7. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Về sự nghiệp sáng tác của nhà văn Trung Trung Đỉnh
Nhà văn Trung Trung Đỉnh trở nên khá quen thuộc trên văn đàn kể từ mười năm trở lại đây. Hầu hết những tác phẩm của ông đều viết bằng ký ức, hư cấu từ ký ức. Những ký ức về Tây Nguyên và cả ký ức tuổi thơ ở quê hương. Chính những ký ức ấy đã đem lại cho ông một nguồn cảm hứng bất
tận. Nhưng Tây Nguyên vẫn là mảnh đất nhiều nghĩa nặng tình sâu, là nơi nuôi dưỡng nhiều nguồn cảm hứng để sáng tác nhất. Nguyên Ngọc đã từng nhận xét: “Đối với Trung Trung Đỉnh, Tây Nguyên là tất cả. Là cuộc đời anh, là nỗi ám ảnh, là sự mê hoặc, là sự rơi chìm, nhấn chìm, trùm lên toàn bộ cuộc đời anh, mê mẩn suốt đời, không cách gì rút ra, thoát ra được cho đến chết... Anh đã sáng tạo ra được một cách viết mới về Tây Nguyên, và do đó đã khám phá cho ta một lần nữa cái thế giới Tây Nguyên khiêm nhường, lẫn khuất mà tuyệt đẹp ấy. Trong nghệ thuật làm được một việc như vậy là làm rất nhiều” [24; 10].
Với giọng văn thâm trầm, giàu triết lý, Trung Trung Đỉnh viết các tiểu thuyết và tập truyện ngắn bằng nỗi đau đớn của sự trải nghiệm và tình yêu cuộc sống mãnh liệt. Ông được bạn đọc biết đến với nhiều tác phẩm đã được xuất bản, gồm có:
Các tập truyện ngắn: Thung lũng Đá Hoa (1979), Người trong cuộc
(1980), Đêm nguyệt thực (1982), Những người không chịu thiệt thòi (1982),
Bậc cao thủ (1994).
Tiểu thuyết: Ngược chiều cái chết (1985-1986), Tiễn biệt những ngày buồn (1988), Ngõ lỗ thủng (1990), Lạc rừng (1998-1999), Sống khó hơn là chết (2007).
Trong đó có cuốn tiểu thuyết Lạc rừng đạt liền hai giải: một của Bộ Quốc phòng và giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam (1998 - 2000). Hai cuốn tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng và Tiễn biệt những ngày buồn của ông được Trung tâm sản xuất phim truyền hình - Đài truyền hình Việt Nam chuyển thể thành phim Ngõ lỗ thủng (29 tập) đã công chiếu trên kênh VTV1 và nhận được sự hoan nghênh của công chúng. Năm 2007 Trung Trung Đỉnh là một trong số ít những nhà văn được vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Trung Trung Đỉnh đưa lại cho người đọc những dư vị khá đặc biệt: “đọc văn anh, ta càng thấy anh có lối đi riêng của mình: Không “thời thượng
không ồn ào, lặng lẽ cày xới trên những điều mình cảm, mình nghĩ...” (Phạm Xuân Nguyên). Chính vì vậy “chung quanh tác phẩm của anh chưa bao giờ có sự tranh cãi ồn ào. Những cái được và chưa được ở ngòi bút của anh tự thân đến với người đọc theo cách cảm nhận của mỗi người” [97]. Viết tiểu thuyết để thể hiện những trải nghiệm, nhà văn chân thành bày tỏ những suy nghĩ của mình, diễn đạt nhu cầu đổi mới như một nhu cầu tất yếu của văn học. Trung Trung Đỉnh quan niệm “kinh nghiệm cuộc sống rất đáng quý, nhưng đôi khi nó cũng rất có hại cho quá trình sáng tác. Với tôi nếu viết hoàn toàn thời binh cũng không được, mà hoàn toàn viết về chiến tranh cũng không ổn” [25; 13]. “Ám ảnh trên những trang viết là sự trằn trọc về nhân tình thế thái. Dường như chính ông cũng đang phân vân về cảm giác lạc lõng chốn kinh thành phồn hoa đô thị này. Dường như sau bao năm tham gia chiến tranh ở vùng rừng, núi Tây Nguyên, nhà văn gốc Hải Phòng này “vẫn còn bỡ ngỡ, thấy mình lạc lõng nên anh quay về với rừng núi, trở về với địa hạt chiến tranh quen thuộc của mình” [25; 13].
Đọc văn xuôi Trung Trung Đỉnh, người đọc được tiếp cận một mảng hiện thực lớn của cuộc sống phơi bày dưới ngòi bút sắc sảo. Bên cạnh hình tượng người lính trở về sau chiến tranh, là hình tượng những con người sống trong cơ chế mới với công cuộc mưu sinh những thành bại, được mất bất trắc và đổ vỡ. Và trên cái phông nền của cuộc sống hiện tại, quá khứ chiến tranh được đan xen như những thước phim ký ức đủ để soi chiếu nhiều góc cạnh trong tâm hồn nhân vật. Hình tượng nhân vật này được biểu hiện sinh động qua những giằng xé, khắc khoải nội tâm, xung đột trong tư tưởng, nhận thức, tâm hồn và những bi kịch của nỗi đau mất mát, cô đơn trong thế giới tâm linh tiềm thức. Trong cuộc hành trình giữa hai bờ hiện thực và ký ức ấy, người viết có cơ hội nhìn nhận lại mình, nhận thức lại những giá trị của cuộc sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Xuân Nguyên lại cho rằng Trung Trung Đỉnh là người bạo động “lỗ thủng”. Trong tác phẩm Ngõ lỗ thủng,