Người lính với những ám ảnh quá khứ nặng nề

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của trung trung đỉnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 68)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2.2. Người lính với những ám ảnh quá khứ nặng nề

Chiến tranh kết thúc, đất nước ngập tràn niềm vui, nhưng niềm vui sau chiến thắng cũng nhanh chóng qua đi, con người phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn, thử thách của thời kỳ hậu chiến. Cuộc sống thời bình không hề giản đơn, bình lặng xuôi chiều mà đầy những phức tạp chấn động riêng của nó. Những người lính trở về sau chiến tranh, mỗi người một hoàn cảnh, một số phận. Sự ngỡ ngàng chới với không thể và không kịp thích nghi với cuộc sống bộn bề hôm nay và tâm lý chung của hầu hết những người vừa đi qua những năm tháng dài và khốc liệt của chiến tranh. Họ luôn sống trong nỗi ám ảnh, những day dứt trăn trở về quá khứ, về chiến tranh đè nặng lên thân phận. Đồng hành giữa hai mảnh đời quá khứ và hiện tại, họ tìm về dĩ vãng như là một sự cứu rỗi cho lòng mình giữa ngổn ngang, bộn bề của cuộc sống đời

thường. Họ là những nạn nhân may mắn sống sót trở về sau chiến tranh, nhưng họ lại là nạn nhân khốn khổ của thời kỳ hậu chiến. Sau chiến tranh đã để lại những ký ức bi thương, những vết loét không bao giờ liền sẹo, con người hướng về quá khứ với sự giằng xé nội tâm đầy đau khổ.

Xoay trong Tiễn biệt những ngày buồn là một người lính đã từng tắm mình trong sự thử thách nghiệt ngã của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Trở về đời thường anh lại lao vào cuộc chiến sinh tồn trong cơ chế bao cấp đang chuyển mình. Công việc chính của anh là viết sách, nhưng đồng nhận bút bọt bèo không đủ cho anh trang trải cuộc sống, nhất là khi vợ anh đang mang thai đứa con đầu lòng. Chính vì vậy ước mơ viết cuốn sách “Mười tám người lính hỏi tội” để trả nợ bạn bè, đồng đội những người đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương đã bị gác lại, nhường chỗ cho lo toan việc cơm áo gạo tiền và những lo toan vặt vãnh khác. Thế nhưng, là một người lính đầy ý thức danh dự, đầy tinh thần trách nhiệm, cũng là người nặng tình nặng nghĩa, anh luôn dằn vặt bởi lời hứa viết cuốn sách về số phận và cuộc đời của những đồng đội đã hi sinh. Anh đã rơi vào bi kịch cuộc đời mình. Bi kịch giữa ước mơ hoài bão, hiện thực trần trụi của cuộc sống và đặc biệt hơn đó là bi kịch của gánh nặng về quá khứ.

Bi kịch ấy của Xoay được biểu hiện qua những giằng xé nội tâm của người bị cuộc đời dồn đến chân tường. Hằng đêm anh phải đối diện với thế giới huyền ảo của ký ức, sự phán xét của tòa án lương tâm. Anh sống chập chờn ẩn hiện của quá khứ và hiện tại, với những dằn vặt day dứt trong thế giới tâm linh “nhất định anh sẽ viết, ít nhất là một cuốn về mười tám thằng bạn, mười tám cuộc đời, mười tám cái chết” [26; 198]. Hơn mười năm lùi lại, cuộc chiến tranh ấy vẫn còn ám ảnh anh và những ngày tháng chiến đấu bên đồng đội thân yêu đã giúp anh nhìn nhận cuộc chiến “bình tĩnh hơn, khắc nghiệt hơn”. Sự hi sinh và hi vọng của đồng đội với anh không cho phép anh nhìn nhận chiến tranh đơn giản, một chiều. Anh lạc vào ký ức với những tiếng nói

tiềm thức mơ hồ “một tiếng nói vang lên trong tiềm thức rồi sau đó là những tiếng nói khác chen vào” [26; 322], và sự phán xét của “những khuôn mặt thân quen với những cái nhìn nghiêm khắc đang chĩa vào anh” [26; 322]. Đó là những lời tố tội, những lời trách móc của đồng đội “Mày phải bình tĩnh nghe tao nói! Mày còn nhớ không, đêm ấy, trước khi vào ấp, tao còn kể cho mày nghe cuộc cãi lộn giữa tao và thằng Chính, huyện ủy viên, vì hắn ra lệnh cho tổ chúng mình phải giết ông Huỳnh Đắc liên gia trưởng. Tao lấy làm lạ là ông Đắc tuy làm liên gia trưởng, nhưng lại làm cơ sở cho ta, vì sao mà hắn ra lệnh giết? tao đề nghị hắn điều tra lại, hắn bảo tao tả khuynh. Thực chất hắn muốn giết ông Đắc để bịt đầu mối... Hắn lấy máy khâu, lấy vải của nhân dân, bán cho anh em chủ lực, tiền đút túi, rồi hắn ra lệnh giết người ta! Có đúng thế không? Vậy mà sau khi vạch mặt hắn ra, hắn có bị kỷ luật không? Không a? hắn được điều về tỉnh a? [26; 322-323]. Và cả những lời trách móc, gào thét của đồng đội khi bị bỏ quên trong rừng sau trận đánh “Suốt một tuần lễ lê cái chân què, bò quanh quẩn mãi tìm chúng mày mà không thấy! Chúng mày có đi tìm tao không? có a? thôi thì cứ cho chúng mày có đi tìm, nhưng tao đâu phải là kim mà không thấy?... mày nên nhớ rằng cái chết của chúng tao không nhằm xây cho riêng mày cái lâu đài vinh quang!” [26; 324-325].

Hằng đêm Xoay vẫn phải sống trong cái thế giới chập chờn ẩn hiện, quá khứ, những đồng đội hiện về trách móc, nhắc nhở anh: “Nếu mày có viết thì phải viết cho trung thực. Trung thực là phải dám nhìn thẳng vào sự thực, nói sự thực, mà sự thực thì bao giờ cũng có nhiều mặt chứ không phải sự thực một chiều... Chúng tao hi sinh vì Tổ quốc, vì Nhân dân, chứ không phải vì quyền lợi của bọn cơ hội” [26; 322-327]. Bởi “chiến tranh bẩn thỉu hơn tất cả mọi trò bẩn thỉu mà con người nghĩ ra! [26; 326]. Qua những lời kết án của đồng đội, quá khứ ký thác vào Xoay. Những cái chết hiện lên khắc nghiệt trong la hét của sự đau đớn. Các đồng đội của Xoay tìm về trong giấc mơ, vạch mặt chỉ tên và “chất tất cả những gánh nặng của chiến tranh lên thằng

bạn may mắn còn sống sót” [26; 325]. Dẫu biết rằng, đồng đội anh cũng hiểu hơn ai hết nỗi khổ của người bạn may mắn sống sót, chưa dứt ra được những lo toan thường nhật, gánh nặng cơm áo gạo tiền, công cuộc mưu sinh vất vả “mày chưa đủ sức vượt qua những khát vọng của mày. Mày chưa đủ điều kiện để nắm bắt nó và chính vì thế mà mày luống cuống. Cuộc sống thường ngày đã cuốn mày đi, thậm chí có lúc mày không còn biết nên xoay xở thế nào” [26; 326]. Xoay luôn sống trong sự giằng xé nội tâm đầy bi kịch giữa ước mơ, khát vọng “sống” và “viết” để hoàn thành trách nhiệm với những người đồng đội đã ngã xuống và hiện thực đầy khắc nghiệt của cuộc sống. Quá khứ và những mộng mị tràn lấp trong cõi thâm sâu khiến cho Xoay cảm thấy như “có vật gì đó chích vào tim anh đau nhói” [26; 329]. Nhưng cũng chính điều đó đã thúc đẩy anh đến với sự lựa chọn cao đẹp trong nghề nghiệp của mình.

Tiểu thuyết Sống khó hơn là chết là những mảng ghép đan xen giữa quá khứ và hiện tại, của nỗi ám ảnh chiến tranh, về những gánh nặng quá khứ, của nỗi đau thân phận người nghèo khổ nay đây mai đó cả khi không còn chiến tranh. Trong tiểu thuyết, tác giả đã để cho nhân vật tự nói lên tiếng nói day dứt, những suy nghĩ đau xót của mình. Tiếng nói của những phận người chịu quá nhiều cay đắng cứ như những con sóng xô mãnh liệt vào thác ghềnh của cảm xúc “Ôi nhân cách! Nhân cách! Con người đã tìm cách thiêu hủy nó, tôn tạo nó trong binh lửa của những cuộc chiến tranh” [25; 43]. Tiếng nói bất lực của nhân vật trước thế giới người với những “kẻ có tiền thì mơ ước có nhiều tiền hơn, nhưng không thoát khỏi bị kẻ nhiều tiền hơn mình lừa lọc. Kẻ có ít tiền khao khát việc làm, khao khát miếng ăn, có việc làm, có miếng ăn rồi, họ tiếp tục khao khát tiền bạc giàu sang và quyền lực” [25; 43]. Nhà văn ấy cũng đã từng là lính, khi trở về với cuộc sống thực tại, với số phận con người, những thủ đoạn làm ăn, những cuộc tình chớp nhoáng, lối sống thực dụng luôn làm nhà văn day dứt trăn trở. “Như một người mê sảng, anh ta lẩm bẩm

những lời than vãn. Ta là bạn bè của những người cùng khổ. Ta sống giữa họ. Vì sao ta không thể hiểu hết họ? Vì sao?” [25; 46].

Các nhân vật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh lúc nào cũng sống hai chiều thời gian: quá khứ và hiện tại. Quá khứ luôn ám ảnh triền miên, nên ngay khi trở về với cuộc sống thực tại, họ thấy bơ vơ, lạc lõng. Vì vậy mà “về phố rồi mà tôi vẫn thấy mình lạc lõng”. Với Trung Trung Đỉnh dường như quá khứ luôn là sự ám ảnh ghê gớm nhưng nó cũng là nơi bình yên nhất cho sự trở về của mỗi khi con người bế tắc, hoang mang. “Thoát chết về được không có nghĩa là thoát khỏi cuộc chiến”. Cuộc chiến đấu này sẽ không kém phần gay go quyết liệt, trên mặt trận đó người lính một lần nữa phải chấp nhận sự hi sinh mất mát để tìm lại chính mình. Với họ quá khứ là một phần không thể tách rời, chạy trốn quá khứ có nghĩa là từ bỏ chính mình.

Cuộc sống thời hậu chiến đã đặt người lính trước những thử thách vô cùng khốc liệt. Trong cái dòng chảy hối hả đó, bằng dòng hoài niệm trở về với ký ức sẽ giúp họ vượt qua biết bao cám dỗ của đời thường để khẳng định phẩm chất của người lính. Quá khứ là điểm tựa, là nơi cứu rỗi linh hồn, là sợi dây để níu giữ con người hiện tại đầy bất trắc. Tuy nhiên, cái gánh nặng quá khứ đó cũng trở thành nỗi ám ảnh đè nặng lên thân phận người lính khiến họ gặp không ít bi kịch trong cuộc sống. Đi vào khám phá những góc khuất trong tâm hồn của người lính, Trung Trung Đỉnh đã khẳng định một cái nhìn nghiêm khắc chân thực không hề né tránh sự thực.

Tiểu kết

Có thể thấy những đóng góp về cái nhìn nghệ thuật về người lính trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh là không nhỏ. Lịch sử dân tộc đã khép lại một chặng đường đau thương, dữ dội nhưng vô cùng hào hùng, vẻ vang của toàn dân tộc. Chiến tranh đã đi qua nhưng tổn thất, mất mát của nó thì không thể mai một được, vẫn còn đó những nỗi đau vô hình âm thầm, lặng lẽ, giằng xé trong sâu thẳm cõi lòng. Trung Trung Đỉnh không ngần ngại cày xới, lách

ngòi bút vào những tầng vỉa mới khi nhìn nhận về chiến tranh và người lính trong một cái nhìn trầm tĩnh, khách quan, giàu tình yêu thương con người. Hình tượng người lính được thể hiện và khám phá từ nỗi đau mất mát không chỉ trong chiến tranh mà cả sau chiến tranh. Vì thế những trang viết của ông lắng đọng, thâm trầm, sâu sắc, giàu tính nhân văn cao cả. Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh đã thực sự để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.

Chương 3

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TRUNG TRUNG ĐỈNH 3.1. Khắc họa nhân vật trong những tình huống tâm lý

3.1.1. Khái niệm tình huống

Tình huống là yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm tự sự. Tình huống hay tình thế (Situation) theo Nguyễn Minh Châu đó là sự tác động qua lại giữa con người và hoàn cảnh. Những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra truyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng. Có những nhà văn lại cố tình đưa nhân vật của mình vào những va chạm bình thường hàng ngày, những tình thế giao tiếp hàng ngày ai cũng đã có nhiều lần trải qua và cái tình thế xảy ra lại làm nằm trong tâm trạng, tính cách con người.

Tình huống là những thời khắc (hay khoảnh khắc) tiêu biểu có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống con người tại thời khắc đó con người có cơ hội châu tuần lại, gắn kết với nhau (mà trước đó họ vốn xa lạ với nhau). Lúc này, cái bản chất trong quan hệ giữa cái tính cách nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh được bộc lộ một cách rõ rệt. Tình huống thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.

Tình huống có vai trò quan trọng trong tác phẩm. Sự nỗ lực tìm tòi, sáng tạo để tạo nên những tình huống truyện khác nhau đã làm nên đặc trưng riêng cho nhà văn trên con đường chiếm lĩnh hiện thực đời sống. Nhà văn nhạy cảm và có tài cần phải biết phát hiện các tình thế đời sống và tái tạo nó thành các tình huống. Nghĩa là: cần phải đặt nhân vật của mình vào những tình huống nhất định mà trong đó “một tính cách nhất định được thể hiện ra một cách đầy đủ và thích hợp nhất”.

3.1.2. Một số tình huống khắc họa tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh của Trung Trung Đỉnh

Nhân vật tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh thời kỳ Đổi mới đa phần có nội tâm phong phú, thể hiện sự trắc trở trong cuộc đời. Đa số nhân vật được tái hiện trong chiều sâu tâm trạng và sự đứt gãy của dòng ý thức nhân vật. Bên cạnh đó nhà văn rất chú ý đến việc đặt nhân vật và những hoàn cảnh, tình thế bất ngờ để thử thách nhân vật, buộc nhân vật phải bộc lộ bản chất nhân cách một cách chân thực nhất. Có thể nói, dạng tình huống phổ biến nhất trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh là dạng tình huống tâm lý. Trên những khảo sát cụ thể, chúng tôi tạm phân ra hai dạng tình huống tâm lí khá đặc biệt sau đây trong tiểu thuyết của ông.

Tình huống “lạc rừng”

Miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật nhằm thể hiện quá trình thay đổi trong nhận thức là một thế mạnh trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh. Trong tiểu thuyết Lạc rừng, Trung Trung Đỉnh đã thành công khi xây dựng được tình huống “lạc rừng” của nhân vật chính. Nhà văn có điều kiện khám phá sâu hơn đời sống tâm hồn cũng như nhân cách, bản lĩnh, những diễn biến tâm lí rất người của người lính. Câu chuyện kể về một người lính bị lạc trong cánh rừng Tây Nguyên được kể lại một cách chân thành. Nó giống như một câu chuyện cổ tích xa xưa mà hiện đại.

Lần đầu ra trận, Bình, nhân vật chính của câu chuyện, đã bị địch phục kích và bị lạc vào cộng đồng dân tộc Ba Nar. Sự khủng khiếp, khắc nghiệt của chiến tranh đã làm cho anh tân binh đi từ sự ngạc nhiên đến sợ hãi, hoang mang, lo sợ, nó khác xa về những gì mà anh tưởng tượng về chiến trường. Tình huống oái oăm này đã giúp anh lính cảm nhận rõ hơn về chiến tranh với đầy đủ những thử thách bất ngờ. Có lẽ Bình còn quá trẻ để hiểu hết những khó khăn ác liệt của cuộc chiến nên anh đã bộc lộ hết sức chân thành những suy nghĩ, cảm nhận của mình.

Khi bị rơi vào hoàn cảnh trớ trêu đó, Bình đã mang một tâm trạng hoang mang, lo sợ, nghi ngờ và tuyệt vọng. Một nỗi sợ hãi bản năng của người chưa từng va chạm với cuộc sống. Nỗi sợ hãi biểu hiện qua cử chỉ, hành động: “Tôi

nằm quay mặt vào vách đá, khóc… Tôi khóc, nhưng lại sợ, nên chỉ co người, cố ghìm tiếng nấc. Càng ghìm nén, hính như tiếng nấc càng bật ra to hơn… chưa bao giờ tôi cảm thấy cô đơn, tủi thân đến chừng ấy” [24; 17]. Anh tìm cách thoát thân nhưng lại không thành, trong tình thế đó anh buộc phải chấp nhận cuộc sống mới với trạng thái mê muội, u tối và nơm nớp lo sợ. Việc hòa nhập, gắn bó mật thiết với những cộng đồng người nơi đây là cả một hành trình gian khổ. Hành trình gian khổ đó ghi dấu ấn quá trình thay đổi trong nhận thức của anh. Nhân vật đã trải qua những tình huống, diễn biến tâm lý phức tạp có ý nghĩa thử thách. Tâm hồn người Ba Nar giản dị hồn nhiên nhưng cũng có những quy định, những tập tục riêng về niềm tin và sự chân thành. Bằng nghị lực của mình đã giúp Bình vượt qua được thử thách về mặt thể xác.

Tình huống đầu tiên, để được chấp nhận là thành viên của cộng đồng, Bình đã phải “giật phanh cúc áo, ưỡn ngực, dí gộc củi đỏ nhòe vào da thịt

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của trung trung đỉnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w