- Đối với cá nhân
b. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề định kỳ để bổ sung kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ nhân sự của công ty
3.2.2.2 Các biện pháp thực hiện việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực
* Công ty Bảo Việt Đồng Nai sẽ phối hợp với các trường đại học như Đại học Lạc Hồng, Đại học Đồng Nai để đào tạo chuyên ngành về bảo hiểm, hình thành các trung tâm, cơ sở đào tạo về bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm, xây dựng hệ thống chương trình, tài liệu v.v… chặt chẽ và bài bản để áp dụng thuận tiện, chuẩn xác, tạo ra được nguồn nhân lực bảo hiểm sau khi tốt nghiệp có thể sử dụng được ngay, đồng thời phối hợp với các đối tác là các trung tâm đào tạo tại Đồng Nai, nhằm tăng cường các chương trình đào tạo để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm. Đặc biệt là thay đổi phương pháp giảng dạy, gắn sát với hoạt động thực tiễn cũng như đào tạo cả những ưu thế cạnh tranh như tin học, ngoại ngữ hay tác phong công nghiệp v.v...đồng thời công ty cũng sẽ vận dụng cách đào tạo qua các khóa huấn luyện bài bản do công ty tự thực hiện hoặc giao cho các đối tác chuyên nghiệp phụ trách. Phân công cán bộ có năng lực tham gia công tác giảng dạy để phục vụ nhu cầu đào tạo dưới dạng kèm cặp, đào tạo tại chỗ của công ty cũng như tham gia các khóa đào tạo giảng viên cơ sở của Bảo hiểm Bảo Việt khi có yêu cầu.
* Một trong những giải pháp chiến lược cơ bản là không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ CBVC, chất lượng của đội ngũ CBVC được công ty quan tâm ngay từ khâu tuyển dụng, nhưng do tính chuyên môn của nghiệp vụ bảo hiểm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBVC thường chỉ được nâng cao thông qua công
tác đào tạo cho lực lượng đang làm việc. Bố trí công việc phù hợp với kỹ năng, nghiệp vụ được đào tạo cho cán bộ đã hoàn thành các khóa đào tạo.
* Về chương trình đào tạo phát triển
Qua công tác đào tạo và phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo cũng còn một số điểm cần rút kinh nghiệm, cũng như đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng các khóa học trong thời gian tới thì cần lưu ý phải thực hiện các nguyên tắc cơ bản trong học tập theo qui trình như sau:
Thứ nhất, công tác lên danh sách và triệu tập học viên: việc lựa chọn và sắp xếp
học viên của khóa học có quyết định rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của khóa học. Học viên của khóa học quá đa dạng sẽ khó khăn cho việc xây dựng chương trình đào tạo, các bài tập tình huống, sự chia sẻ kinh nghiệm v.v… khó đáp ứng đầy đủ được các mong đợi của học viên, học viên không hào hứng tham gia, chất lượng đào tạo sẽ không cao. Việc ghép cán bộ có thâm niên công tác học với cán bộ mới hay cán bộ có thâm niên công tác ít học chung sẽ dẫn đến một lớp trình độ học viên không đồng đều, tâm lý e ngại, ảnh hưởng đến chất lượng khóa học, gây khó khăn cho việc xây dựng nội dung chương trình. Do đó cần lưu ý trong việc sắp xếp đối tượng học viên cho mỗi khóa học, đảm bảo độ đồng đều về trình độ năng lực, về lĩnh vực công tác,…để thuận lợi trong việc xây dựng chương trình, xây dựng các bài tập tình huống sát với công việc hàng ngày của học viên, tạo sự hứng khởi cho học viên khi tham dự khóa học.
Thứ hai, công tác thực hiện khảo sát trước khóa học: việc thực hiện khảo sát trước khóa học chưa thực sự hiệu quả, nhiều khóa học phiếu khảo sát gửi không đủ hoặc gửi muộn khi khóa học đã bắt đầu, việc thực hiện trả lời phiếu khảo sát của học viên còn hình thức, nội dung trả lời sơ sài,...Do đó giảng viên có ít thông tin về học viên để xây dựng bài giảng và phương pháp huấn luyện.Vì vậy việc thực hiện đánh giá trình độ của từng học viên phải thật kỹ, thông qua phiếu khảo sát trước khóa học được thiết kế riêng biệt cho từng loại chương trình, nhằm xác định đúng các vấn đề học viên
gặp phải trong công việc để thiết kế bài giảng theo sát thực tế; cần tìm hiểu kỹ nhu cầu và mong muốn của học viên khi tham gia đào tạo.
- Thứ ba, sự tham gia của bộ phận nhân sự vào việc thiết kế chương trình đào
tạo: trong các chương trình đào tạo đã thực hiện, công ty đã đưa ra các yêu cầu và đặt hàng với đối tác, tuy nhiên một số chương trình có tính đặc thù cần có tham gia góp ý của Ban/phòng nhân sự các đơn vị cũng như lãnh đạo quản lý trực tiếp của các Ban/phòng để nội dung chương trình bám sát và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về năng lực cũng như yêu cầu của công việc thực tế của học viên.
- Thứ tư, công tác truyền thông và tạo động cơ học tập cho học viên: công tác
truyền thông tạo ý thức học tập cho cán bộ cử đi chưa thật tốt. Một số học viên đi học nhưng không nắm được mục tiêu khóa học, chưa tích cực tham gia các hoạt động của khóa học nên chậm hòa nhập vào chương trình đào tạo. Do vậy, trước mỗi khóa học, Ban/phòng nhân sự phối hợp với phòng ban trực tiếp quản lý học viên, cung cấp cho học viên đầy đủ các thông tin về nội dung khóa học, về thời gian học, về nội quy học tập v.v...
- Thứ năm, hỗ trợ và theo dõi quá trình ứng dụng kết quả đào tạo: công tác hỗ
trợ và giám sát quá trình ứng dụng công cụ kết quả đào tạo của học viên vào công việc thực tế còn hạn chế. Việc ứng dụng có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác hỗ trợ và theo dõi giám sát, ngoài việc hỗ trợ học viên theo quy trình đào tạo. Bộ phận nhân sự và đặc biệt đối với cán bộ quản lý trực tiếp là vô cùng quan trọng. Để nâng cao ý thức học tập của học viên, cán bộ quản lý trực tiếp nên yêu cầu học viên có báo cáo kết quả tham dự sau khóa học, có kế hoạch ứng dụng kết quả học được vào thực tế công việc, đồng thời có sự kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng đó. Về phía Bộ phận Nhân sự cần đặt ra yêu cầu cho cán bộ quản lý thực hiện đánh giá và giám sát quá trình ứng dụng kết quả học tập vào trong môi trường làm việc, đề nghị đưa thêm chức năng phát triển nhân viên vào bản mô tả công việc của lãnh đạo các Ban và coi đây như là một phần nhiệm vụ của nhà quản lý để xem xét đánh giá hiệu quả làm việc cuối kỳ.
- Thứ sáu, về số lượng khóa học tham dự: với mục đích chuẩn hóa toàn bộ kiến
thức, kỹ năng cơ bản cho CBVC theo các yêu cầu của Bản đồ học tập, khi cử cán bộ tham dự các khóa học cần lưu ý số khóa học mà mỗi cán bộ sẽ tham dự, một cán bộ chỉ nên tham dự không quá 3 khóa học, đồng thời cần có kế hoạch học tập, tham dự các khóa học cho cán bộ ngay từ đầu năm.
Thứ bảy, lực lượng giảng viên của đối tác chưa đáp ứng yêu cầu của công ty,
dẫn tới một giảng viên phải đảm nhận nhiều chuyên đề và nhiều khóa học, việc lựa chọn đối tác, giảng viên thực hiện các chương trình đào tạo cần được đa dạng hơn, cần có sự tham gia trực tiếp của giảng viên trong việc xây dựng chương trình, mỗi giảng viên chỉ nên thực hiện một chương trình, một chuyên đề và chỉ một khóa học.
3.3. KIẾN NGHỊ