Cái nhìn chân thực về người lính tham chiến từ hai phía

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của trung trung đỉnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 56 - 64)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1.3. Cái nhìn chân thực về người lính tham chiến từ hai phía

Nếu như năm 1975, các nhà văn miêu tả, thể hiện con người như là đại diện cho cộng đồng, tập thể, thì sau 1975, các nhà văn chú ý đi sâu miêu tả con người ở bình diện đời tư cá nhân, quan tâm nhiều hơn những biểu hiện phong phú đa dạng, con người được nhìn nhận trong mối quan hệ phong phú, phức tạp: quan hệ xã hội, quan hệ đời tư, quan hệ lịch sử, quan hệ đời thường, con người với những niềm vui và nỗi buồn, trong sự phấn khởi và nỗi khổ đau, trong niềm vui và sự hoài nghi chính đáng. Nhà văn qua tác phẩm của mình đã miêu tả con người như một cá thể phức tạp, với số phận riêng tư, với tất cả thế giới nội tâm phong phú, đa dạng. Các nhà văn đi sâu vào miêu tả con người trong sự đa tuyến: cao cả- thấp hèn, tốt đẹp- xấu xa. Trước đây con người được miêu tả là những “viên ngọc không tì vết”, thì nay các nhà văn muốn bổ sung thêm khía cạnh khuyết điểm của con người, những hạn chế, như những phút đớn hèn, đối mạc, phản bội, con người suy nghĩ và hành động ở khía cạnh bản năng... Vì thế trong con người dù mạnh mẽ đến mấy vẫn không tách rời khỏi những phút giây yếu hèn, nhụt chí...

Với một cái nhìn mới về chiến tranh, Trung Trung Đỉnh cho ta thấy một tư duy tiểu thuyết mới mẻ đa diện và dân chủ hơn. Trong tiểu thuyết của mình, nhà văn miêu tả cái anh hùng bên cạnh cái hèn nhát, cái chiến thắng bên cạnh cái chiến bại, cái mất mát, hi sinh, cái đẹp bên cạnh cái xấu xa, bỉ ổi... Ông nhìn nhận chiến tranh thông qua số phận của từng cá nhân cụ thể chứ không để hào quang của số đông che lấp. Khi viết về người lính, Trung Trung Đỉnh đi sâu miêu tả những suy nghĩ và hành động ở góc độ bản năng của con người. Ở đó người lính bộc lộ một cách chân thật nhất, người nhất.

Từ những ngày đầu tiên, Bình - người lính trẻ miền Bắc bị rơi vào một nơi hoàn toàn xa lạ với tâm trạng hoang mang, nghi ngờ và tuyệt vọng. Để hòa nhập và gắn bó với con người mới, vùng đất mới là cả một hành trình đầy gian khổ. Hành trình đầy gian khổ đó đã bộc lộ đầy đủ tính cách, tâm hồn ý chí, nghị lực, lòng dũng cảm và cả những yếu hèn mang tính bản năng nhất của con người.

Trạng thái đầu tiên khi Bình lọt vào nơi ẩn náu của người Bah Nar là một nỗi sợ hãi, một nỗi sợ hãi mang tính bản năng nhất của con người. “Tôi sống trong trạng thái mê muội, u tối và nơm nớp lo sợ... Tôi co rúm người vì kinh hãi... Tôi nằm quay mặt vào vách đá khóc. Tôi khóc cho thân phận khốn khổ của mình... Tôi khóc nhưng lại sợ, nên chỉ co người cố ghìm tiếng nấc... Giống như trong cơn ác mộng. Tôi đã đái ra quần từ lúc nào? [24; 17]. Sau đó nỗi sợ hãi thúc dục sự trốn chạy trong anh. Anh bị bắt và chấp nhận cuộc sống mới và khả năng không thể thích nghi nỗi “tôi cũng được họ cho ăn, nhưng vừa chạm vào môi đã ói”. Đêm đêm, cái đói lại hành hạ người lính trẻ khiến anh nghĩ tới cái ăn và cái uống. Anh đã hành động rất bản năng sau những cơn đói khát và thèm cơm: “tôi lén lấy trộm gạo trong bao cát của mình, nhai sống” [24; 140]. Bình buộc phải thích nghi trong sự dè chừng của sự thủ thế và đối phó nhăm nhăm cố gắng làm sao vui lòng được dân làng. Khi được mời uống rượu cùng dân làng, anh đã cố gắng “Tôi bặm môi hút, lòng tự nhủ có chết cũng phải uống, không thể để họ mếch lòng... tôi cố nuốt cục buồn nôn ấy xuống. Họng tôi chợt nóng như có lửa, trời đất chao đảo, đổ hoa cà, hoa cải xoay chong chóng...” [24; 25]. Là người lính cách mạng, nhưng Bình cũng có những lúc tỏ ra ích kỷ, thực dụng: “tôi nghĩ nhiều đến sự an toàn của cuộc sống phía sau... đôi khi sự lo sợ hoang mang còn trùm lên cả nỗi buồn và cái chết... giờ đây chỉ nghĩ tới sự sống của mình, tôi cảm thấy sướng run lên vì ý nghĩa an phận” [24; 96]. Trung Trung Đỉnh đã để cho nhân vật của mình bộc lộ một cách rất thành thật phần hèn nhát nhất trong con người mình “Đôi

khi tủi phận, tôi lén nghĩ tới cái chết” [24; 121]. Bình tìm cách trốn khỏi đội du kích để tránh những tai họa có thể đến bất cứ lúc nào. Bởi vì anh chưa bao giờ thoát khỏi cảm giác ngờ vực đối với những người du kích mà anh đang buộc phải chung sống. Đó là những suy nghĩ thật nhất, “người” nhất của người lính trong chiến tranh mà nhà văn đã cho nhân vật của mình bộc lộ.

Trong những ngày tháng sống với bà con dân làng, Bình còn có điều kiện tiếp cận không gian văn hóa Tây Nguyên, được hòa mình trong không gian huyễn hoặc đầy quyến rũ của những đêm lễ hội rộn ràng âm vang cồng chiêng. Trong men rượu cần ngây ngất, trong âm hưởng dâng trào cảm xúc của cồng chiêng, chất trai trẻ bồng bột trong Bình nổi dậy, anh và cô gái trẻ BDên đã quấy quýt và suýt gây tai họa cho chính mình và cho cộng đồng. “cái cõi hình như ấy đã giúp tôi và BDên quấn lấy nhau lén lút vượt ra khỏi đống cỏ có những người bạn vô tư ngủ, để vào sâu trong rừng. Hình như BDên còn vơ theo tấm dồ và chúng tôi chẳng còn biết trời đất là gì nữa. Cho tới khi tỉnh lại, hình như tôi đã thành kẻ tội phạm” [24; 118]. Dưới ánh trăng mờ huyền ảo, bên bếp lửa bập bùng, hòa cùng men rượu cần nồng say, những chàng trai cô gái say sưa hát ca, không gian rất đỗi trữ tình đó đã khơi dậy thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong mỗi con người được tỏ bày. Để rồi, với chất nồng say của men rượu và tình cảm bồng bột nhất của anh lính trẻ đã gây nên tội cho bản thân và cộng đồng. “Tôi bị trói cứng trước khi hiểu được đêm qua, tôi là kẻ xấu nhất trong những kẻ xấu. Hơn thế, tôi đã gieo rắc những tai họa cho cộng đồng mà một người Bah Nar nào cũng phải biết” [24; 118]. Lúc này nỗi kinh hoàng choáng ngợp lên toàn bộ trạng thái tinh thần và thể chất anh. Anh còn biết làm gì hơn ngoài việc gục đầu vào rể cây mà khóc. Nhà văn đặt nhân vật vào hoàn cảnh đối nghịch, để anh nhân vật nhìn nhận lại những suy nghĩ, hành động mang tính bản năng của mình một cách thành thực không cần giấu diếm.

Cũng như Bình, Thùy (Những người không chịu thiệt thòi) là một cô gái ngây thơ, trong trắng là một nữ sinh mới rời ghế nhà trường, cô chỉ mơ ước bước vào cổng trường Đại học thế nhưng chiến tranh xảy ra. Bạn bè Thùy nô nức lên đường đi bộ đội. Thùy không thể yên tâm với ước mơ đơn giản của mình. Thùy cũng làm đơn vào bộ đội, Thùy không nghĩ rằng đi bộ đội lại trở thành người lính của binh chủng “dao quắm”. Nhiều lúc Thùy ân hận về sự bồng bột của mình. Những ngày đầu tiên lên Tây Nguyên với bao khó khăn, Thùy đã bộc lộ sự bồng bột, trẻ con của mình bằng những giọt nước mắt trách móc, than thân, tủi phận “Thùy chỉ biết khóc. Nước mắt dễ dàng tuôn ra chỉ vì một con vắt bám vào chân không dám thò tay gỡ. Tiếng khóc bật ra khi thấy chải tóc thấy răng lược giắt vài sợi” [20; 85]. Khi đi làm về nhận được thư nhà, đọc xong cô cũng khóc. Cô thầm trách móc “các chị sao không ngăn Thùy trước để bây giờ Thùy khổ còn động viên nỗi gì” [20; 85]. Trung Trung Đỉnh đã để cho cô gái trẻ bộc lộ một cách chân thành những cảm xúc của cô nữ sinh trong những ngày đầu bước vào cuộc sống gian khổ, ác liệt của chiến trường. Để rồi khi thời gian và cuộc sống chiến trường đã cuốn hút Thùy, quen dần “Thùy không còn là thùy - nước mắt nữa. Đôi bàn tay đã có những vết chai. Nước da có rám đi chút ít. Những cơn sốt rét đối với Thùy không còn là nỗi đe dọa khủng khiếp nữa” [20; 85-86]. Những điều ấy thành kỷ niệm, mỗi lần nhớ lại, Thùy lại thấy hay hay “những giọt nước mắt cũng chỉ hoài phí, không đem lại cho Thùy một niềm an ủi cỏn con nào”.

Trung Trung Đỉnh đi vào những góc khuất của con người bản năng với sự bấn loạn của trí óc khi cái chết cập kề. Đó là tâm sự rất thực của tiếng gào thét đau đớn của người lính bị bỏ quên trong rừng sau trận đánh trong Tiễn biệt những ngày buồn : “Trước khi chết tao đã chửi mày thậm tệ. tao chửi cả tao và cuối cùng thì tao “đ. Mẹ chúng nó, ối giời ơi... đau... đau quá!..!” [26; 334]. Đó là một sự quở trách rất nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa sự thâm sâu, mang tính chất tố tội: “Suốt một tuần lễ lê cái chân què, bò quanh quẩn mãi tìm

chúng mày mà không thấy! Chúng mày có đi tìm tao không? Có à? Thôi thì cứ cho rằng chúng mày có tìm tao, đâu phải là kim mà không thấy? [26; 324].

Sau một khoảng lùi về mặt thời gian con người có thể tĩnh tâm nhìn về quá khứ với một thái độ chân thành và rộng lượng hơn, kết hợp với một không gian thoáng hơn của xã hội đã cho phép con người nhìn thẳng, nói thật mà không bị ràng buộc. Tiểu thuyết viết về chiến tranh hôm nay có điều kiện đi sâu hơn vào cái bình thường, khuất lấp của đời sống và cả thế giới miền vô thức của con người. Số phận cá nhân bước vào đời sống văn học với cả mất mát bi kịch và sự tha hóa suy đồi của tâm hồn nhân cách. Các nhà văn ngoài việc đề cao cái tốt, ca ngợi con người còn phải dấn thân vào đời sống tục lụy, phê phán cái ác, cái xấu dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn. Điều này cho phép các nhà văn được nhìn nhận về hình tượng người lính một cách đa chiều hơn, nhân bản hơn. Bởi khi chiến tranh đi qua, con người đã đủ thời gian để soi xét thì vấn đề đặt ra lại càng mới mẻ, nhiều chiều và trung thực hơn.

Trong văn học viết về chiến tranh ở Việt Nam, các nhà văn mới chỉ nói được một vế đó tâm hồn, là tình cảm, ý chí của quân ta, những người lính chiến đấu anh dũng, với ý chí kiên cường sắt đá không gì lay chuyển được là nguyện hy sinh tất cả cho Tổ quốc, cho dân tộc. Ngoài ra ít quan tâm tới những ước vọng, khát khao cùng nỗi niềm trắc ẩn của những người lính tham chiến. Tình cảm cá nhân được chôn chặt dưới đấy ba lô của người lính ra trận. Còn những người lính bên kia chiến tuyến thường được miêu tả như những cỗ máy làm công cụ chém giết vô hồn, tàn bạo. Trung Trung Đỉnh muốn đi xa hơn, tiến sâu hơn vào thế giới nội tâm của nhân vật để tìm hiểu, lý giải những biến động tinh vi trong tâm hồn của con người. Từ đó, để người đọc có một cái nhìn toàn diện hơn về người lính. Bởi người lính dù ở phía ta hay phía địch thì họ vẫn là con người, họ vẫn có những nỗi niềm trăn trở, với bao ước vọng suy tư của đời sống tâm hồn mỗi cá nhân, họ không thể là một thứ công cụ vô hồn.

Những ngày đầu bước vào đời lính, còn là những anh lính trẻ mới rời ghế nhà trường, tiếng còn đang vỡ ồm ồm, ria mép lún phún, miệng hát nghêu

ngao bài hát nhạc vàng. Đóng quân ở đâu cánh lính trẻ cũng thích cùng mấy cô gái làng hẹn hò tinh nghịch nơi bờ đê, bãi mía chỉ để nói mấy câu vu vơ, cầm tay, chạm vào người nhau để rồi mang những tình cảm rất đẹp ấy làm hành trang trên đường ra trận. Họ bước vào cuộc chiến với hừng hực khí thế với một quan niệm về chiến tranh hết sức đơn giản “Tôi bước vào đời lính cũng như bước ra khỏi lớp học, để rồi lại bước vào một lớp học khác” [24; 62]. Quá khứ và hiện tại luôn đan xen trong suy nghĩ, trong nỗi nhớ nhung. Mặc dù khi ra trận họ đã thề chỉ có một con đường là quyết tử cho Tổ quốc, một sống một chết với quân thù nhưng cũng có những phút giây họ nhận thấy sự yếu hèn trong tâm hồn “tôi khóc, nhưng lại sợ, nên chỉ co người cố ghìm tiếng nấc... giống như trong cơn ác mộng. Tôi đã đái ra quần từ lúc nào?” [24; 17]. Đồng hành với những bước đường hành quân gian khổ là những kỷ niệm, những nỗi nhớ không bao giờ dứt về hình ảnh quê hương, về những kỷ niệm thân thương luôn ẩn hiện trong tâm trí những chàng trai trẻ. Thậm chí những đêm dài không ngủ “tôi trở mình liên tục, tự khuyên không nhớ miền Bắc, không nhớ gì hết nhưng càng cố nó càng trỗi dậy” [24; 129]. “Tôi nhớ nồi canh cua nấu với rau đay, ăn kèm cà pháo giữa trưa hè”[24; 129], nhớ cái rét miền Bắc, nhớ về kỷ niệm tuổi thơ với những trò chơi tinh nghịch bên bờ đê, gốc mạ non, củ khoai nướng vội nuôi chúng tôi lớn dần. Nằm trên võng là đầu óc tôi lại nhớ về hậu phương “Nhớ hơn cả vẫn là thầy u và gia đình tôi... nhớ về em Nụ “đôi mắt nụ sắc như dao cau. Hai má em lúc nào cũng ửng hồng mòng mọng... chúng tôi yêu nhau say đắm, yêu ngày, yêu đêm. Em hẹn hò tôi ra ruộng mía chân đê, chỉ để nắm tay nhau” [23; 125]. Tất cả những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm đó bỗng chốc hiện về trong trí nhớ của người lính trẻ. Thậm chí nhiều lúc Bình phải nhờ đến những ký ức để xoa dịu nỗi sợ hãi. “Tôi cố chuyển hướng những nỗi lo sợ vượt ra khỏi mặc cảm để trở về với những kỷ niệm thời trai trẻ, hy vọng nó vực tôi ra khỏi tình cảnh mà tôi đang mắc phải”. Với những người lính trẻ, cách hữu hiệu nhất để quên đi nỗi sợ hãi trước mắt

là thả hồn mình theo ký ức, trở về với những kỷ niệm nơi quê hương. Trung Trung Đỉnh cố gắng tạo nên một sự đối lập giữa cái ác liệt, hiểm nguy gian khổ và tình cảm lãng mạn mộng mơ của người lính nhằm xoa dịu bớt nỗi đau, nỗi đắng cay của người lính, tiếp thêm sức mạnh, làm mềm đi những cánh rừng bom đạn, làm giảm đi sự khốc liệt của chiến trường. Đằng sau sự đối lập đó, người đọc càng hiểu hơn về đời sống tinh thần của người lính trẻ.

Với cảm quan của người trong cuộc và một cây bút nhạy cảm, nhà văn đã có một cái nhìn đầy tính nhân văn, giàu tình yêu thương, vị tha đối với đồng loại. Đặc biệt là cái nhìn nhân ái, vị tha và thấu hiểu để phát hiện đời sống tinh thần của những người lính tham chiến phía bên kia chiến tuyến. Khi bị bắt làm tù binh, Kon-lơ tìm mọi cách để được sống, hòng thoát được khỏi cuộc chiến. Anh đã tỏ ra hết sức chân thành luôn cố gắng hoàn thành mọi công việc mà nhóm du kích giao, dù đó là những việc nặng nhọc nhất, dù khó khăn nhất. Anh buộc phải thích nghi với hoàn cảnh mới. Đi chân đất, mang gùi, học tiếng nói của người dân tộc, anh buộc phải gia nhập cộng đồng, ăn một cách ngon lành lá sắn và cà đắng “Hắn phải đi chân đất và lưng trần đào hầm. Có lẽ công việc mà hắn say sưa nhất chính là cầm xẻng. Hắn trở đầu xẻng cuốc đất vừa khỏe vừa thành thạo không ai có thể theo kịp. Mỗi lần có tiếng rít của đạn pháo và tiếng nổ gần, Kon-lơ cố kìm chế nỗi sợ bằng cách hùng hục làm” [24; 65]. Kon-lơ mãi miết làm việc để quên đi nỗi lo sợ về cái chết có thể đến bất cứ lúc nào và anh đã đạt được mục đích của mình. Anh đã

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của trung trung đỉnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w