Những đặc trng cơ bản về mối quan hệ giữa phơng ngữ và ngôn ngữ toàn dân qua hiện tợng chơi chữ bằng phơng ngữ trong truyện dân gian xứ

Một phần của tài liệu Chơi chữ trong truyện dân gian xứ nghệ (Trang 62 - 65)

- Thân anh nh “dậu” tôi! Chị vợ đáp.

2.Những đặc trng cơ bản về mối quan hệ giữa phơng ngữ và ngôn ngữ toàn dân qua hiện tợng chơi chữ bằng phơng ngữ trong truyện dân gian xứ

toàn dân qua hiện tợng chơi chữ bằng phơng ngữ trong truyện dân gian xứ Nghệ

Chơi chữ là biện pháp tu từ tiếng Việt thể hiện ở mọi cấp độ, đơn vị tiếng Việt, từ ngữ âm, từ vựng đến ngữ pháp. Đối với những biến thể tiếng Việt cũng vậy, sự hoạt động của chơi chữ gắn bó chặt chẽ với đặc trng ngữ âm, từ vựng ngữ pháp của biến thể đó. Cho nên qua những hiện tợng chơi chữ bằng phơng ngữ chúng ta có thể nhận thấy những đặc trng cơ bản về mối quan hệ giữa ph- ơng ngữ với ngôn ngữ toàn dân.

Đã có rất nhiều giả thiết đặt ra khi bàn về mối quan hệ này. Có ý kiến cho rằng phơng ngữ là bộ phận của ngôn ngữ toàn dân. Nếu đúng vậy thì hẳn ở các phơng ngữ không tồn tại những hệ thống (về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) trong

khi các phơng ngữ tiếng Việt lại có đầy đủ những hệ thống đó. Ví nh tiếng Nghệ có hệ thống thanh điệu trầm (hầu hết các thanh nhập với thanh nặng) khác với hệ thống thanh điệu của ngôn ngữ toàn dân. Cho nên mới có hiện tợng nh “mại” (mãi), “nghịa”(nghĩa), “giự”(giữ)... Rõ ràng đó không phải là sự sai khác cá biệt, riêng lẻ của một số cá nhân nào mà nó diễn ra rộng rãi và mang tính quy luật, có hệ thống. Cũng bởi thế ngời ta mới có thể sử dụng để chơi chữ (khi mà những sai khác đó đợc mặc nhiên thừa nhận nh những tiền giả định trong giao tiếp). Vì lẽ đó phơng ngữ không thể là cái bộ phận trong cái toàn thể là ngôn ngữ toàn dân.

Quan niệm khác cho rằng phơng ngữ là một chi, nhánh của ngôn ngữ toàn dân nh cái cành sinh ra từ cây mẹ. Thực ra quan niệm này chỉ gần đúng với ngôn ngữ ở thời kỳ đầu khi ngôn ngữ còn gắn với đời sống của các bộ lạc bộ tộc. Sự tách ra của các bộ lạc cũng đồng thời là sự hình thành và ra đời những ngôn ngữ mới trong quan hệ với ngôn ngữ mẹ. Nhng nếu là “mẹ” - “con” nh vậy thì dù trong trờng hợp nào đợc sử dụng, ngôn ngữ con cũng có đợc vị trí độc lập, không phụ thuộc vào ngôn ngữ mẹ. Tức giữa “mẹ” và “con” đã có cái mã của “mẹ” và cái mã của “con” khác nhau ở mức độ cao. Rõ ràng đó là hai ngôn ngữ chứ không phải là hai phơng ngữ nữa.

Đối chiếu với các phơng ngữ tiếng Việt và các hiện tợng chơi chữ bằng ph- ơng ngữ nói trên quả thật đã không xảy ra điều tơng tự nh thế. Phơng ngữ và ngôn ngữ toàn dân không phải là mẹ - con tách biệt. Dù có những sai khác thành hệ thống nhng giữa chúng vẫn đảm bảo sự thống nhất cao không thể bị phá vỡ. Đó là phơng thức cấu tạo từ, sử dụng từ, các kết hợp ngữ âm, từ vựng, đặc biệt là sự thống nhất gần nh trọn vẹn về ngữ pháp. Cho nên mặc dù nói là “lái cách Nghệ” nhng về cơ bản phơng thức lái cũng chẳng có gì đặc biệt, các kiểu và cơ chế lái là chung cho cả ngôn ngữ toàn dân. “Cách Nghệ” là do sự tham gia của những đặc trng ngữ âm, từ vựng của phơng ngữ Nghệ Tĩnh mà

thôi, ví nh: Liều với rọng (ruộng) - lòng với riệu (rợu), lại mặt - lặt mại (nhặt mãi), ai đó - o đái (cô đái), tân mùi - tui mần (tôi làm), lả (lửa) củi - lủi cả...

Một quan niệm khác nữa cho rằng quan hệ giữa phơng ngữ và ngôn ngữ toàn dân là quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tợng, theo đó thì phơng ngữ là cái cụ thể còn ngôn ngữ là cái trừu tợng rút ra từ cái cụ thể. Thực ra phơng ngữ cũng nh ngôn ngữ toàn dân đều có mặt cụ thể đợc biểu hiện trên sách báo chứ không chỉ có mặt trừu tợng. Cái trừu tợng của ngôn ngữ là cái mã của nó thì ngôn ngữ toàn dân hay phơng ngữ đều có mã cả.

Có thể xem những giả thiết trên nh một phép loại trừ các quan niệm về mối quan hệ giữa phơng ngữ với ngôn ngữ toàn dân và để khẳng định thêm lần nữa quan niệm của các nhà phơng ngữ học rằng: Phơng ngữ là những biến thể địa phơng của ngôn ngữ toàn dân đợc hình thành trong quá trình lịch sử. Mối quan hệ đó nh giữa cái chung và cái riêng, cái bất biến và cái khả biến. Trong từng phơng ngữ cụ thể tất yếu có sự xê dịch lớn nhỏ, nhiều ít khác nhau về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngời ta gọi những xê dịch này nh một thứ mã con mà hễ có cơ hội là xích lại gần nhau trong xu hớng thống nhất ngôn ngữ toàn dân. Chẳng hạn, về ngữ âm, hệ thống thanh điệu của phơng ngữ Bắc là sáu thanh, trong khi đó phơng ngữ Trung (Nghệ Tĩnh) chỉ có năm thanh, có nơi bốn thanh, thậm chí có thổ ngữ chỉ tồn tại ba thanh điệu. Ngời Nghệ lợi dụng cái thiếu, sự sai khác đó để chơi chữ nh những chuyện giữ kiến (dự kiến), thiên lôi vô vọng, lại mặt, ghẹo cô hàng nớc, lộn tẻ, cân lộn, đứa không quần, đứa hai quần... Nhng để thiết lập đợc cơ chế chơi chữ, ngời dân xứ Nghệ lại phải dựa vào cái chung của tiếng Việt, coi ngôn ngữ toàn dân là chìa khoá để mã hoá và để giải mã những hiện tợng ngôn ngữ thú vị này. Đó chính là sự tồn tại song song của hai lợng nghĩa: một lợng nghĩa có đợc từ mã của ngôn ngữ toàn dân và lợng nghĩa khác, nhờ ngôn ngữ toàn dân mở ra từ mã của phơng ngữ. Chẳng hạn, để biến “dự kiến”(ớc tính, dự đoán) trong ngôn ngữ toàn dân thành “giự kiến” (trông giữ con kiến), ngời nông dân xứ Nghệ nọ đã phải qua một khâu trung gian là phát

âm “giữ” thành “giự” (ngã - nặng) và cho phép mình đánh đồng hai từ này. Nh vậy câu chuyện tồn tại nghĩa cơ sở của mã thứ nhất (ngôn ngữ toàn dân), đồng thời tồn tại nghĩa của mã thứ hai (phơng ngữ). Nhng rõ ràng nghĩa thứ hai này đợc tạo ra không thể tồn tại nếu không xuất phát từ nghĩa cơ sở. Cũng nh vậy, thầy đồ xứ Nghệ đã dùng ngôn ngữ toàn dân để mã hoá bài thơ trêu cô hàng n- ớc trong giọng đọc của ngữ âm Nghi Lộc...

Về đặc trng ngữ nghĩa cũng diễn ra quan hệ tơng tự nh vậy. Đồng chí Trần Khải trong câu chuyện câu đối hẹn giờ đã nói kín đáo với đồng chí thợng cấp rằng đầu tân mùi, tui mần (đầu tân mùi, tôi làm). Đó là nghĩa cơ sở, đồng thời là nghĩa đợc tạo ra (lần 1) nhờ cơ chế nói lái cách Nghệ. Nhng nhờ hoạt động nghĩa rộng rãi của từ “mần” mà từ nghĩa cơ sở trên, đồng chí Trần Khải đã lừa đợc tên chức dịch bởi nghĩa đợc tạo ra (lần 2)

Cuối Canh Ngọ, ông nằm co ngạnh Đầu Tân Mùi, bà giục tui mần...

Nh vậy, phơng ngữ tiếng Việt là những biến thể, là những hình thái khác nhau của tiếng Việt, ở đó vừa có sự thống nhất vừa có sự khác biệt nhng sự thống nhất vẫn đóng vai trò chủ yếu vì nó là cơ sở tạo nên tính thống nhất của một ngôn ngữ. Cho nên, sự phá bỏ hàng rào phơng ngữ, thổ ngữ là cần thiết để tiến tới một ngôn ngữ thống nhất toàn dân. Nhng chắc chắn quá trình đó phải tiến hành song song với việc giữ gìn, nâng niu những giá trị tốt đẹp của các ph- ơng ngữ. Bởi chính mối quan hệ của những biến thể này đã góp phần làm cho tiếng Việt giàu hơn, đẹp hơn.

Một phần của tài liệu Chơi chữ trong truyện dân gian xứ nghệ (Trang 62 - 65)