Những giá trị về mặt ngôn ngữ, lịch sử văn hoá qua việc nghiên cứu hiện tợng chơi chữ bằng phơng ngữ trong truyện dân gian xứ Nghệ

Một phần của tài liệu Chơi chữ trong truyện dân gian xứ nghệ (Trang 65 - 69)

- Thân anh nh “dậu” tôi! Chị vợ đáp.

3. Những giá trị về mặt ngôn ngữ, lịch sử văn hoá qua việc nghiên cứu hiện tợng chơi chữ bằng phơng ngữ trong truyện dân gian xứ Nghệ

cứu hiện tợng chơi chữ bằng phơng ngữ trong truyện dân gian xứ Nghệ

3.1. Giá trị lịch sử - văn hoá

Có rất nhiều cách để ghi lại lịch sử dân tộc, lịch sử địa phơng. Ngành lịch sử của chúng ta không thiếu những pho sử ký đồ sộ ghi chép một cách tỉ mỉ,

chính xác và công phu đến từng sự kiện, từng chi tiết. Thế nhng, một trong những cách sống động và ấn tợng để gìn giữ lịch sử chính là những câu chuyện truyền đời mà tác giả là nhân dân lao động, những “ký giả” bình dân của chúng ta. Nhân dân Nghệ Tĩnh có rất nhiều những câu chuyện nh thế. Mỗi chuyện đều lu lại dấu ấn của những thời khắc lịch sử gắn với những nhân vật lịch sử, gắn với đời sống lao động, chiến đấu bền bỉ của nhân dân ta. Câu chuyện về Trần Tấn (cố Bang) bị tổng đốc Nghệ An bắt giam nhắc ta nhớ về cuộc khỏi nghĩa Giáp Tuất (1874) với tinh thần bất khuất của nhân dân ta dù đã bị thất bại dới sự đàn áp dã man của nhà Nguyễn; câu chuyện cụ Phan Điện chửi tên đề lại gian ác ở phủ Đức Thọ nhắc ta nhớ đến thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp; câu chuyện về đồng chí Trần Khải ở làng Thừa Sủng, tổng Lý Trai, huyện Diễn Châu rải truyền đơn đã tái hiện lại bầu không khí cách mạng sôi sục của những năm 1930 - 1931, khi phong trào Xô Viết đang ngùn ngụt dâng cao ở Nghệ Tĩnh.v.v.. Lịch sử trong mỗi câu chuyện đôi khi chỉ là những mẩu vụn đợc nhân dân ta góp nhặt trong đời sống, nó không có hệ thống, thậm chí trong câu chuyện, nó chỉ là cái cớ để nhân dân dẫn đến câu chuyện chơi chữ của những nhân vật lịch sử mà thôi. Thế nhng, đó chính là điều khiến cho câu chuyện chơi chữ thú vị mà thêm phần xúc động. Nó gợi ta nhớ đến một thời, nhớ đến những con ngời đã khuất. Nhân dân ta đa sống nh thế, đã chiến đấu nh thế, bình dị nh những gì thân thuộc nhất của quê hơng. Câu chuyện chơi chữ vì thế đem đến cho ta nụ cời chiến thắng, niềm tự hào hân hoan và cả những nỗi niềm suy t, trăn trở…

Lịch sử của dân tộc ta, quê hơng ta là lịch đấu tranh gian khổ, quyết liệt với mọi kẻ thù để gìn giữ xóm làng, gìn giữ những luỹ tre xanh, giữ lại những sắc màu văn hoá đẹp đẽ của quê hơng. Bởi đó là những giá trị bền vững, là hồn thiêng, là sức sống của dân tộc… Trong mỗi câu chuyện dân gian ấy, chúng ta cảm nhận rất rõ một không gian văn hoá rộng lớn và phong phú của nhân dân lao động, ở đó có những mối quan hệ gia đình, làng xóm, những cách đối nhân xử thế, những quan niệm nhân sinh, những phong tục tập quán, những nét tính

cách, tâm hồn của ngời dân xứ Nghệ… những câu chuyện đem lại cho chúng ta niềm vui về sự khám phá, sự hiểu biết và trân trọng những giá trị của đời sống văn hoá mà cha ông ta đã từng đi qua. Trong câu chuyện ngời Nghệ kể lại, có những chiều 30 tết, ba bốn nhà tụm lại thịt chung con lợn, con bò rồi chia nhau ăn tết (Câu đối hẹn giờ, Chia lại); họ kể về những đêm hát dặm, hát ví say sa để tỏ bày tâm sự, để giao duyên (Sĩ Đờng và dì Tơng); họ kể về sinh hoạt văn hoá tao nhã của những nhà Nho uyên bác, ngâm thơ xớng hoạ, đề tặng nhau câu đối (Dụng Nghi Lộc ngữ, Chế diễu anh, Chơi chữ…) cả những sinh hoạt làng xóm, sinh hoạt tập thể của ngày xa cũng đợc nhân dân tái hiện lại một cách sinh động, đậm màu sắc xứ Nghệ.

Tất nhiên, để hiểu đúng những nét văn hoá Nghệ chuyển tải trong những câu chuyện đó, ngời đọc ngời nghe phải tự đặt mình trong cùng một bối cảnh văn hoá, hay nói cách khác cần phải lĩnh hội cả hàm ý, cần phải chú ý cả những yếu tố ngoài ngôn ngữ nữa, tức là nó đòi hỏi một hoàn cảnh ngôn ngữ rộng lớn. Đó là văn hoá. Thật vậy, ngôn ngữ là địa chỉ của văn hoá, là nơi lu trữ và thể hiện rõ nhất nền văn hoá mỗi dân tộc. Ngời ta đánh giá mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá khăng khít và vô cùng chặt chẽ tới mức ta không thể hiểu và đánh giá đúng đợc cái này nếu không có kiến thức về cái kia [3; 133]. Cũng nh câu chuyện về Ngọ và Sửu, Ngọ về làng gọi mọi ngời với vẻ hốt hoảng “thằng Sửu đang đâm gấu”. Nếu là một ngời xa lạ với văn hoá nông thôn Việt Nam, nông thôn xứ Nghệ, không biết gì về tiếng Nghệ thì hẳn sẽ không thể hiểu Ngọ đang nói gì. ở đây điều tối thiểu để hiểu hàm ý của câu nói là hiểu biết của chúng ta về văn hoá lúa nớc của c dân nông nghiệp Việt Nam với công việc quen thuộc là giã gạo và tất nhiên cần phải có vốn từ địa phơng Nghệ Tĩnh để giải mã từ “đâm gấu” là giã gạo và “đâm gấu” còn là từ ngời Nghệ dùng để chỉ ngời sắp chết đuối. Cũng nh vậy, câu chuyện “lại mặt” cho chúng ta biết thêm về một phong tục của ngời Việt: sau ngày cới, cô dâu chú rể về lại nhà bố mẹ đẻ cô dâu để trình diện, gọi là lễ lại mặt. Nét văn hoá này đợc phản ánh qua câu chuyện chơi chữ của ngời Nghệ bằng lối nói lái cách nghệ, lại mặtlặt

mại (nhặt mãi) với hàm ý hài hớc rằng cô dâu sẽ còn về “lại mặt” mãi, tức về để lặt mãi (nhặt mẵi), bòn mót của bố mẹ đẻ mãi…

Rõ ràng bức tranh văn hoá đợc ánh xạ đa dạng, lung linh với những gam màu khác nhau qua những câu chuyện chơi chữ của ngời Nghệ

3.2. Giá trị ngôn ngữ

Chơi chữ là một hình thức diễn đạt đặc biệt của ngôn ngữ, là một biện pháp sử dụng ngôn ngữ độc đáo mà phổ biến của ngời Việt ở cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Những hiện tợng chơi chữ trong tiếng Việt nói chung và những hiện tợng chơi chữ bằng phơng ngữ trong truyện dân gian xứ Nghệ thực sự đã góp thêm những căn cứ khách quan soi sáng những đặc trng loại hình của tiếng Việt (đơn lập, phân tiết tính); trong đó âm tiết là đơn vị cơ bản và là điểm xuất phát để nghiên cứu các đơn vị khác và là đơn vị cơ sở để tạo ra lợng nghĩa mới cho mọi kiểu loại chơi chữ, xét cả về mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.

Do tính chặt chẽ và cố định trong cấu tạo âm tiết - hình vị ở trong từ, cho nên từ trong tiếng Việt không biến hình trong lời nói, đặc điểm đó đã tạo ra nhiều từ đồng âm (nhất là từ đơn tiết) trong một phạm vi rộng (đồng âm giữa từ địa phơng và từ trong ngôn ngữ toàn dân, giữa từ địa phơng với từ Hán Việt…), Sự xuất hiện những hiện tợng chơi chữ đồng âm trong truyện dân gian xứ Nghệ đã thể hiện rất rõ đặc trng nói trên của tiếng Việt (Năm trăm bạc nhạc, Có chi không, Thân anh nh dậu tôi, Chơi chữ, Đối xợc, Thu chi, Chia lại, Cố Bang lúc bị bắt…). Và mặc dù có cấu tạo cố định, chặt chẽ nhng trong hoạt động hành chức, âm tiết tiếng Việt có khả năng tách rời ra để tạo nên những cấu trúc mới, đặc điểm đó làm nên những hiện tợng chơi chữ theo lối nói lái rất thú vị nh Kẻ bủn xỉn nói lái, Câu đối hẹn giờ, Liều với rọng, Xuân Hơng và Chiêu Hổ, Lại mặt…

Cũng vì từ không biến hình cho nên việc xác định từ loại cho từ khá khó khăn vì phải dựa vào đồng thời nhiều căn cứ khác nhau. Chẳng hạn từ muối là danh từ hay động từ, từ con là danh từ hay tính từ, từ chi là động từ hay đại từ.

v.v.. không thể dựa vào một mình nó để khẳng định đợc mà phải xét nó trong quan hệ với những yếu tố khác trong lời nói và trong ngữ cảnh giao tiếp. Vì thế nên mới có hiện tợng chơi chữ nh Mần đực mần cái. Cũng nh vậy, do ranh giới giữa các âm tiết trùng với ranh giới giữa các hình vị và từ đơn tiết nên việc vạch ranh giới giữa các từ trong câu tiếng Việt không phải lúc nào cũng dễ dàng. Điều đó tạo điều kiện cho việc ngời ta dễ dàng bẻ chữ để đánh tráo ý nghĩa ngữ pháp của từ trong câu hoặc tách ghép từ, nói tắt, lợc bỏ khiến cho câu nói mang lợng nghĩa khác hẳn và đạt đợc hiệu quả bất ngờ thú vị. Những câu chuyện chơi chữ nh Nhà làm chắc chắn, Xấu nái tốt cồi, khái quát, Mả cha anh đấy, ẻ vô ấm, Thân anh nh dậu tôi… đã thể hiện rất rõ đặc trng này.

Nh vậy, chúng ta xuất phát từ đặc trng loại hình của tiếng Việt để phân tích đánh giá những cách chơi chữ phong phú của ngời Việt, nhng đồng thời, chính những cứ liệu đó đã góp phần soi lại đặc trng loại hình tiếng Việt một cách rõ ràng và sống động nhất.

Một phần của tài liệu Chơi chữ trong truyện dân gian xứ nghệ (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w