Chơi chữ bằng phơng ngữ

Một phần của tài liệu Chơi chữ trong truyện dân gian xứ nghệ (Trang 30 - 32)

2. Chơi chữ và chơi chữ bằng phơng ngữ

2.4.Chơi chữ bằng phơng ngữ

Phơng ngữ là một hình thái khác, một biến thể khác của ngôn ngữ toàn dân. Tiếng Việt, theo chúng ta hiểu đó là một ngôn ngữ tồn tại trong các dạng phơng ngữ của nó. Trên cơ sở hệ thống, cái mã chung của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) về cơ bản là một. Chỉ có những điểm xê dịch đây đó cần điều chỉnh là phơng ngữ sẽ khớp với ngôn ngữ toàn dân. Do đó có thể xem những sự xê dịch của phơng ngữ nh một thứ mã con chứ không phải chuyển từ mã này sang mã khác khiến cho phơng ngữ trở thành một ngoại ngữ so với phơng ngữ khác và so với ngôn ngữ toàn dân. Cho nên không thể nói sử dụng phơng ngữ là gây nhiễu, là ảnh hởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Ngợc lại, nếu biết khai thác những tiềm năng của phơng ngữ và biết sử dụng đúng chỗ, có nghệ thuật thì hiệu quả thật bất ngờ. Chơi chữ cũng vậy, đối với nhiều phơng ngữ khác nhau thì đời sống của nó cũng sẽ có sự thể hiện rất phong phú. Chơi chữ bằng phơng ngữ nghĩa là ngời chơi chữ sử dụng các phơng tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của phơng ngữ đó để tạo ra sự liên tởng mang lại những kết quả thú vị. Sự thú vị đợc nhân lên ở chỗ ngời chơi chữ không chỉ lợi dụng những tiềm năng chung của tiếng Việt và còn biết tận dụng tối đa những u thế của các biến thể tiếng Việt - phơng ngữ.

Nghệ Tĩnh đợc coi là phơng ngữ cổ nhất trong tiếng Việt xét về cả ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Chính những nét cổ xa ấy trong hệ thống chung của tiếng Việt cùng với óc thông minh, sáng tạo, hài hớc đã khiến ngời Nghệ có thể “xuất khẩu là… chơi chữ”. Thực tế cho thấy, bất cứ lúc nào ngời Nghệ cũng có thể dùng tiếng địa phơng của mình để tạo ra những lợng nghĩa mới, tất nhiên với nhiều cách, nhiều kiểu khác nhau, thậm chí, ngời địa phơng khác cũng có thể sáng tạo những trờng hợp chơi chữ dựa vào tiếng Nghệ. Và những kiểu, cách đó

do sự chi phối của những đặc trng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Nghệ Tĩnh nên đã thành của riêng ngời Nghệ: cách phát âm của ngời Nghệ, cách nói lái của ngời Nghệ, những từ đồng âm, gần âm, những từ đồng nghĩa, đa nghĩa... cả những kết hợp ngữ pháp bất thờng nữa cũng của riêng ngời Nghệ. Ngời ta gọi những sáng tạo đó là “đặc sản”. Ngời Nghệ chơi chữ từ rất xa với những câu chuyện chơi chữ uyên bác, thâm thuý của những ông Nghè, ông Cống hay những câu chuyện chơi chữ mộc mạc, giản dị của những ngời nông dân chân đất. Tất cả đã góp phần làm nên giá trị tốt đẹp của một truyền thống ngữ văn quý báu của dân tộc. Cho đến ngày nay, thói quen đẹp đẽ đó vẫn đợc lu giữ và phát triển rộng rãi trong dân gian.

Chơng 2

Đặc điểm của hiện tợng chơi chữ bằng phơng ngữ trong truyện dân gian xứ Nghệ 1. Kết quả khảo sát

Trong các thể loại văn học dân gian xứ Nghệ, chúng tôi đã chọn thể loại truyện dân gian, một thể loại có sự tập trung nhất các hiện tợng chơi chữ để khảo sát, trong đó có sự kết hợp cả truyện dân gian truyền thống và truyện dân gian hiện đại. Kết quả, chúng tôi đã thu thập đợc 81 truyện có hiện tợng chơi chữ bằng phơng ngữ Nghệ Tĩnh, trong đó có 27 truyện dân gian hiện đại và 54 truyện dân gian truyền thống.

Cũng nh các hiện tợng chơi chữ trong tiếng Việt nói chung, các hiện tợng

Một phần của tài liệu Chơi chữ trong truyện dân gian xứ nghệ (Trang 30 - 32)