Lƣạ chọn phƣơng án kinh doanh:

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh (Trang 101 - 106)

- Doanh thu hòa vốn được xác định theo công thức:

c. Lƣạ chọn phƣơng án kinh doanh:

Trong điều kiện kinh tế cạnh tranh hiện nay, vấn đề đặt ra đối với nhà quản trị của công ty Chân Trời Xanh là phải lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu, giúp cho công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành, nâng cao uy tín trên thị trường. Vận dụng mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một trong những mối quan hệ kinh tế giúp nhà quản trị công ty có thể xem xét để ra quyết định chọn lựa một phương án kinh doanh nào đó.

Ví dụ minh họa 3: Tổng hợp số liệu tháng 04-2012 cho mã hàng 20103L tại công ty Chân Trời Xanh như sau:

Số lượng sản phẩm tiêu thụ : 39.500 đôi

Doanh thu (39.500 x 37.490) 1.480.855.000 đ

Biến phí (39.500 x 27.934) 1.103.393.000 đ

- Giá vốn hàng bán (39.500 x 24.634) : 973.043.000 đ

- Chi phí bán hàng khả biến: 109.020.000 đ

+ Chi phí bao bì (39.500 x 1.020): 40.290.000 đ + Chi phí giao hàng lên container (39.500 x 1.740): 68.730.000 đ - Chi phí quản lý khả biến:

+ Vật liệu, đồ dùng văn phòng (39.500 x 235) 9.282.500 đ + Chi phí dịch vụ khác (39.500 x 305) 12.047.500 đ

Định phí 299.992.000đ

- Chi phí bán hàng bất biến: 112.992.500 đ + Chi phí lương bộ phận bán hàng 49.900.000đ

+ Chi phí khấu hao TSCĐ 35.000.000đ

+ Chi phí quảng cáo: 28.092.500đ

- Chi phí quản lý doanh nghiệp bất biến: 186.999.500đ

+ Chi phí nhân viên quản lý 59.600.000đ

+ Chi phí đồ dùng văn phòng 27.160.000đ

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: 65.500.000đ

+ Chi phí dịch vụ khác 34.739.500đ

Lợi nhuận: 77.470.000đ

BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƢ ĐẢM PHÍ (ĐVT: Đồng)

STT Chỉ tiêu Tổng số Đơn vị Tỉ trọng (%) 1 Doanh thu (39.500 x 37.490) 1.480.855.000 37.490 100% 2 Biến phí (39.500 x 27.934) 1.103.393.000 27.934 74,51% 3 Số dư đảm phí 377.462.000 9.556 25,49% 4 Định phí 299.992.000 5 Lợi nhuận 77.470.000

Dựa vào số liệu của bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí vừa xây dựng, công ty có thể vận dụng mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận để lựa chọn các phương án kinh doanh. Cụ thể như:

Phân tích điểm hòa vốn:

Sản lượng hòa vốn = Định phí = 299.992.000 = 31.393 (đôi) Số dư đảm phí đơn vị 9.556 Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x Giá bán = 31.393 x 37.490 = 1.176.923.570 đ

Đồ thị điểm hòa vốn của công ty trường hợp này:

Ta có : - Đường doanh thu: y = 37490 x (1)

- Đường chi phí : y = 27.934 x + 299.992.000 (2)

Như vậy, tại mức sản lượng là 31.393 đôi tương ứng với doanh thu đạt được là 1.176.923.570 đồng, công ty đã hòa vốn (lợi nhuận = 0). Nếu công ty bán thêm được 1

y (đồng) x (đôi) 299.992.000 0 1.176.923.570 31.393 Đường định phí Điểm hòa vốn (1) (2) Vùng lỗ Vùng lãi

đôi bao tay vượt qua điểm hòa vốn, thì lúc này lợi nhuận đạt được tăng thêm 9.556 đồng hoặc khi doanh thu vượt qua điểm hòa vốn 100 đồng thì lợi nhuận đạt được sẽ là 25,49 đồng. Ngược lại nếu sản lượng công ty bán ra thấp hơn mức hòa vốn, công ty sẽ bị lỗ với mức tương ứng, trong điều kiện tổng chi phí hoạt động không thay đổi.

Xây dựng công thức dự đoán chi phí hoạt động

Giả sử với tổng định phí là 299.992.000 đồng không đổi trong một phạm vi thích hợp và biến phí đơn vị là 27.934 đồng. Công thức dự đoán chi phí hoạt động có dạng:

y = 27.934 x + 299.992.000 (đồng)

Trong đó: y là tổng chi phí cần dự đoán (đồng)

x là số lượng sản phẩm bán ra trong kỳ (đôi)  Ứng dụng trong việc ra quyết định kinh doanh

Trường hợp 1: Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến và sản

lượng thay đổi: Công ty mong muốn sản lượng bán ra tăng 15%, công ty phải bỏ thêm

khoản chi phí quảng cáo là 14.000.000đồng. Công ty có nên lựa chọn phương án này không?

- Sản lượng mới: 39.500 x 115% = 45.425 đôi

- Số dư đảm phí dự kiến mới: 45.425 x 9.556 = 434.081.300 đồng

- Chi phí quảng cáo tăng thêm 14.000.000 đồng.

 Định phí mới là : 299.992.000 + 14.000.000 = 313.992.000 đồng  Lợi nhuận mới là : 434.081.300 - 313.992.000 = 120.089.300 đồng.

 Như vậy, nếu nhà quản trị công ty chọn phương án này thì lợi nhuận đạt được là 120.089.300 đồng, tăng thêm 42.619.300 đồng (120.089.300 - 77.470.000) so với lợi nhuận cũ.

Trường hợp 2: Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí khả biến và sản

lượng thay đổi: Công ty dự kiến sử dụng nguyên vật liệu cao cấp để đưa vào sản xuất

làm biến phí nguyên vật liệu một đôi găng tay tăng 2.800 đ/đôi, đồng thời do chất lượng sản phẩm nâng cao nên dự kiến sản lượng tiêu thụ sẽ tăng 10%. Công ty có nên lựa chọn phương án này không?

- Sản lượng mới: 39.500 x 110% = 43.450 đôi

- Số dư đảm phí đơn vị mới là: 9.556 – 2.800 = 6.756 đồng  Số dư đảm phí mới là: 6.756 x 43.450 = 293.548.200 đồng

 Lợi nhuận mới là: 293.548.200 - 299.992.000 = -6.443.800 đồng.

 Như vậy, nếu nhà quản trị công ty chọn phương án này thì lợi nhuận đạt được là -6.443.800 đồng, do đó nhà quản trị công ty nên loại bỏ phương án này.

Trường hợp 3: Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí

khả biến và sản lượng thay đổi: Công ty dự kiến tăng chi phí quảng cáo lên

35.000.000đồng, đồng thời tăng chi phí khả biến của một đôi bao tay lên 1.500 đ/đôi, lúc này sản lượng sẽ tăng lên 18%. Công ty có nên lựa chọn phương án này không?

- Sản lượng mới: 39.500 x 118% = 46.610 đôi

- Số dư đảm phí đơn vị mới là : 9.556 – 1.500 = 8.056 đồng  Số dư đảm phí mới là : 46.610 x 8.056 = 375.490.160 đồng - Tăng chi phí quảng cáo lên 35.000.000đồng

 Định phí mới là: 299.992.000 + 35.000.000 = 334.992.000 đồng

Lợi nhuận mới là: 375.490.160 – 334.992.000 = 40.498.160 đồng

 Như vậy, nếu nhà quản trị công ty chọn phương án này thì lợi nhuận đạt được là 40.498.160 đồng, giảm 36.971.840 đồng (40.498.160 - 77.470.000). Do đó cần phải loại bỏ phương án này.

Trường hợp 4: Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, giá bán và

sản lượng thay đổi: Để thu hút khách hàng, công ty tăng chi phí quảng cáo lên

15.000.000đồng, đồng thời giảm giá bán 1.000đ/đôi và dự kiến sản lượng tiêu thụ sẽ tăng lên 20%. Nhà quản trị công ty có nên lựa chọn phương án này không?

- Sản lượng mới là: 39.500 x 120% = 47.400 đôi - Giá bán giảm 1000đ/đôi

 Số dư đảm phí đơn vị mới là: 9.556 – 1000 = 8.556 đồng/đôi  Số dư đảm phí mới là: 47.400 x 8.556 = 405.554.400 đồng - Tăng chi phí quảng cáo lên 15.000.000đồng

 Định phí mới là: 299.992.000 + 15.000.000 = 314.992.000 đồng  Lợi nhuận mới là: 405.554.400 - 314.992.000 = 90.562.400 đồng.

 Như vậy, nếu nhà quản trị công ty chọn phương án này thì lợi nhuận đạt được là 90.562.400 đồng, tăng 13.092.400 đồng (90.562.400 - 77.470.000). Nhà quản trị công ty nên lựa chọn phương án kinh doanh này.

Trường hợp 5: Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí

món quà trị giá 2.300đồng, giảm giá bán 700 đ/đôi, tăng chi phí quảng cáo thêm 17.000.000đồng. Qua phương án này công ty dự kiến sản lượng tiêu thụ trong thời gian tới sẽ tăng 28%. Nhà quản trị công ty có nên chọn phương án này không?

- Sản lượng mới là: 39.500 x 128% = 50.560 đôi

- Giá bán giảm 700 đồng/đôi, bán một sản phẩm tặng một mòn quà 2.300đ  Số dư đảm phí đơn vị mới là : 9.556 – (700 + 2.300) = 6.556 đồng /đôi  Tổng số dư đảm phí mới là: 50.560 x 6.556 = 331.471.360 đồng

- Tăng chi phí quảng cáo lên 17.000.000 đồng

 Định phí mới là : 299.992.000 + 17.000.000 = 316.992.000 đồng  Lợi nhuận mới là: 331.471.360 - 316.992.000 = 14.479.360 đồng

 Như vậy, nhà quản trị không nên chọn phương án này, vì lợi nhuận phương án này mang lại là 14.479.360 đồng, giảm 62.990.640 đồng (77.470.000 - 14.479.360) so với mức lợi nhuận cũ là 77.470.000 đồng.

 Kết luận: Sau khi phân tích 5 trường hợp trên cho thấy, công ty nên lựa chọn trường hợp 1, vì phương án này mang lại lớn nhuận lớn nhất cho công ty.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)