Hiệu quả của việc phối hợp nhiều điểm nhìn khác nhau để khắc họa

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của trung trung đỉnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 96 - 98)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Hiệu quả của việc phối hợp nhiều điểm nhìn khác nhau để khắc họa

họa nhân vật người lính

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đem lại nhiều biến đổi trong nghệ thuật trần thuật. Từ bỏ sự áp đặt một chiều của chính trị là quan điểm cộng đồng, quan điểm giai cấp, ngày nay người viết có thể đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, đó là sự dịch chuyển điểm nhìn vào nhiều nhân vật để nhân vật tự nói lên quan điểm, thái độ của mình. Luân chuyển điểm nhìn trong tác phẩm là một đặc điểm quan trọng trong trần thuật. Nó thể hiện ở sự triển khai cái nhìn, đan cài, phối hợp luân chuyển các điểm nhìn. Sự thay đổi vai kể, đảo ngược và xen kẽ các tình tiết sự việc không theo trật tự thời gian tạo nên một hiệu quả nghệ thuật mới. Trung Trung Đỉnh khá thành công trong việc phối hợp nhiều điểm nhìn khác nhau trong việc xây dựng nhân vật người lính. Bởi vậy, họ được soi chiếu, nhìn nhận từ nhiều góc độ. Họ không còn là những

viên ngọc lung linh không tỳ vết. Họ không chỉ đơn nhất với lý tưởng sống cho đất nước mà họ được đặt trong mối quan hệ nhiều chiều: tốt - xấu, thiện - ác, cao cả và thấp hèn... Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất khá phổ biến trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh. Người kể chuyện là người trong cuộc trực tiếp chứng kiến các sự kiện, nhập thân vào hoàn cảnh để mô tả, phân tích, lý giải, ghi nhận và bày tỏ thái độ. Xu hướng cá thể hóa điểm nhìn trần thuật được đẩy đến mức cao, có sự luân phiên giữa các điểm nhìn. Chính xu hướng này đã tạo điều kiện cho nhân vật bộc lộ tâm trạng, cảm xúc, cái nhìn của mình trước hiện thực đời sống.

Điểm nhìn trần thuật trong Sống khó hơn là chết cũng di chuyển hết sức linh hoạt, từ nhân vật này sang nhân vật khác. Việc tổ chức điểm nhìn từ nhiều phía đem đến cái nhìn về cuộc sống về thân phận con người và về chiến tranh, người lính một cách chân thực hơn. Trong Sống khó hơn là chết ta bắt gặp hai mạch kể: mạch kể người trần thuật xưng “tôi” và mạch kể của nhân vật Hải. Nhân vật xưng tôi kể lại cho nhà văn nghe về những số phận mà mình đã gặp: Chị Nhài, gã say rượu, và Hải. Tuy nhiên người trần thuật thường xuyên nhập điểm nhìn vào nhân vật: “Chị không biết sợ, thậm chí đêm đêm chị ngong ngóng đợi tiếng gọi nhau, trêu chọc nhau ồm ồm the thé với niềm hi vọng thiêng liêng chọt thấy bóng của con ma men” [25; 49]. Cũng có lúc người kể chuyện tách ra và đưa ra những lời nhận xét “các ngài chìm trong hồi ức trong rượu và trong tha hóa mà các ngài luôn cho phét mình buông thả”. Nhân vật Hải không phải là người phát ngôn nhưng lại là nhân vật kể lại những hồi ức của mình trong quá khứ những ngày chiến tranh với điểm nhìn được di chuyển từ bên trong với dòng hồi ức tâm linh “không hiểu sao trông thấy cái dáng lẻo khẻo của hắn, nghe giọng nói rin rít, the thé liến thoáng vô cùng phản cảm của hắn vào lúc này khiến anh ngập chìm trong mộng mị của ký ức. Một vùng ký ức bi thương thời chiến tranh. Nó chợt lóe

lên như có luồng điện giật mạnh nơi sống lưng rồi nhoáng một cái, trở nên nóng ran đỉnh đầu” [25; 72].

Tiểu thuyết hiện đại với tinh thần gia tăng tính đối thoại, đã thực hiện sự thay đổi tương quan hết sức quan trọng. Vai trò của nhân vật tương quan và bình đẳng với vai trò của người kể chuyện. Trên cơ sở đó Trung Trung Đỉnh đã thành công trong việc sử dụng phối hợp nhiều điểm nhìn khác nhau để xây dựng và khắc họa nhân vật người lính. Nhất là khai thác tối đa trường nhìn của nhân vật. Trong tiểu thuyết của ông, hình tượng người lính được nhìn nhận đa chiều, phức hợp, toàn diện và đầy đủ vẻ gai góc, thô nhám, chân thực và sinh động như nó vốn có. Vì thế những trang viết của ông về người lính bao giờ cũng day dứt hơn, lắng đọng hơn. Đây là một thành công đáng ghi nhận của Trung Trung Đỉnh khi xây dựng và khắc họa hình tượng người lính.

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của trung trung đỉnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w