Ví dụ minh họa 1: Tài liệu của công ty Chân Trời Xanh về chi phí bảo trì máy móc
4 tháng đầu năm 2012 như sau:
Tháng Tổng số giờ công lao động (giờ) Số tiền phải trả (đồng)
1 80.756 847.938.000
2 60.980 658.584.000
3 75.987 775.067.400
4 90.098 970.146.600
Tổng 307.821 3.251.736.000
- Bước 1: Xác định mức độ hoạt động cao nhất, mức thấp nhất và chi phí hỗn hợp tương ứng:
+ Tháng 4 có mức độ hoạt động cao nhất là 90.098 giờ, chi phí phải trả là 1.036.127.000 đ
+ Tháng 2 có mức độ hoạt động thấp nhất là 60.980 giờ, chi phí phải trả là 658.584.000 đ
- Bước 2: Xác định yếu tố bất biến:
Chi phí khả biến trong chi phí bảo trì máy móc là:
a = 970.146.600 – 658.584.000 = 10.700đ/giờ 90.098 – 60.980
- Bước 3: Xác định yếu tố bất biến:
Thay a = 10.700 đ/giờ vào phương trình điểm có mức độ hoạt động cao nhất ta được: b = 970.146.600 – 10.700 x 90.098 = 6.098.000 đ
- Bước 4: Phương trình chi phí hỗn hợp y = 10.700 x + 6.098.000 (đồng)
Như vậy trong 4 tháng đầu năm 2012, biến phí chi phí bảo trì máy móc cho một giờ công là 10.700 đ/giờ, định phí là 6.098.000 đồng / tháng
Số dƣ đảm phí: là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến, công ty sẽ dùng chỉ tiêu này để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp, chính là khoản lợi nhuận thu được.
Ví dụ minh họa 2:
Tổng hợp số liệu quý IV – 2011 của sản phẩm có mã R – 2001 – S tại công ty: + Sản lượng tiêu thụ: 398.880 đôi
+ Đơn giá bán: 37.490 đồng / đôi + Chi phí khả biến đơn vị: 26.569 đồng / đôi + Tổng định phí: 4.348.700.480 đồng + Lợi nhuận: 7.468.000 đồng
Số dư đảm phí đơn vị của sản phẩm mã R-2001-S là :
Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán – Chi phí khả biến đơn vị Số dư đảm phí đơn vị = 37.490 - 26.569 = 10.921 (đồng/đôi) Số dư đảm phí của sản phẩm mã R-2001-S là :
Số dư đảm phí = Số dư đảm phí đơn vị x Sản lượng tiêu thụ Số dư đảm phí = 10.921 x 398.880 = 4.356.168.480 (đồng)
Bảng 3.14 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dƣ đảm phí Quý IV – 2011 của sản phẩm mã R-2001-S (ĐVT: đồng) Chỉ tiêu Tổng số Đơn vị Doanh thu 14.954.011.200 37.490 (-) Biến phí 10.597.842.720 26.569 Số dư đảm phí 4.356.168.480 10.921 (-) Định phí 4.348.700.480 - Lợi nhuận 7.468.000 -
(Nguồn: Do tác giả xây dựng)
Dựa vào báo cáo kế quả kinh doanh, tiến hành phân tích các trường hợp sau :
Khi sản lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty bằng 0 thì công ty sẽ bị lỗ một khoản bằng với định phí là 4.348.700.480 (đồng).
Khi mức sản lượng tiêu thụ bằng sản lượng hoà vốn: Công ty đạt mức hoà vốn khi: Doanh thu = Tổng chi phí Gọi xhv là sản lượng hoà vốn, ta có:
37.490xhv = 26.569xhv + 4.348.700.480 (37.490- 26.569)xhv = 4.348.700.480 xhv = 398.196 (đôi)
Khi sản lượng sản phẩm tiêu thụ bằng 398.196 đôi ta có:
- Số dư đảm phí = 10.921 x 398.196 = 4.348.700.480(đồng) - Lợi nhuận = 4.348.700.480 - 4.348.700.480 = 0
Công ty đạt điểm hoà vốn.
Khi sản lượng sản phẩm tiêu thụ lớn hơn sản lượng hoà vốn 398.596 đôi > 398.196 đôi, thì trong trường hợp này :
- Số dư đảm phí = 10.921 x 398.596 = 4.353.066.916 (đồng) - Lợi nhuận = 4.353.066.916 - 4.348.700.480 = 4.366.436 (đồng)
Khi sản lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức 399.000 đôi > 398.596 đôi, thì:
- Số dư đảm phí = 10.921 x 399.000 = 4.357.479.000 (đồng) - Lợi nhuận = 4.357.479.000 - 4.348.700.480 = 8.778.520 (đồng)
Như vậy, khi sản lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên một lượng Δ = 404 đôi (399.000 - 398.596) thì lợi nhuận tăng lên một lượng là 4.412.084 đồng (404 đôi x 10.921 đồng)
Kết luận: Sau khi phân tích các trường hợp trên ta thấy được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận của công ty cụ thể là khi sản lượng tiêu thụ tăng lên một lượng thì lợi nhuận cũng tăng một lượng đúng bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thêm nhân với số dư đảm phí đơn vị. Nhờ đó, giúp cho nhà quản trị nhanh chóng xác định được chính xác khoản lợi nhuận.
Để đưa ra được quyết định chính xác hơn trong việc lựa chọn phương án kinh doanh, công ty cần phân tích thêm một số chỉ tiêu khác như:
Tỷ lệ số dƣ đảm phí: là tỉ lệ phần trăm số dư đảm phí tính trên doanh thu, công ty có thể tính chỉ tiêu này cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm hay một đơn vị sản phẩm.
Tỉ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí x 100% Doanh thu
Dựa trên số liệu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV – 2011 của sản phẩm mã R – 2001 – S tại công ty Chân Trời Xanh, ta có tỷ lệ số dư đảm phí bằng:
Tỷ lệ số dư
đảm phí =
4.356.168.480
x 100% = 29,13043478% 14.954.011.200
Phân tích các trường hợp cụ thể sau:
Tại sản lượng tiêu thụ là 398.596 đôi, thì
- Doanh thu đạt được là : 398.596 x 37.490 = 14.943.364.040 (đồng) - Số dư đảm phí = 10.921 x 398.596 = 4.353.066.916 (đồng)
- Lợi nhuận tại mức sản lượng 398.596 đôi là:
4.353.066.916 - 4.348.700.480 = 4.366.436 (đồng) Tại sản lượng tiêu thụ 399.000 đôi, thì
- Doanh thu = 399.000 x 37.490 = 14.958.510.000 (đồng) - Số dư đảm phí = 10.921 x 399.000 = 4.357.479.000 (đồng) - Lợi nhuận tại mức sản lượng 399.000 đôi là:
4.357.479.000 - 4.348.700.480 = 8.778.520 (đồng)
Vậy, khi doanh thu tăng một lượng là 15.145.960 đồng(14.958.510.000đ - 14.943.364.040đ) Lợi nhuận sẽ tăng một lượng là :
15.145.960 x 29,13043478% = 4.412.084 (đồng)
Kết luận: Qua phân tích trên, ta thiết lập được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận cụ thể là khi doanh thu tăng thêm một lượng, lợi nhuận cũng tăng thêm một lượng đúng bằng doanh thu tăng thêm nhân với tỷ lệ số dư đảm phí.
Kết cấu chi phí: Kết cấu chi phí chính là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến, chi phí bất biến chiếm trong tổng chi phí của công ty.
Dựa vào bảng báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh quý IV – 2011 của sản phẩm mã R-2001-S (bảng 3.14) ta có: Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ (%) Doanh thu 14.954.011.200 100% (-) Biến phí 10.597.842.720 70,86956522% Số dư đảm phí 4.356.168.480 29,13043478% (-) Định phí 4.348.700.480 - Lợi nhuận 7.468.000 -
Dựa vào bảng trên, ta có :
Tổng chi phí = 10.597.842.720 + 4.348.700.480 = 14.946.543.200 (đồng) Tỷ lệ biến phí trong tổng chi phí:
10.597.842.720 x 100% = 70,905% x 100% = 70,905% 14.946.543.200 Tỷ lệ định phí trong tổng chi phí: 4.348.700.480 x 100% = 29,095% 14.946.543.200
Do công ty Chân Trời Xanh chuyên sản xuất và gia công mặt hàng bao tay, găng tay bằng vải, mà nguyên liệu chính là vải được mua từ bên ngoài nên biến phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí (70,905%) so với định phí (29,095%). Do đó, tỷ lệ số dư đảm phí của công ty nhỏ (29,13043478%).
* Giả sử nếu tăng doanh thu lên 10.000.000 đồng thì:
- Lợi nhuận công ty tăng thêm = 10.000.000 x 29,13043478% = 2.913.043,468 (đồng) - Lợi nhuận công ty lúc này = 7.468.000 + 2.913.043,468 = 10.381.043,48(đồng)
* Giả sử nếu giảm doanh thu đi 10.000.000 đồng thì :
- Lợi nhuận công ty giảm đi = 10.000.000 x 29,13043478% = 2.913.043,468 (đồng) - Lợi nhuận công ty lúc này = 7.468.000 + 2.913.043,468 = 4.554.956,532(đồng)
Kết luận: Qua phân tích trên, ta thấy công ty Chân Trời Xanh có định phí chiếm tỷ trọng nhỏ (29,095%), biến phí chiếm tỷ trọng lớn (70,905%) trong tổng chi phí, khi tăng, giảm doanh thu 10.000.000 đồng thì lợi nhuận tăng lên và giảm xuống một lượng là (2.913.043,468 đồng). Điều này cho thấy công ty có mức đầu tư thấp do đó tốc độ phát triển tăng chậm, tuy nhiên nếu gặp rủi ro trong kinh doanh thì thiệt hại sẽ ít hơn.
Đòn bẩy hoạt động: Là mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu, nhưng với điều kiện tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
Đòn bẩy hoạt động = Tốc độ tăng lợi nhuận Tốc độ tăng doanh thu
Hay:
Lợi nhuận
Dựa vào bảng báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh quý IV – 2011 của sản phẩm mã R-2001-S (bảng 3.14) ta có: