Sự chi phối của điểm nhìn đến ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của trung trung đỉnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 87 - 96)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Sự chi phối của điểm nhìn đến ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật

3.2.3.1. Sự chi phối của điểm nhìn đến ngôn ngữ trần thuật

Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học, là công cụ sáng tạo của nhà văn. Khi cầm bút sáng tác, một trong những điều nhà văn quan tâm trước nhất của nhà văn chính là ngôn ngữ. “Ngôn ngữ là nơi giao hòa của các dấu hiệu nổi bật nhất diễn đạt phong cách của nhà văn. Là nơi biểu hiện một cách tập trung những nét cá tính độc đáo trong sáng tạo của độc giả”. Riêng với thể

loại tiểu thuyết, ngôn ngữ mang tính tham chiến rất cao so với các thể loại khác. Vì thế các nhà tiểu thuyết có thể vận dụng hết khả năng để từng câu chữ trong tác phẩm có thể đạt đến mức biến ảo, cuốn hút. “Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác” [33; 215].

Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học không xa lạ gì với con người, bởi nó là sự khúc xạ của ngôn ngữ đời sống. Tuy nhiên đây là thứ ngôn ngữ đã được chọn lọc, được sắp xếp và được cách điệu hóa theo ý muốn chủ quan của người nghệ sỹ. Rõ ràng việc xây dựng ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt ở tiểu thuyết có một ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra những tiếng nói khác nhau. Trong giới hạn luận văn, chúng tôi tập trung khảo sát đặc điểm ngôn ngữ nhận vật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật” [33; 214]. Trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh luôn có sự kết hợp hài hòa nhiều tiếng nói khác nhau. Biểu hiện rõ nhất là: đối thoại, độc thoại nội tâm, độc thoại mang tính đối thoại... Trong đó, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại biểu hiện trong các tiểu thuyết với tư cách là đối tượng miêu tả.

Đối thoại là phương thức nghệ thuật được tác giả sử dụng hiệu quả trong tiểu thuyết. Thông qua đối thoại nhà văn khái quát những đặc điểm tính chất của hình tượng nghệ thuật, đồng thời đặt ra những vấn đề mang tính xã hội. Qua những lời đối thoại, các nhân vật bộc lộ bản chất của mình đồng thời thể hiện quan điểm của mình về thế giới và con người. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh không độc thoại một chiều mà nó mang tính đối thoại. Đó là cuộc đối thoại giữa hai nhân vật và sau mỗi cuộc đối thoại bao giờ cũng bật ra những suy nghĩ, cách ứng xử của các nhân vật.

Trong Sống khó hơn là chết diễn ra rất nhiều cuộc đối thoại giữa nhân vật đồng tiền với nhà văn, giữa Hải với nhân vật đồng tiền. Đồng tiền là người bạn tri ân, đồng thời cũng là đối tác khơi mào cho những tranh cãi, lý

sự gay gắt của nhà văn để vạch trần và mổ xẻ bản chất của sự việc. Đồng tiền luôn là người kể lại những câu chuyện mà hắn chứng kiến và cùng với nhà văn tranh luận để đưa ra quan điểm của mình về thân phận, lương tri, lòng tốt, tính chân thực và lương tâm của con người. Sau mỗi lần đối thoại mỗi nhân vật như tỉnh ngộ, nhận thức rõ hơn về con người. Đôi khi cuộc đối thoại cũng trở nên quyết liệt :

“- Ta không chịu dừng lại ở đây đâu, hỡi đồng tiền mạt vận!”

“Ô hô! Tôi mà lại là đồng tiền mạt vận ư? Hãy nhìn tôi lại đi, hỡi con người khốn khổ kia... Ngài nên nhớ sự từng trải của ngài chưa thấm vào đâu đâu so với những bạn đồng ngũ... Các người hãy nhìn lại đồng hồ đi. Hôm nay là ngày bao nhiêu và là tháng mấy của năm hai ngàn lẻ mấy? thời gian đã kéo căng các người từ thuở phăm phăm cầm súng vào chiến trường, mưa mặc mưa, gió mặc gió mấy tháng trời lội bộ trên đỉnh Trường Sơn, xông vào bom đạn, thức trắng năm đêm thậm chí mười đêm là chuyện thường... Rồi các người là những người lính trong đoàn quân chiến thắng trở về với những ước vọng lớn, những đam mê trong trắng, những vật vã quên mình nhưng các người khựng lại vì bức tường đá cơ chế. Các người coi thằng thể xác chỉ là con lừa, chỉ là con ngựa thồ, thồ cái túi tinh thần, cái túi lý trí tù đọng lại còn bị chia làm hai ba ngăn, vậy mà các người cũng hung hăng xông vào mơ ước và khát vọng thêm một lần nữa. Và các người lại vấp, lại nhụt chí” [25; 144].

Trong Tiễn biệt những ngày buồn là cuộc đối thoại của các nhân vật trong cuộc hành hương tìm lại chính mình. Họ đối thoại, tranh luận với nhau về lòng tốt:

- “Anh không được nói về anh Tín như thế! Anh Tín không xấu như anh nghĩ đâu.

- Thế có nghĩa là cô yêu nó?

- Anh không nên nghĩ rằng anh cứu thoát em khỏi vòng vây, rồi anh muốn em thế nào cũng được. Cả anh Xoay nữa, em nói thật, các anh là những người cực tốt. Mấy năm nay em bị lòng tốt các anh bao vây đến ngột ngạt rồi. Hãy để cho em được sống” [26; 349].

Đó là cuộc đối thoại giữa Sương với Luân, cho ta thấy cái thời tồn tại cái lòng tốt đầy trách nhiệm chung chung đã lỗi thời rồi. Con người giờ đây phải sống và tự chịu trách nhiệm trước hành động của chính mình. Như vậy thông qua cuộc đối thoại giữa các nhân vật nhà văn có thể đi sâu vào khám phá đời sống tâm hồn của các nhân vật. Xuất phát từ điểm nhìn nhân vật, nhà văn sáng tạo ra ngôn ngữ đối thoại sắc sảo, qua đó cho thấy nhà văn có tài mổ xẻ phân tích chiều sâu tâm lý và tính cách của nhân vật.

Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại, Trung Trung Đỉnh còn sáng tạo ra thứ ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm cũng là phương thức được sử dụng khá phổ biến trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh. Độc thoại nội tâm là kiểu độc thoại thầm mô tả suy nghĩ, cảm xúc của con người trong một mạch nguồn nhất định. Độc thoại nội tâm là khu vực ngôn ngữ nhạy cảm nhất, là nơi lý tưởng để nhân vật có thể nói lên những suy tư sâu kín, những góc khuất trong tâm hồn mình. Đó là lời âu yếm nhưng chứa nhiều tâm sự của Xoay: “Phương ơi, Con ngủ rồi ư? Mai này con lớn, việc đầu tiên bố dạy con, không phải cái gì cao xa đâu. Con hãy nhớ rằng, đối với một cô gái không nên tềnh toàng, không nên một tý nào con ạ” [26; 263]. Hay giọt nước mắt ân hận, ẩn sâu trong lời sám hối muộn màng của người bố: “Bố có ngờ đâu con lại đi sớm thế này! Tội tình là ở bố hết. Lần nào về bố cũng có ý định đưa con xuống, nhưng rồi bố lại tính toán, lại sợ có con bố lại bỏ bê công tác. Lúc nào bố cũng bận. Lúc nào bố cũng lo bao nhiêu là chuyện. Bố phải làm tròn nhiệm vụ thì sau con lớn lên con sẽ đỡ hổ thẹn với chúng bạn” [26; 222].

Trung Trung Đỉnh là nhà văn luôn có ý thức khám phá thế giới bên trong của nhân vật. Ông đã vận dụng linh hoạt điểm nhìn bên trong, điểm nhìn xuyên qua nhân vật, do đó ông đã phát huy tối đa biện pháp độc thoại nội tâm ở hầu hết tác phẩm của mình. Miêu tả quá trình phát triển tâm lý của con người được xem là nhiệm vụ khó khăn nhất của người viết tiểu thuyết.

Nhân vật trong tiểu thuyết của Trung Trung đỉnh có đời sống nội tâm phức tạp. Bởi vậy thông qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm cái thế giới nội tâm của con người với tất cả hoài bão ước mơ được bộc lộ một cách chân thực, sinh động và sâu sắc nhất. Bằng độc thoại nội tâm Trung Trung Đỉnh đã cho ta thấy những trắc ẩn, lo toan, sự đấu tranh dằn vặt trong cuộc đời mỗi nhân vật.

Trong Sống khó hơn là chết độc thoại nội tâm diễn ra không chỉ là độc thoại trực tiếp mà qua dòng hồi tưởng của nhân vật. Rất nhiều câu chuyện được kể lại qua dòng ký ức. Đó là những dằn vặt suy nghĩ trước những vấn đề mà nhân vật chứng kiến. Khi nghĩ đến chị Nhài tội nghiệp đáng thương “có lẽ lâu rồi bà mới có tài khoản đáng kể như thế. Những giọt nước mắt rơi xuống tôi, khiến toàn thân tôi run lên. Giá tôi có thể biến thành một trăm một ngàn tờ. Nhưng làm thế nào được khi tôi là tiền lẻ của người này, vừa là tiền chẵn tài khoản lớn của người khác” [25; 32]. Sự thất vọng khi nghĩ về lòng tham của con người đã nhiều lần đồng tiền phải tự thốt lên với chính bản thân mình: “Nếu tôi biết nói, biết kêu, hẳn tôi đã kêu to lên rằng, con người các ngươi tệ bạc quá! Các người lừa nhau từng miếng để rồi tự lừa đảo cả chính mình” [25; 41].

Độc thoại nội tâm có vai trò là phương thức chủ yếu trong nghệ thuật trần thuật của Trung Trung Đỉnh. Nó trở thành một phương tiện nghệ thuật hiệu quả trong quá trình con người tự nhận thức: “Thế còn cậu là ai? Hảy tự hỏi mình. Ta là tổng hòa các mối mâu thuẫn của các người. A ha! Lắm lời! Điên loạn và mụ mị, không đầu không cuối. Ba sáu tuổi vài lần yêu lần nào cũng tan vỡ... Hâm! Ba sáu tuổi đã từng tham gia chiến đấu ở chiến trường đánh Mỹ... Các vết thương ở vai, ở ngực và ở đầu vẫn thường nhắc nhở khi chuyển thời tiết... Phải nhớ lấy! Phải luôn luôn nhớ lấy và anh không được chểnh mảng quên rằng, bên trong cái túi Tinh thần bùng nhùng của anh vẫn còn tôi - anh chàng Lý trí” [25; 79-80].

Với những dòng độc thoại nội tâm triền miên của nhân vật, thế giới nội tâm của nhân vật được hiện lên chân thực đan xen giữa quá khứ và hiện tại.

Phần quá khứ ám ảnh rất lớn, nó chi phối cách nhìn hiện tại. Chiến tranh, đồng đội, thân phận con người và cả lối sống hiện tại với những cuộc tình chớp nhoáng đều diễn ra trong tâm hồn nhân vật để nhận thức và lý giải. Sự đan cài quá khứ và hiện tại với những suy tính đời thường và hiện thực làm cho nhân vật bộc lộ mình một cách chân thật, đầy đủ nhất.

Trung Trung Đỉnh đã thành công trong việc sử dụng điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn bên trong giúp cho nhà văn đi sâu vào thế giới bí ẩn của con người, nhà văn đã khái quát được những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của cuộc sống. Đây chính là những thành công đáng ghi nhận của nhà văn Trung Trung Đỉnh trên quá trình tìm tòi thể nghiệm nhằm mục đích cách tân về hình thức diễn đạt, về nghệ thuật ngôn từ để tiến gần hơn với những đổi mới và cách tân trong tiểu thuyết.

3.2.3.2. Sự chi phối của điểm nhìn đến giọng điệu trần thuật

Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của văn học. Bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng có một giọng điệu riêng của nó. Giọng điệu thực chất là “Thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [ 33; 134]. Nó phản ánh lập trường, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả trước các hiện tượng của đời sống.

Giọng điệu trong tiểu thuyết được biểu hiện ở nhiều cung bậc. Có khi giọng điệu trung thành với tâm hồn nhà văn, có khi giọng điệu không trùng khít với nhịp tâm hồn của nhà văn. Đó là biểu hiện của sự chuyển đổi, sự tung hứng các giọng điệu của một chủ thể trần thuật trong những phút sáng tạo ngôn ngữ thăng hoa. Giọng điệu xuất phát từ cảm hứng sáng tạo của nhà văn. Có thể thấy mỗi thời đại, mỗi giai đoạn văn học đều có một điểm nhìn riêng, điểm nhìn đó sẽ chi phối rất nhiều đến giọng điệu. Văn học 1945-1975, xuất phát từ điểm nhìn giai cấp, dân tộc nên văn học giai đoạn này tập trung giọng điệu hào hùng, ngợi ca, tôn vinh... Văn học sau 1975, chủ yếu tập trung vào điểm nhìn đời tư, thế sự nên bên cạnh giọng ngợi ca, tôn vinh còn có nhiều

chất giọng khác như: hoài nghi, chất vấn, trữ tình, xót xa... Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh có sự đan xen nhiều giọng điệu, trong đó nổi bật là ngậm ngùi xót xa, giọng triết lý hoài nghi.

Trung Trung Đỉnh thường viết về những con người từng gắn bó, chia ngọt sẻ bùi, vào sinh ra tử với mình nên ông có điều kiện chứng kiến và trải nghiệm những bi kịch cá nhân trong cuộc sống thường nhật của họ. Nhà văn đã lột tả được những tâm tư tình cảm của nhân vật. Cái nhìn cận cảnh với tính chất soi ngắm và đi vào những day dứt về thân phận con người, khám phá những dằn vặt trăn trở nội tâm của con người trong quá trình tự nhận thức. Trong Tiễn biệt những ngày buồn, những lời nói của người lính trở về với cuộc sống đời thường chứa đựng một dư vị ngậm ngùi, xót xa: “Chúng tôi sống như một lũ thất nghiệp. Chỉ có những kẻ thất nghiệp mới quay ra cầm bút” [26; 38]. Xoay là một người lính từng tắm mình trong những thử thách nghiệt ngã của cuộc chiến chống Mỹ. Trở về với cuộc sống đời thường, gác lại giấc mộng văn chương, Xoay lao vào cuộc chiến sinh tồn trong cơ chế bao cấp chuyển mình với gánh nặng cơm gạo áo tiền. Khi nhớ lại một thời được vô tư sáng tạo, Xoay đã kể lại với một giọng ngậm ngùi, nuối tiếc xót xa: “Ôi, cái thời trai trẻ, cái thời hào hùng ấy chẳng nhẽ đã nhanh lùi xa đến thế ư? Thế rồi quyển sách thứ hai, quyển sách thứ ba được liên tiếp in ra, nằm trên những quầy sách đông đúc mà cô độc! Người ta cũng không còn nhắc tới “những gì thuộc về lính” nữa! Và chính anh, anh cũng quên hết những gì anh đã viết ra. Anh cắm cúi lao vào đời sống, lao vào “ổn định gia đình”. Những khát vọng cháy bỏng trong anh bị cuộc sống thường ngày cuốn hút, bào mòn, để đến lúc này đây... anh khắc khoải đi đi, lại lại trên hành lang lạnh giá” [26; 136].

Khi chứng kiến rất nhiều số phận đáng thương, trong lời kể của nhân vật Đồng tiền (Sống khó hơn là chết) luôn thể hiện một nỗi buồn thương ngậm ngùi, xót xa trước sự bạc bẽo của kiếp người. Nhân vật Đồng tiền đã phải đau đớn thốt lên “nếu tôi biết nói, biết kêu lên, hẳn tôi đã kêu to lên rằng, con người các ngươi tệ bạc quá! Các người lừa nhau từng miếng để rồi tự lừa đảo

cả mình... Ôi nhân cách! Nhân cách! Con người đã tự tìm cách tiêu hủy nó, tôn tạo nó vào trong binh lửa của những cuộc chiến tranh” [25; 41-43]. Lòng tham, sự xảo trá đã biến con người trở nên độc ác và tàn nhẫn với nhau. Đó là nỗi trăn trở lớn nhất của nhà văn khi nghĩ về con người.

Bên cạnh giọng ngậm ngùi xót xa trăn trở về bi kịch của thân phận con người và cuộc đời. Trung Trung Đỉnh còn để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc với chất giọng triết lý, hoài nghi chất vấn đau đáu một nỗi niềm băn khoăn nhân sinh thế sự. Nó thể hiện nỗi lo âu, bất an của nhà văn trước những vấn nạn xã hội hiện đại.

Xoay là người luôn sống trong những trăn trở day dứt với quá khứ, với ký ức về chiến tranh và những ám ảnh của nó. Những cuộc chất vấn không chỉ diễn ra trong cuộc sống thực tại mà cả trong giấc mơ, đồng đội anh cũng lần lượt hiện về chất vấn anh. “Thường vụ huyện ủy, trưởng ban kinh tế mới! Nhà hắn xây tầng bằng vật liệu làm giếng của đồng bào kinh tế mới, mày có

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của trung trung đỉnh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 87 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w