2. Chơi chữ và chơi chữ bằng phơng ngữ
2.3. Bản chất của chơi chữ
Chơi chữ là một trong những biện pháp tu từ ngữ nghĩa cùng với điệp ngữ, ngoa dụ, liệt kê, tăng cấp, nói giảm, phản ngữ, phép lặng… giúp tiếng Việt mở rộng cách nhấn nghĩa, tạo nghĩa mới bất ngờ, giàu màu sắc tu từ học. Tuy nhiên xét về bản chất, chơi chữ có những điểm khác biệt so với các biện pháp tu từ khác.
Nói về phạm vi thể hiện, chơi chữ là một truyền thống ngữ văn đợc thể hiện trên tất cả các cấp độ, đơn vị của tiếng Việt, trong khi các biện pháp tu từ khác chỉ thể hiện trên một hoặc vài cấp độ đơn vị nhất định. Tức phạm vi thể hiện của chơi chữ rộng rãi hơn.
Nói về cơ chế tạo nghĩa, chơi chữ là một hoạt động ngôn ngữ chuyên sử dụng những quan hệ liên tởng để tạo nên những ý nghĩa bất ngờ. Về bản chất, những nghĩa đợc tạo ra đó không có quan hệ phù hợp với lợng nghĩa cơ sở. Trong lúc các biện pháp tu từ khác ý nghĩa do chúng tạo ra hoặc bằng sự liên t- ởng nét tơng đồng, liên tởng về mối quan hệ có thực giữa hai đối tợng, hoặc bằng quan hệ gắn bó phối hợp về nghĩa. Và khi cách tu từ phát huy hiệu quả, tức ý nghĩa tu từ đợc nhận ra, thì văn bản, hay phát ngôn không còn một ý nghĩa nào khác, trong khi chơi chữ vẫn luôn có hai lợng nghĩa cùng xuất hiện sóng kèm. Nh vậy, cách tạo nghĩa của chơi chữ cũng rất khác so với các dạng tu từ khác. Chính cơ chế tạo nghĩa đó đã khiến cho chơi chữ trở thành phơng thức diễn đạt đặc biệt để tạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa, chính là tác
dụng của chơi chữ trong tâm lý ngời thởng thức. Sự thú vị này do hai lợng nghĩa khác nhau cùng song song tồn tại kia mang lại. Có điều không phải do chúng hợp thành mà do cảm giác tìm lại cái biểu đạt ra chúng mà có.