b. Nội dung
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Huyện Nông Cống nằm ở phía Tây nam tỉnh Thanh Hoá; phía Băc giáp các huyện Đông Sơn và Triệu Sơn, phía Nam giáp Nh Thanh và Tĩnh Gia, phía Tây giáp huyện Nh Thanh, phía Đông giáp các huyện Tĩnh Gia và Quảng Xơng,cách thành phố Thanh Hoá.Huyện lị Nông Cống-trung tâm kinh tế , chính trị, văn hoá của cả huyện, thuộc vùng châu thổ giàu tiềm năng và truyền thống cách mạng.
Diện tích tự nhiên toàn huyện là 28.710 ha. Trong đó đất Nông nghiệp 14.340 ha, đất lâm nghiệp 777 ha, đất chuyên dùng 3657 ha, đất ở 1004 ha, đất cha sử dụng 8932 ha. Dân số 182.289 ngời (số liệu năm 1994), trong đó nữ 94294 ngời, gồm các dân tộc Kinh 162.324 ngời, còn lại là các dân tộc Mờng, Thái, Thổ, Hoa, Nùng, H’Mông, Êđê, Chăm (trong đó có 4,5% là Giáo dân) cùng chung sống.
Nông Cống là một huyện đồng bằng, song nằm ven vùng đồi núi phía Nam của dãi đồi núi Trung du sông Chu nên có một vùng đồi núi thấp lợn sóng đã tạo cho Nông Cống một dải bán sơn địa (nằm ở phía Tây Bắc huyện, có diện tích khoảng 7500 ha).dải đồi núi Trung lu sông Chu chiếm phần phía Nam các huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc và toàn bộ huyện Thờng Xuân kéo xuống Thọ Xuân, hạ thấp dần về phía Đông Nam huyện Triệu Sơn kéo xuống miền Tây Bắc Nông Cống. Đó là núi Na có đỉnh cao tới 538 m gắn với truyền thuyết “Tu Na gánh núi dọn đồng”, “Tu Na đấu với Tu Vồm”. Một ông Na khổng lồ về sức khoẻ và ý chí – biểu tợng cho sức mạnh của con ngời Nông Cống thuở khai Thiên lập Địa tạo dựng xóm làng.
Vùng đồng bằng châu thổ Nông cống khá rộng lớn, có diện tích 21210 ha, chiếm 74% diện tích tự nhiên toàn huyện, nổi lên nhiều núi đá vôi nhỏ, đồi gò thấp xen kẽ những vùng thấp, lầy thụt là đặc điểm riêng biệt của vùng đồng bằng Nông Cống. Sự đa dạng của địa hình Nông Cống (đồi núi, đồng bằng và những vùng trũng lầy…) đã tạo nên một vùng châu thổ giàu tiềm năng và những khó khăn cách trở.