng giễu nhại. Sự xuất hiện của loại giọng này hiếm khi xuất hiện trong t duy sử thi. Cái cời chua chát về cõi nhân sinh, khả năng lật tẩy những trớ trêu, nghịch cảnh trong đời chỉ có thể đo đợc khi nhà văn không nhìn đời bằng cảm hứng lãng mạn thuần tuý màu hồng mà nhìn nó nh những mảnh vỡ” [52; 348]. Theo sát hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái chúng tôi thấy đây là kiểu giọng thờng xuyên sử dụng ở cả thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Để có thể lột tả hết cái nhốn nháo tầm thờng trong đời sống mỗi con ngời và đời sống xã hội tác giả sử dụng yếu tố hài hớc, châm biếm, nhại để phản ánh. Hồ Anh Thái đã từng bày tỏ quan điểm của mình “Tôi thích nhại giọng thị dân đúng hơn là là giọng tiểu thị dân bởi vì hầu nh ngời ta đang bê nguyên lối sống tiểu thị dân và quê mùa vào đô thị. Đáo để chua chát, ác khẩu kiểu thị dân đang trở thành giọng điệu lấn át. Nhà văn thì giọng điệu nào cũng nên thực hiện, ph- ơng pháp nào cũng nên sử dụng, nhân loại phát minh ra các loại công cụ để con ngời sử dụng mà” [53; 214]. Bằng cái nhìn sắc sảo đa chiều, bằng tiếng cời hài hớc thâm túy tác giả đã phanh phui những cái lẽ ra không nên có song lại nghiễm nhiên tồn tại trong cuộc sống. Câu chuyện bắt đầu bằng cảnh ngộ éo le hẹn hò tâm tình của đôi trai gái, nhng theo mạch trần thuật thì câu chuyện

không diễn ra bên trong cánh cửa, mà còn ở bên ngoài cánh. Câu chuyện của m- ời lẻ một đêm là câu chuyện của hai đời ngời của mấy đời ngời, của thời thế, của hôm qua và hôm nay đợc quy chiếu trong một cái nhìn trào lộng phóng đại rồi bất ngờ thu hẹp lại sắc sảo tinh quái. Tác giả giễu cời cợt vào những trò lố lăng kệch cỡm của đời sống thị dân, của giới tri thức, của tầng lớp trên... Miêu tả ông Víp trên hệ thống phơng tiện thông tin đại chúng với bài diễn văn tác giả viết: “Mắt ông nhắm lại biểu thị lãnh đạo đang suy nghĩ rất lung, đang thận trọng tìm câu vàng chữ ngọc. Nhắm lại. Có nghĩa là một xã hội đợc đặt trên nền tảng những mối quan hệ văn hoá giữa con ngời với con ngời. Điều đó có nghĩa là văn hoá đóng vai trò. Hai mắt ông lại nhắm lại. Đúng ở chỗ đóng vai trò. Công chúng không thấy đợc là ông đang suy nghĩ lao lung mà rõ ràng là ông đang phê. Đang đê mê. Vai trò nền tảng. Vai trò động lực, vai trò kích thích tố cho xã hội hiện đại công bằng dân chủ văn minh” [61; 252]. ở đây khả năng nhại của Hồ Anh Thái đợc đẩy lên đến đỉnh điểm. Tác giả chế giễu thói quen và năng lực đáng xấu hổ của một vị quan chức cấp cao. Bài phát biểu trở nên ngu ngơ về trình độ, nhấm nhẳng nh chó cắn ma theo cách nói của dân gian.

Rồi chuyện nói năng ứng xử của các cô hoa hậu, chỉ có vẻ đẹp hình thức mà chẳng có chút vẻ đẹp của trí tuệ, cũng bị Hồ Anh Thái đa ra chế giễu. Hoa hậu mà trả lời các câu hỏi vừa thiếu kiến thức vừa thiếu khả năng diễn đạt. “Em sẽ làm gì khi đăng quang hoa hậu? Em kính tha ban giám khảo nếu em đăng quang hoa hậu thì việc đầu tiên em làm là hiến thân cho ngời nghèo trong xã hội” [61; 172]. Miêu tả sự nhố nhăng biến thái nghiêm trọng của các lễ hội truyền thống, Hồ Anh Thái trần thuật bằng một giọng điệu cời cợt chua xót: “Anh hai đi giày Tây chị hai đi giày khủng bố. Anh hai khăn đóng áo dài chị hai tứ thân mớ ba mớ bảy. Mỗi ngời cầm một micờrô. Còn duyên là duyên ngồi gốc cây thông hết duyên là duyên ngồi gốc cây hồng hái hoa. Thuyền sắt Tây đi men theo bờ ao xi măng. Chị hai cầm cái cơi trầu dứ dứ mời khách trầu têm

cánh phợng (...). Thuyền dùng dằng đi, ngời hát rong quanh cái bờ ao toen toẻn kiểu ấy ba ngày hội cũng thu nhập đợc kha khá” [61; 128 - 129].

Thực trạng bi hài của cơ sở vật chất xã hội cũng đợc ông khắc hoạ với một giọng điệu đầy châm biếm, phóng đại. “Công trình hiện đại nào ở xứ này cũng đều có cái không đồng bộ. Chung c có thang máy sang trọng, có hệ thống dịch vụ bài bản. Nhng tình trạng thiếu điện thiếu nớc mùa hè sao cũng có lúc trục trặc thang máy, c dân tầng hai đến tầng chín đều phải leo bộ lên đỉnh Evơrit” [61; 27].

Tác giả không chỉ chế giễu lối sính ngoại đáng cời của không ít ngời xứ ta, mà còn cho ngời đọc thấy rằng Tây cũng khốn khổ nh thế nào khi sống trên đất nớc sùng bái Tây. Tệ sùng bái đang làm thay đổi cuộc sống xung quanh ta đâu đâu cũng thấy bọn ngời nh những con iểng, con vẹt. Hồ Anh Thái đã sắp xếp những mặt trái xấu xa, đồi bại của xã hội thành một bức tranh lớn đậm chất hoạt kê, bằng một giọng điệu trần thuật sắc sảo tinh quái- giọng nhại nhiều cấp độ và đa tầng bậc.

Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng giọng trữ tình cảm xúc ở một số đoạn miêu tả thiên nhiên, tâm trạng của nhân vật. Nó không làm cho giọng nhại tng tửng lắng xuống mà càng tăng thêm tính bỡn cợt sâu cay cho từng lớp văn bản. Có khi nhà văn lại sử dụng một giọng trần thuật mang đậm sắc thái giọng báo chí với tính thông tin cao, gây cấn của hàng loạt các tình huống kịch tính nối tiếp nhau.

Sử dụng tốt các hình thức giọng điệu trần thuật trên mà giọng nhại là cơ bản, Mời lẻ một đêm đã tìm ra đợc một mạch trần thuật luôn lôi cuốn độc giả. Giọng điệu nhại đa đến tiếng cời thoải mái, cời ngả nghiêng càng cời càng thấm thía nỗi chua xót của một cây bút vừa giàu chất hiện thực vừa thấm đẫm chất nhân văn.

Một phần của tài liệu Giọng điệu nhại của tiểu thuyết mười lẻ một đêm (hồ anh thái) (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w