7. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Một số tình huống khắc họa tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết của
3.1. Khắc họa nhân vật trong những tình huống tâm lý
3.1.1. Khái niệm tình huống
Tình huống là yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm tự sự. Tình huống hay tình thế (Situation) theo Nguyễn Minh Châu đó là sự tác động qua lại giữa con người và hoàn cảnh. Những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra truyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng. Có những nhà văn lại cố tình đưa nhân vật của mình vào những va chạm bình thường hàng ngày, những tình thế giao tiếp hàng ngày ai cũng đã có nhiều lần trải qua và cái tình thế xảy ra lại làm nằm trong tâm trạng, tính cách con người.
Tình huống là những thời khắc (hay khoảnh khắc) tiêu biểu có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống con người tại thời khắc đó con người có cơ hội châu tuần lại, gắn kết với nhau (mà trước đó họ vốn xa lạ với nhau). Lúc này, cái bản chất trong quan hệ giữa cái tính cách nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh được bộc lộ một cách rõ rệt. Tình huống thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.
Tình huống có vai trò quan trọng trong tác phẩm. Sự nỗ lực tìm tòi, sáng tạo để tạo nên những tình huống truyện khác nhau đã làm nên đặc trưng riêng cho nhà văn trên con đường chiếm lĩnh hiện thực đời sống. Nhà văn nhạy cảm và có tài cần phải biết phát hiện các tình thế đời sống và tái tạo nó thành các tình huống. Nghĩa là: cần phải đặt nhân vật của mình vào những tình huống nhất định mà trong đó “một tính cách nhất định được thể hiện ra một cách đầy đủ và thích hợp nhất”.
3.1.2. Một số tình huống khắc họa tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh của Trung Trung Đỉnh
Nhân vật tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh thời kỳ Đổi mới đa phần có nội tâm phong phú, thể hiện sự trắc trở trong cuộc đời. Đa số nhân vật được tái hiện trong chiều sâu tâm trạng và sự đứt gãy của dòng ý thức nhân vật. Bên cạnh đó nhà văn rất chú ý đến việc đặt nhân vật và những hoàn cảnh, tình thế bất ngờ để thử thách nhân vật, buộc nhân vật phải bộc lộ bản chất nhân cách một cách chân thực nhất. Có thể nói, dạng tình huống phổ biến nhất trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh là dạng tình huống tâm lý. Trên những khảo sát cụ thể, chúng tôi tạm phân ra hai dạng tình huống tâm lí khá đặc biệt sau đây trong tiểu thuyết của ông.
Tình huống “lạc rừng”
Miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật nhằm thể hiện quá trình thay đổi trong nhận thức là một thế mạnh trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh. Trong tiểu thuyết Lạc rừng, Trung Trung Đỉnh đã thành công khi xây dựng được tình huống “lạc rừng” của nhân vật chính. Nhà văn có điều kiện khám phá sâu hơn đời sống tâm hồn cũng như nhân cách, bản lĩnh, những diễn biến tâm lí rất người của người lính. Câu chuyện kể về một người lính bị lạc trong cánh rừng Tây Nguyên được kể lại một cách chân thành. Nó giống như một câu chuyện cổ tích xa xưa mà hiện đại.
Lần đầu ra trận, Bình, nhân vật chính của câu chuyện, đã bị địch phục kích và bị lạc vào cộng đồng dân tộc Ba Nar. Sự khủng khiếp, khắc nghiệt của chiến tranh đã làm cho anh tân binh đi từ sự ngạc nhiên đến sợ hãi, hoang mang, lo sợ, nó khác xa về những gì mà anh tưởng tượng về chiến trường. Tình huống oái oăm này đã giúp anh lính cảm nhận rõ hơn về chiến tranh với đầy đủ những thử thách bất ngờ. Có lẽ Bình còn quá trẻ để hiểu hết những khó khăn ác liệt của cuộc chiến nên anh đã bộc lộ hết sức chân thành những suy nghĩ, cảm nhận của mình.
Khi bị rơi vào hoàn cảnh trớ trêu đó, Bình đã mang một tâm trạng hoang mang, lo sợ, nghi ngờ và tuyệt vọng. Một nỗi sợ hãi bản năng của người chưa từng va chạm với cuộc sống. Nỗi sợ hãi biểu hiện qua cử chỉ, hành động: “Tôi
nằm quay mặt vào vách đá, khóc… Tôi khóc, nhưng lại sợ, nên chỉ co người, cố ghìm tiếng nấc. Càng ghìm nén, hính như tiếng nấc càng bật ra to hơn… chưa bao giờ tôi cảm thấy cô đơn, tủi thân đến chừng ấy” [24; 17]. Anh tìm cách thoát thân nhưng lại không thành, trong tình thế đó anh buộc phải chấp nhận cuộc sống mới với trạng thái mê muội, u tối và nơm nớp lo sợ. Việc hòa nhập, gắn bó mật thiết với những cộng đồng người nơi đây là cả một hành trình gian khổ. Hành trình gian khổ đó ghi dấu ấn quá trình thay đổi trong nhận thức của anh. Nhân vật đã trải qua những tình huống, diễn biến tâm lý phức tạp có ý nghĩa thử thách. Tâm hồn người Ba Nar giản dị hồn nhiên nhưng cũng có những quy định, những tập tục riêng về niềm tin và sự chân thành. Bằng nghị lực của mình đã giúp Bình vượt qua được thử thách về mặt thể xác.
Tình huống đầu tiên, để được chấp nhận là thành viên của cộng đồng, Bình đã phải “giật phanh cúc áo, ưỡn ngực, dí gộc củi đỏ nhòe vào da thịt mình. Tôi nghe có tiếng xèo xèo và tiếng rú” [24; 25]. Ở hoàn cảnh này Bình chỉ có một cách là phải hòa đồng cùng với họ trong tình trạng luôn luôn đối phó: cố gắng làm sao cho họ vui, chăm chỉ đi săn, nôn nóng muốn lập công… Lúc đầu anh suy nghĩ một cách khá cơ hội: “Tôi lọt vào đây hoàn toàn thụ động. Tôi chỉ còn một cách là tự khuyên mình, hãy làm theo họ, hòa đồng cùng họ. Tôi phải làm thế nào để họ chấp nhận tôi, như họ đã từng chấp nhận, không thủ tục giấy tờ. Điều ấy chỉ có thể gọi tên nó là niềm tin” [24; 64]. Nhưng càng ngày anh càng cảm nhận được rằng “sự thể không hoàn toàn như tôi nghĩ. Đã chạy trốn khỏi họ, tức là chạy trốn nhiệm vụ được cách mạng phân công. Chạy trốn khỏi nhiệm vụ được cách mạng phân công, tức là phản bội cách mạng” [24; 66]. Anh ngày một trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động, nhiệt tình và hăng hái khi được phân công nhiệm vụ. Dù vậy, Bình vẫn chưa được cộng đồng này chấp nhận. Anh thấy khổ tâm: “tôi cảm thấy đầu óc ê chề, vừa căng thẳng, vừa chán nản và buồn tủi thầm trách Bin đến mức tôi không cần thiết gì nữa... nhưng chẳng lẽ các anh lại coi tôi là
người ngoài cuộc?... Tôi úp mặt xuống võng, không khóc nhưng nước mắt cứ tuôn ra...” [24; 70]. Thực tế, để hòa nhập vào nơi đây đòi hỏi không phải sự khôn ngoan láu cá “biết rõ họ muốn gì” và “không để họ mếch lòng” mà là sự chân thành.
Từ mặc cảm lạc loài, nỗi sợ hãi bản năng Bình đã có những bước chuyển biến mới trong tư tưởng. Anh trưởng thành trong suy nghĩ và tinh thần chiến đấu “cảm thấy mình đã thành thục các động tác” và quan trọng hơn anh đã nhận thấy sự thay đổi trong mình qua cảm giác cuộc sống kể ra thật lạ lùng “mới hơn một tháng trước đây đời tôi tưởng thế là tuyệt vọng, là hết cả đường đi lối về. Vậy mà giờ đây tôi lại được sống thế này và vui thế này”. Nhưng cũng chính lúc này, sau bao nỗ lực cố gắng hòa nhập cộng đồng, Bình được trả về đơn vị cũ. Cái tin ấy đột ngột đã khiến anh “bàng hoàng vì cái tin quá đột ngột ấy” [24; 142]. Lúc này đây, niềm mong ước chân thành nhất trong anh nỗi dậy nó phát lộ ra ngoài bằng lời khẩn khoản “Em ưng được ở lại đây” [24; 126]. Đó là lời chân thành nhất của một con người muốn sống trải nghiệm và gắn bó máu thịt với bà con buôn làng. Nhưng một lần nữa buộc anh phải lựa chọn cho mình một hướng đi mới. Cuộc hành trình ấy còn rất dài, anh sẽ phải đối mặt với những tình huống khó khăn bất ngờ khác. Chính những khó khăn đó sẽ giúp Bình trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn và chắc chắn anh sẽ trở thành người con của vùng đất Tây Nguyên này.
Nói tóm lại, nhân vật Bình đã trải qua những ngày lạc rừng tuyệt vọng, đã từng hèn nhát nghĩ đến cái chết như một sự thoát thân. Nhưng chính hoàn cảnh đó vẻ đẹp tâm hồn, ý thức trách nhiệm, phẩm chất kiên trung,... mới được bộc lộ. Nếu không có tình huống lạc rừng, không chịu hoàn cảnh khắc nghiệt, đứng trước ranh giới giữa sống và chết thì Bình làm sao kiểm nghiệm được tinh thần yêu nước ẩn sâu trong tâm hồn mình. Trung Trung Đỉnh đã thành công trên con đường đi tìm những “hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn mỗi
con người”. Tình huống tâm lý lạc rừng là một trong những tình huống thành công nhất trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh.
Tình huống “lạc thời”
Trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh, nhiều người lính khi xông pha trận mạc thì có cảm giác hạnh phúc vì họ hiểu rõ ý nghĩa cuộc chiến tranh nhưng khi trở lại đời thường lại thành vô hướng, lạc thời. Họ như “kẻ dư thừa bị bắn ra khỏi lề đường”, như kẻ bị “mắc kẹt giữa cuộc đời”, họ lạc thời, lạc điệu.
Nhân vật người cha trong Ngược chiều cái chết cũng đã trải qua những tình huống tâm lý, suy nghĩ lạc thời. Là một người đã đặt bàn chân mình lên khắp nẻo rúi rừng Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến, trở về làm công tác lãnh đạo đồng bào xây dựng kinh tế sau ngày giải phóng, cái bản tính quyết đoán, lạnh lùng, bảo thủ, duy ý chí đã đưa ông đến rất nhiều những sai lầm trong công tác lãnh đạo. Ông luôn cho rằng mình nghĩ đúng và làm đúng. Ông tuyên bố rất mạnh là: “Làm cách mạng bây giờ dù khó đến mấy cũng không khó bằng đánh Pháp, đuổi Mỹ, việc gì cũng làm được hết” [22; 139]. Chính những suy nghĩ lạc thời này đã tạo ra những kết cục bi thảm. Sau các chết của con trai mình, người cha rơi vào trạng thái tâm lý u uất.
Trong Sống khó hơn là chết, Trung Trung Đỉnh đã có cái nhìn khái quát khá độc đáo về vấn đề niềm tin của con người trong xã hội mới, đã dẫn đến những tình huống tâm lý lạc thời. Đồng tiền là chứng nhân của tác giả về sự rạn vỡ của niềm tin. Đồng tiền kể về một trí thức, một người lính từ chiến trường trở về mang niềm tin ngây thơ về lòng tốt của con người bỗng trở thành kẻ lạc thời, mang những tình huống tâm lý lạc thời, rơi vào trạng thái khủng hoảng. “Anh - một người nghiên cứu về lòng tốt của con người, trở thành một kẻ tâm thần trong mắt của đồng nghiệp, bị đẩy vào viện tâm thần” [25]. Chính trong thời buổi nhiễu nhương bây giờ không biết tin vào đâu được, nên có rất nhiều tình huống lạc thời bi hài xảy ra “giá gấp rưỡi thì họ tin. Bán đúng giá không ai tin nổi, thậm chí họ sẵn sàng cho ăn đòn” [25; 87].
Trong quá trình sáng tác, Trung Trung Đỉnh đã từng tâm niệm viết
Ngõ lỗ thủng và Tiễn biệt những ngày buồn là: viết về những con người đã một thời chỉ tin vào những tình cảm trong sáng. Nhóm người này có những quan niệm rằng: “sống trên đời dù khó khăn đến đâu chỉ cần có tình cảm với nhau là vượt qua hết”. Chính quan niệm này đã tạo ra những tình huống lạc thời. Bởi, những con người sống trong cơ chế thị trường đã nảy sinh lối sống với thói đạo đức giả và thực dụng “trá danh hiện đại” [26; 389]. Điều này đã tác động đến nhân cách của mỗi con người. Nó làm cho con người ta “dễ dàng quên nhau, dễ dàng bước qua kỷ niệm của mình”. Thực tế khi họ mang niềm tin, tình cảm đó để đi xin việc, đi nhờ vả thì chẳng ai đón nhận cả. Lúc này đây, những đổi thay của xã hội trong cơ chế thị trường đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức của con người, làm thay đổi mối quan hệ và nảy sinh những mâu thuẫn trong xã hội như: mâu thuẫn giữa tốt - xấu; thiện- ác; chân thật - thực dụng; ngay thẳng, thật thà - tính toán, ích kỷ…
Nhân vật Ron (Tiễn biệt những ngày buồn) là một con người lạc thời, mang tâm lý lạc thời với biết bao tình huống lạc thời bi hài. Một công dân trung thành, tận tụy với công việc, anh là người chỉ lo chấp hành nhiệm vụ, không biết tự lo cho tương lai của mình bằng cách học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, cái gì cũng ỉ vào cấp trên, ỉ vào tổ chức. Sự mù quáng này thể hiện rõ trong câu nói cửa miệng “Cấp trên nói đúng là đúng, đúng là làm, không sai!”. Chỉ một lời tuyên đoán thiếu căn cứ của một người khách anh đã vội đặt niềm tin vào sự may mắn của số phận. Thế nhưng, vận may không thấy đâu anh chỉ thấy sự ghé thăm của số phận nghiệt ngã. Con gái chết trong bệnh tật, gia đình nghèo khó thiếu thốn đủ đường. Anh bế tắc tuyệt vọng, trở thành người lẩn thẩn. Từ những tình huống, suy nghĩ lạc thời, lạc điệu của nhân vật, Trung Trung Đỉnh đã có cái nhìn rất tinh tế để khắc họa chiều sâu diễn biến tâm lý, những giằng xé nội tâm nhân vật Ron. Điều này được thể hiện rất rõ qua những giọt nước mắt ân hận, ẩn sâu trong lời sám hối muộn
màng của người bố: “Bố có ngờ đâu con lại đi sớm thế này! Tội tình là ở bố hết. Lần nào về bố cũng có ý định đưa con xuống, nhưng rồi bố lại tính toán, lại sợ có con bố lại bỏ bê công tác. Lúc nào bố cũng bận. Lúc nào bố cũng lo bao nhiêu là chuyện. Bố phải làm tròn nhiệm vụ thì sau con lớn lên con sẽ đỡ hổ thẹn với chúng bạn” [26; 222].
Khai thác tình huống tâm lý là một thế mạnh trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh. Trong những tình huống đó, tâm lý nhân vật được soi ngắm nhiều chiều dưới con mắt tinh tế, từng trải và giàu cảm xúc của nhà văn. Một điểm đáng chú ý là nhân vật trong tiểu thuyết của ông xuất hiện không phải là theo cách tự nguyện, theo cách thấm nhuần tư tưởng hay phẩm chất có sẵn. Vẻ đẹp của nhân vật ở đây xuất hiện nhiều khi bất ngờ khi phải đối diện với một tình thế thực tiễn nào đó. Nhà văn đã đặt nhân vật người lính vào những tình huống đó, tâm lý nhân vật được soi ngắm nhiều chiều dưới con mắt tinh tế, từng trải và giàu cảm xúc của nhà văn. Qua những tình huống đó buộc người lính phải bộc lộ nguyên trạng bản chất một cách chân thực nhất. Vì vậy vẻ đẹp của người lính hiện lên một cách khách quan chân thực.