Sự biến thái của tôn giáo và tín ngỡng

Một phần của tài liệu Giọng điệu nhại của tiểu thuyết mười lẻ một đêm (hồ anh thái) (Trang 80 - 82)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Sự biến thái của tôn giáo và tín ngỡng

Nói đến tôn giáo và tín ngỡng ngời ta ngời ta nghĩ đến sự linh thiêng, lòng thành kính tuyệt đối đối với một sức mạnh vô hình. Thế nhng ở Mời lẻ một đêm, sự biến đổi mạnh mẽ của đạo đức và lối sống khiến đời sống tôn giáo tín ngỡng cũng không có đủ sức kháng cự lại với những ảnh hởng tiêu cực. Nó không chỉ phá huỷ những giá trị vật chất hiện hữu, những giá trị tinh thần, đạo đức mà còn phá huỷ những miền thanh cao nhất trong đời sống tinh thần của con ngời, mỗi dân tộc.

Hồ Anh Thái nhại những vấn đề đang trở thành căn tính của xã hội bằng những cảnh huống mang tính đối lập cao. Với cái cời nhại sâu cay đời sống tôn giáo tín ngỡng đợc mô tả trong Mờilẻ một đêm trở nên méo mó dở khóc dở cời. Gã hoạ sĩ Chuối Hột với lối sống buông tuồng khét tiếng, sự chậm phát triển của ý thức giới tính, lại là một tín đồ trung thành của Yôga. Gã luyện Yôga không phải với mục đích để tìm đến trạng thái giải thoát tuyệt đối về tinh thần mà để “giải thoát” cho sở thích cởi hết, mở hết của gã. Ngời đọc không khỏi buồn cời khi tác giả đa đến cảm giác đợc tận mục sở thị cái cảnh: “Trong một góc nhà gã chống đầu xuống đất hai chân duỗi thẳng lên trời, thân ngời bóng nhẩy trắng lôm lốp nh thân cây chuối. Tất nhiên là chuối hột trổ hoa ở quãng l- ng chừng trời”. Kỳ lạ hơn nữa là mỗi lần luyện Yôga nh thế gã thích mở hết cửa ra để mọi ngời thấy chân dung một cây chuối hột trổ bông. Chất nhại càng sắc nét hơn khi Hồ Anh Thái hạ bút miêu tả sự đối lập giữa hai cảnh. “Bên kia là cái nhà vệ sinh thì cửa đóng im ỉm, ba bốn ngời ngồi xếp hàng oằn mình vò giấy vệ sinh. Bên này sân thì gã mở cửa thông thống, một tín đồ Yôga loã thể phơi trần không có gì phải kiềm chế nín nhịn” [61; 22]. Thật nực cời, nực cời bao nhiêu chua chát bấy nhiêu cho một tín đồ đang “hành đạo” lại bị đặt ngang hàng với một hành động không lấy làm dễ coi của loài ngời chuẩn bị hoàn tất một quá trình sinh học. Sự bi hài càng đợc đẩy cao hơn khi tác giả vạch trần sự lố lăng, uế tạp của hoạt động tín ngỡng diễn ra ngay trong căn nhà của một tín đồ trung thành nhất. “Bên này gã mải miết dốc đầu trần trụi. Bên kia là là bà mẹ chìm

đắm trong tiếng mõ cốc cốc tiếng chầu văn à ớ à. Từ ngoài sân nhìn qua cửa sổ vào nhà, thấy bà mẹ cùng các con nhang đệ tử lung lay lúc lắc trong tiếng nhạc giá đồng. Từ ngoài sân nhìn vào cửa sổ chính thấy gã trồng cây chuối hột ở góc bên kia. Bên trong ngăn đôi nhng từ ngoài nhìn vào chỉ thấy là một. Cảnh tợng nh một giáo phái bí thuật đen, môn đồ phải cởi hết ra mở hết ra hiến thân cho trời đất [61; 22 - 23]. Một bên lợi dụng tự xng là một tín đồ để thoả mãn thói quen quái dị tầm thờng của mình, còn một bên lợi dụng niềm tin của ngời khác để kiếm lời. Tác giả còn chế giễu cả bộ máy chính quyền nhiều lần mai phục bắt quả tang nhng bất lực. Thảm hại hơn nữa là cảnh chính quyền quyết tìm cho ra, không ngờ gã hoạ sĩ ngày thờng có vẻ hiền lành tụt cả quần ra, gã đa tay chỉ vào chỗ nhạy cảm nhất, “giáo chủ là đây giáo đồ là đây... Giáo chủ và giáo đồ là một. Một thứ tôn giáo nhất nguyên và thất truyền”. Tôn giáo trong tay những kẻ tầm thờng đồi trụy trở thành thứ tầm thờng đồi trụy. Nó trở thành công cụ, tấm màn che để chúng thực hiện dục vọng tầm thờng cá nhân.

Một phần của tài liệu Giọng điệu nhại của tiểu thuyết mười lẻ một đêm (hồ anh thái) (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w