Khắc họa nhân vật từ nhiều điểm nhìn khác nhau

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của trung trung đỉnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 80 - 81)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Khắc họa nhân vật từ nhiều điểm nhìn khác nhau

Điểm nhìn là vấn đề then chốt của kết cấu. Điểm nhìn là vị trí, chổ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Người ta không thể miêu tả, kể chuyện nếu không có người miêu tả, trần thuật và không bắt đầu từ một điểm nhìn nào đó. Điểm nhìn nghệ thuật được xem như một camera dẫn dắt người đọc vào mê cung văn bản ngôn từ. Khi nghiên cứu điểm nhìn nghệ thuật, người ta chia điểm nhìn thành các loại như: Điểm nhìn tác giả, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian, điểm nhìn tâm lý, điểm nhìn tư tưởng... Trong nghệ thuật trần thuật, sáng tạo của nhà văn trước hết thể hiện ở cách “ứng xử” với câu chuyện để tạo ra sự đa dạng của các điểm nhìn nghệ thuật.

Trong các tác phẩm tự sự, chọn cách xuất phát từ điểm nhìn nào để người kể chuyện kể lại cũng chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Có những tác phẩm từ đầu đến cuối đều nhất mực tuân thủ theo một kiểu người kể chuyện, một điểm nhìn duy nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đó lại là sự phối ghép của nhiều điểm nhìn khác nhau mà người ta gọi đó là lối kể chuyện phân mảnh. Với lối kể phân mảnh sẽ tạo lên cái nhìn đa diện, đa chiều cho tác phẩm, và đặc biệt là nó không gây cảm giác nhàm chán cho độc giả mà luôn luôn là sự hào hứng muốn khám phá tiếp câu chuyện.

Với một cảm quan nhạy bén của người nghệ sĩ, Trung Trung Đỉnh đã có những thành công nhất định trong việc lựa chọn điểm nhìn khi trần thuật. Trong tiểu thuyết của ông, người đọc có thể nhận thấy sự phong phú của các điểm nhìn trần thuật. Không chỉ tác giả mà mỗi nhân vật cũng có điểm nhìn trần thuật của riêng mình. Đồng thời các điểm nhìn trần thuật có sự di chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác. Cách tổ chức điểm nhìn này nhà văn hướng tới mục đích nhận thức lịch sử và đời sống, con người trong tính đa chiều chân thực toàn diện và sống động như nó vốn có. Cùng một lúc ta có thể thấy nó từ nhiều phía, theo nhiều cách với những cảm nhận riêng tư, khác biệt.

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của trung trung đỉnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w