Hiệu quả của việc sử dụng các bối cảnh không gian khác nhau nhau để

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của trung trung đỉnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 108 - 119)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Hiệu quả của việc sử dụng các bối cảnh không gian khác nhau nhau để

nhau để khắc họa nhân vật người lính

Trung Trung Đỉnh là nhà văn mang ám ảnh quá khứ. Ông là nhà văn mặc áo lính, toàn bộ tuổi trẻ của mình đã gửi lại nơi chiến trường. Ký ức về cuộc chiến tranh, cụ thể là cuộc chiến tranh du kích của đồng bào Tây Nguyên là một hành trang không thể thiếu trong sự xâm nhập cuộc sống đời thường của nhà văn “về phố rồi mà tôi vẫn thấy mình bị lạc ở đâu đó”. Dường như lúc nào Trung Trung Đỉnh cũng thấy mình lạc lõng bơ vơ giữa phố phường, những lúc như vậy ông lại quay về với núi rừng với địa hạt chiến tranh quen thuộc với mình. Bởi vậy khi xây dựng hình tượng người lính, Trung Trung Đỉnh thường đặt nhân vật của mình vào những không gian quen thuộc đó là không gian Tây Nguyên, không gian chiến tranh và không gian đô thị thời đổi mới. Đây cũng là một trong những dụng ý nghệ thuật mang lại hiệu quả cao trong việc khắc họa hình ảnh người lính. Bởi chỉ khi đặt người lính vào những bối cảnh không gian khác nhau đó, tác giả đã đưa đến cho người đọc một cái nhìn tổng thể nhất, chân thực và sinh động nhất về hình tượng người lính. Không gian chiến tranh với những khó khăn, gian khổ, khốc liệt nghiệt ngã của cuộc sống chiến trường

là môi trường rèn luyện, thử thách lòng dũng cảm, sự bền gan, ý chí và bản lĩnh của mỗi người lính. Trong không gian chiến tranh ác liệt, nghiệt ngã đó họ đã sống và chiến đấu vì một mục đích lý tưởng cao đẹp là giành lấy hòa bình độc lập tự do. Sau mỗi trận đánh kẻ mất người còn, sự thấm thía về những hi sinh mất mát vì thế cũng trở nên sâu sắc hơn, lắng đọng hơn.

Lịch sử đã khép lại một chặng đường đau thương, dữ dội nhưng vô cùng hào hùng, vẻ vang của toàn dân tộc. Cuộc sống hòa bình mở ra vô số những biến động, quanh co. Nó không hề đơn giản xuôi chiều mà ngổn ngang bề bộn. Trung Trung Đỉnh lại dõi theo những người lính ở cuộc sống mới với không gian đô thị thời cơ chế thị trường. Ở không gian này không đơn thuần là môi trường sống và hoạt động của người lính mà thông qua đó nhà văn muốn khám phá sâu hơn những bi kịch thời hậu chiến mà người lính phải gánh chịu. Bước ra khỏi cuộc chiến tranh, trở về với cuộc sống thời bình, người lính phải đối mặt với gánh nặng cơm áo gạo tiền. Trước sự bung nổ của cơn lốc kinh tế thị trường, họ phải chật vật trong cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn. Không gian đô thị thời đổi mới được tác giả miêu tả với nhiều quan hệ chồng chéo, phức tạp luôn tạo nên một cảm giác ngột ngạt, chật chội khó chịu bởi những toan tính, tranh dành, đố kỵ, bởi sự lên ngôi của thế lực đồng tiền và bởi những bon chen nhọc nhằn của con người trong hành trình mưu sinh vất vả. Ở môi trường đó, những người vừa bước ra khỏi khói lửa chiến tranh, vẫn quen với những chuẩn mực ứng xử trong thời chiến, chưa hề và không thể thích nghi ngay với cái hiện thực phức tạp, gai góc nhiều cạm bẫy. Bởi vậy, họ thấy cô độc, lạc lõng, ngơ ngác với những đổi thay đến chóng mặt trước cơn lốc ào ạt của kinh tế thị trường. Họ không thể hòa nhập với guồng quay hối hả của xã hội. Không ít người đã tụt lại đứng lặng lẽ âm thầm ở bên lề sự chảy trôi của cuộc sống. Không ít người đánh mất đi bản chất tốt đẹp của mình trong hành trình sinh tồn đầy vất vả, nhọc nhằn.

Trung Trung Đỉnh dường như muốn tạo ra sự đối sánh giữa hiện tại và quá khứ. Từ sự đối sánh này, nhiều nghịch lý oái oăm, trớ trêu đã lộ ra rõ nét. Không gian quá khứ mở ra với những khung cảnh núi rừng, chiến trường rộng thì không gian hiện tại lại luôn tạo sự ngột ngạt, bức bí, nói như Nguyễn Khải: “Chiến tranh ồn ào náo động mà lại có cái yên tĩnh, giản dị của nó. Hòa bình yên tĩnh mà chứa chấp bao nhiêu sóng ngầm, bao nhiêu gió xoáy bên trong” [61].

Tiểu kết

Như vậy, tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh có những đóng góp khá nổi bật về hình thức nghệ thuật. Ở mỗi phương diện hình thức như: Xây dựng tình huống, nghệ thuật sử dụng điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian... tiểu thuyết của ông đều có những nét riêng, mới mẻ. Cũng nhờ tiểu thuyết, ông đã biểu đạt được những nội dung cảm xúc, suy tư, trăn trở, những nỗi buồn sâu sắc của mình trước số phận của người lính trong và sau chiến tranh. Ấn tượng mạnh mẽ trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh là nhà văn đã xây dựng thành công những tình huống đặc biệt xảy ra trong những không gian khác nhau. Qua những tình huống, không gian đó buộc người lính đã bộc lộ nhân cách của mình một cách chân thực nhất. Ngoài ra Trung Trung Đỉnh đã rất thành công trong việc kết hợp nhiều điểm nhìn khác nhau khi miêu tả người lính. Chính những điểm nhìn này đã chi phối rất nhiều đến ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật. Đây cũng là một trong những đóng góp của Trung Trung Đỉnh vào việc thúc đẩy sự phát triển của tiểu thuyết nói riêng và của cả nền văn học Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN

1. Người lính là hình tượng trung tâm, xuyên suốt quá trình vận động của nền văn học Cách mạng 1945-1975. Họ là những con người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc thời đại và kết tinh một cách chói lọi phẩm chất cao quý của cộng đồng. Trong những tiểu thuyết trước 1975, người lính đã trở thành hình mẫu lý tưởng, họ như những viên ngọc lung linh không tỳ vết. Nhưng sau 1975, đặc biệt là sau thời kì Đổi mới, người lính đã được nhìn nhận với những nét mới, khác với trước đó. Họ không còn vẻ đẹp nguyên phiến mà đã có sự xen lẫn giữa cao cả và thấp hèn, bóng tối và ánh

sáng... Người lính được khám phá ở những bình diện mới, ở phương diện đời tư, đời thường với những quan hệ đa chiều, phức tạp của cuộc sống. Điều này gắn liền với một quan niệm thẩm mĩ mới của người nghệ sĩ. Xa hơn, nó là kết quả của một hoàn cảnh sáng tạo mới, một bối cảnh lịch sử - xã hội, văn hóa thời hậu chiến và Đổi mới.

2. Trung Trung Đỉnh là một trong những cây bút tiểu thuyết Việt Nam hiện đại gắn bó với đề tài chiến tranh và người lính. Ám ảnh về quá khứ, nhức nhối về bức tranh hiện thực và con người thời hậu chiến, Trung Trung Đỉnh đã lựa chọn và miêu tả trong tiểu thuyết của mình những mảng sáng, tối được nhìn qua lăng kính cá nhân với một tâm trạng day dứt, xót xa hoài nghi đau đớn về thân phận con người. Bức tranh hiện thực ấy gắn với nhu cầu mãnh liệt của nhà văn trong việc nhận thức lại những vấn đề của quá khứ và hiện tại. Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh được nhìn nhận trong cái nhìn đa chiều phức hợp, toàn diện và đầy đủ vẻ gai góc, thô nhám của nó. Trung Trung Đỉnh đã tái hiện lại trung thực những cái chết đau đớn thảm khốc mà người lính thời chiến phải gánh chịu, cả những chấn thương, mất mát, những bi kịch tinh thần dai dẳng. Trở về thời kì hậu chiến, người lính cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách và mất mát, gánh nặng quá khứ mãi đè nặng lên cuộc sống, lí tưởng đổ vỡ, hành trình mưu sinh quá đỗi khắc nghiệt và nhọc nhằn khiến cuộc sống của nhiều người trở thành chuỗi bi kịch.

3. Qua tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh, chúng ta thấy rất rõ ý thức đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật của ông. Hình tượng người lính của ông đã được khắc họa một cách sâu sắc, độc đáo, đậm tính nhân bản. Tiểu thuyết của ông đạt được những thành công trên khá nhiều phương diện nghệ thuật: nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật, khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật qua sự phân tích tâm lý tinh tế và độc đáo... Trung Trung Đỉnh có một giác quan nhạy bén của người nghệ sĩ kiên trì

đi tìm kiếm chân lý, và những trăn trở đầy trách nhiệm của một nhà văn có tâm huyết. Không có sự cách tân thật quyết liệt và táo bạo về mặt thi pháp thể loại, dù vậy, nhà văn vẫn đã tìm được cho mình một lối đi riêng, không thể trộn lẫn. “Lặng lẽ cày xới trên những điều mình cảm, mình nghĩ”, ông để lại tình cảm thâm trầm kín đáo trong những trang viết của mình. Tác phẩm của ông đã thể hiện nỗ lực khẳng định bản ngã trong nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển của tiểu thuyết nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tâm An (2008), “Sống khó hơn là chết, http://www.thvl.vn.

2. Nguyễn Thị Anh (2009), Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí Văn học, (4).

4. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận định và thẩm định, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

5. Yến Anh (2009), “Ngõ lỗ thủng chuyện buồn quá khứ”, http://www.nld.com.vn.

6. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

7. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội

8. Vũ Bằng (1996), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội

9. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975-1995 những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Đoàn Cầm Chi (2005), “Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt Nam đương đại”, http://www.evan.express.net.

12. Trần Linh Chi (2005), Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 - 2000 bước phát triển về tư duy thể loại, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh. 13. Phạm Thị Hồng Duyên (2009), Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh thời kỳ

Đổi mới, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh.

14. Nguyễn Thị Xuân Dung (2004), “Dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh từ 1986 - 1996”, http://www.evan.vnexpress.net.

15. Đinh Xuân Dũng (2001), “Văn học Việt Nam về chiến tranh hai giai đoạn của sự phát triển”, Văn nghệ Quân đội, (4).

16. Đặng Anh Đào (1999), “Tính chất hiện đại của tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học, (4).

17.Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội.

19. Trung Trung Đỉnh (1987), “Suy nghĩ của người trong cuộc”, Văn nghệ Quân đội, (6).

20. Trung Trung Đỉnh (2011), Những người không chịu thiệt thòi, Nxb Văn học, Hà Nội.

21. Trung Trung Đỉnh (2010), Ngõ lỗ thủng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 22. Trung Trung Đỉnh (2010), Ngược chiều cái chết, Nxb Văn học, Hà Nội. 23. Trung Trung Đỉnh (2010), Lính trận, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

24. Trung Trung Đỉnh (2010), Lạc rừng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội

25. Trung Trung Đỉnh (2009), Sống khó hơn là chết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

26. Trung Trung Đỉnh (2010), Tiễn biệt những ngày buồn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

27. Hà Minh Đức (2002), “Những thành tựu của văn học Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới”, Nghiên cứu Văn học, (7).

28. Văn Giá (2004), “Thử nhận diện loại tiểu thuyết ngắn ở Việt Nam những năm gần đây”, http://www.evan.vnexpress.net.

29. Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Thị Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà (2007),

Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, Nxb Hội Nhà văn.

30. Trần Thị Hương Giang, “Bản sắc văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Đam Săn”, http://diendankienthuc.net.

31. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm về con người trong văn xuôi 1986 đến nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Nguyễn Xuân Hải (2008), “Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Những tác phẩm viết từ ký ức”, http://vnca.cand.com.vn.

33. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên - 2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34. Nguyễn Văn Hạnh (1987), “Đổi mới tư duy - khẳng định sự thật trong văn học nghệ thuật”, Tạp chí Văn học, (2).

35. Hoàng Hoa (2000), “Lạc rừng giao thoa không cùng tần số”, Nguyệt san Hà Nội, (55)

36. Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới, Hà Nội.

37. Hoàng Ngọc Hiến (1991), “Những nghịch lí của chiến tranh”, Văn nghệ, (15).

38. Hoàng Thị Thảo (2007), Việc thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 về đề tài chiến tranh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn trường Đại học Vinh.

39. Nguyễn Thị Huệ (1998), Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi Việt Nam từ 1980 - 1986, Luận án Tiến sĩ, Viện văn học.

40. Văn Công Hùng (2007), “Nhà văn “Lạc rừng”,

http://vanconghung.vnweblogs.com.

41. Hoàng Văn Tuyền (1980), Tây Nguyên, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

42. Mai Hương (2006), “Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn xuôi”, Nghiên cứu Văn học, (11).

43. Dương Hướng (2001), Bến không chồng, Nxb Hải Phòng.

44. M. B. Khrápchencô (1985), Sáng tạo nghệ thuật - hiện thực con người, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội.

45. Trần Hoàng Thiên Kim, “Trung Trung Đỉnh viết “ngõ lỗ thủng” để lưu giữ những ngày buồn”, http://www.evan.vnexpress.net.

46. Krishua kripalani (2004), Về những tiểu thuyết ngắn,

http://www.evan.vnexpress.net.

47. Chu Lai (1987), “Vài suy nghĩ về phản ánh sự thật trong chiến tranh”,

Văn nghệ Quân đội, (4).

48. Chu Lai (2002), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Hội Nhà văn.

49. Nguyễn Thị Lan (2007), Hình tượng người lính trong văn học Việt Nam sau 1986, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh.

50. Tôn Phương Lan (1980), “Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975”,

Tạp chí Văn học, (5).

51. Tôn Phương Lan (1994), “Chiến tranh qua những tác phẩm văn xuôi đạt giải”, Tạp chí Văn học, (12).

52. Tôn Phương Lan (1995), “Người lính trong văn xuôi viết về chiến tranh của những nhà văn cầm súng”, Văn nghệ Quân đội, (4).

53. Tôn Phương Lan (2007), “Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết trong bối cảnh giao lưu văn học”, http://www.vienvanhoc.org.vn.

54. Lê Hồng Lâm (2004), “Mười năm trên giá sách văn chương”,

55. Phong Lê (1994), “Văn học nhìn từ yêu cầu đổi mới và vì sự nghiệp đổi mới”, Tạp chí Văn học, (8).

56. Phong Lê (1998), Văn học trên hành trình thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

57. Nguyễn Trường Lịch (2006), “Đôi điều về đổi mới tiểu thuyết trong bối cảnh giao lưu văn hóa”, http://www.evan.vnexpress.net.

58. Trần Linh (2009), “Ngõ lỗ thủng từ tiểu thuyết đến phim”,

http://www.hanoimoi.com.vn

59. Phương Lựu (Chủ biên, 2006), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục. 60. Lê Lựu (1987), Thời xa vắng, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

61. Nguyễn Văn Long (1985), “Văn xuôi sau 75 viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ”, Văn nghệ Quân đội, (4).

62. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và phong cách, Nxb Văn học.

63. Vương Trí Nhàn, “Chiến tranh nhìn qua số phận cá nhân”,

http://vuongtrinhan.blog360.com.

64. Trần Thị Mai Nhân (2007), “Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam giai đoạn 1986 - 2000”, Nghiên cứu Văn học, (7).

65. Bích Ngân, “Khó nhất là giữ mình đừng trượt”, http://vietbao.vn

66. Dương Bình Nguyên (2009), “Sống khó hơn là chết - Trung Trung Đỉnh”, http://www.phuongnambook.com.vn.

67. Phạm Xuân Nguyên (1998), “Người báo động ngõ lỗ thủng”, Văn nghệ, (36).

68. Võ Hồng Ngọc (1990), “Tiễn biệt những ngày buồn”, Văn nghệ, (15). 69. Lê Thành Nghị (2001), “Tiểu thuyết về chiến tranh mấy ý kiến góp

bàn”, Văn nghệ Quân đội, (4).

70. Bảo Ninh (2002), Thân phận tình yêu, Nxb Hội Phụ nữ, Hà Nội.

71. Nhiều tác giả (1991), “Thảo luận về thân phận của tình yêu”, Văn nghệ, (37).

72. Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng 8, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của trung trung đỉnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 108 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w