Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty bảo việt đồng nai đến năm 2015 (Trang 31 - 34)

- Phòng PVKH số 7,8,9: đối tượng và phạm vi là những khách hàng trên địa bàn huyện Trảng Bom, huyện Thống Nhất và huyện Vĩnh Cửu.

2.2.1.1Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên

Quản lý hiệu quả làm việc là một quy trình tuần hoàn, liên tục có quan hệ chặt chẽ, đồng hành giữa nhân viên, người quản lý trực tiếp và bộ phận nhân sự bằng các hoạt động : thiết lập mục tiêu, quản lý, điều chỉnh mục tiêu và đánh giá hiệu quả làm việc. Kết quả đánh giá được xem xét làm cơ sở cho những quyết định khen thưởng, điều chỉnh lương, thuyên chuyển v.v… hoặc có kế hoạch nâng cao kiến thức, kỹ năng, xây dựng định hướng và lộ trình phát triển nghề nghiệp.

* Đánh giá của cá nhân

Trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động, mỗi cá nhân tự đánh giá hiệu quả làm việc cho từng công việc được giao và đưa ra nhận xét tổng quan về hiệu quả làm việc của bản thân trong kỳ đánh giá.

Nội dung đánh giá CBVC bao gồm các điểm chính sau

- Năng lực của mỗi cá nhân:

+ Kiến thức chung, có kiến thức về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, về các thủ tục, nguyên tắc hành chính theo qui định của pháp luật, hiểu biết về các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật - xã hội của các đối tượng bảo hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm, về tình hình thị trường bảo hiểm trên địa bàn, nắm vững các nguyên lý cơ bản về bảo hiểm, quy tắc, điều khoản, hợp đồng bảo hiểm, biểu phí và các qui định nội bộ về nghiệp vụ được phân công.

+ Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện được các thao tác nghiệp vụ trong phạm vi công việc, biết xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch công tác theo chức trách, thiết lập và phát triển quan hệ với khách hàng và thực hiện công tác chăm sóc, phục vụ khách hàng.

+ Kỹ năng hành chính văn phòng, có trình độ tin học văn phòng, biết sử dụng các phần mềm tin học phục vụ công việc, trình độ ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu công việc, thực hiện được công tác thống kê, báo cáo, bảo quản tài liệu nghiệp vụ và phải biết soạn thảo các báo cáo, văn bản có liên quan đến công việc được giao.

+ Kỹ năng hỗ trợ, có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan hệ, có kỹ năng thương lượng, kỹ năng đàm phán và có kỹ năng làm việc nhóm, làm việc tập thể.

- Thái độ và tinh thần làm việc có các tiêu chuẩn sau:

+ Tính chủ động, hiểu biết chức trách nội dung công việc và đưa ra được các giải pháp, cách thức thực hiện công việc, có khả năng hoạt động độc lập, biết xử lý công việc phát sinh, có thực hiện cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng công việc và có ý thức học tập nâng cao trình độ.

+ Tinh thần hợp tác, biết duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với đồng nghiệp (trong và ngoài bộ phận), có chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hợp tác, hỗ trợ đồng nghiệp, cố gắng giảm thiểu các xung đột cá nhân với đồng nghiệp, có thái độ đúng mực trong xử lý các xung đột.

+ Tinh thần trách nhiệm, hoàn thành trọn vẹn công việc đúng thời hạn, sẵn sàng thực hiện các công việc phát sinh để bộ phận hoàn thành nhiệm vụ, có đề xuất để phát triển công ty, phòng và sẵn sàng nhận công việc mới, khó khăn hơn.

+ Ý thức tổ chức kỷ luật, đảm bảo ngày giờ công, chấp hành tốt nội quy, kỷ luật, thực hiện nghiêm các qui định, qui trình, thủ tục nghiệp vụ, tôn trọng cấp trên, khách hàng và có ý thức phục vụ tận tâm, nhiệt tình.

- Kết quả công việc có các tiêu chuẩn sau:

+ Khối lượng, doanh thu phí bảo hiểm thực hiện/ số lượng hồ sơ bồi thường thụ lý báo cáo.

+ Chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu của Khách hàng, của công ty.

+ Hiệu quả, khối lượng và chất lượng công việc của viên chức đạt được so với công sức, chi phí bỏ ra.

Tự đánh giá là một cơ hội tốt để bản thân tự nhận xét về mình đã thực hiện các công việc đã qua và báo cáo hiệu quả làm việc của từng cá nhân đến lãnh đạo trực tiếp. Đây là những đánh giá được xem xét là có tính hệ thống và xác thực nhất về hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân.

* Đánh giá của người lãnh đạo trực tiếp

Trong mỗi kỳ đánh giá, người lãnh đạo trực tiếp có trách nhiệm đánh giá và quyết định mức đánh giá đối với các nhân viên thuộc phạm vi quản lý về mức độ hiệu quả làm việc cũng như hành vi của người lao động so với công việc và nhiệm vụ được giao. Bản đánh giá đưa ra những điểm mạnh và những điểm cần cải thiện về hiệu quả làm việc.

Người lãnh đạo trực tiếp phải tiến hành buổi họp nhằm trao đổi, thảo luận kết quả đánh giá mỗi kỳ với từng cán bộ, nhân viên về hiệu quả làm việc của nhân viên. Nội dung trao đổi phải bao gồm các điểm chính sau: những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế, nhược điểm và các đề xuất hướng cải tiến, khắc phục.

Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên công ty, hệ thống tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng để đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên chuyên môn nghiệp vụ tại Công ty Bảo Việt Đồng Nai.

Đội ngũ nhân viên của Công ty Bảo Việt Đồng Nai có 4 loại chức danh Trình độ đại học: - Kinh tế viên thu nhận bảo hiểm.

- Kinh tế viên giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Trình độ trung cấp: - Kinh tế viên trung cấp thu nhận bảo hiểm.

- Kinh tế viên trung cấp giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Công ty Bảo Việt Đồng Nai hiện nay đang thực hiện tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên. Việc đánh giá chất lượng lao động hay chất lượng công tác hiện nay, được giao cho các phòng họp hàng tháng để đánh giá các công việc được giao trong tháng, trên cơ sở cá nhân lập kế hoạch tuần và các công việc được giao.

Việc đánh giá một nhân viên sẽ căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc là cao, trung bình hay thấp theo chức danh hiện được xếp.

- Năng lực chuyên môn, đáp ứng tốt các yêu cầu về trình độ chuyên môn theo chức danh được xếp và có tinh thần học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ.

- Kết quả công việc, hoàn thành công việc được giao với chất lượng cao, không có sai phạm về chuyên môn.

- Tinh thần trách nhiệm, tổ chức kỷ luật, thái độ phục vụ, có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy quy định của công ty, đảm bảo ngày giờ công, đoàn kết nội bộ và phối hợp với đồng nghiệp tốt, nêu cao tinh thần phục vụ khách hàng, không nhũng nhiễu gây khó khăn cho khách hàng.

- Phẩm chất đạo đức, tham gia phong trào, có lối sống trong sạch lành mạnh, không dùng cương vị công tác để tư lợi, tham gia tích cực các phong trào do công ty và các đoàn thể tổ chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến cuối tháng họp xét phân loại qua các tiêu chuẩn (chỉ tiêu/tiêu chí) theo 4 mức và chia thang điểm như sau

Loại A: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt 9 – 10 điểm. Loại B: Hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 7 – 8 điểm.

Loại C: Hoàn thành nhiệm vụ đạt 5 – 6 điểm.

Loại D: Không hoàn thành nhiệm vụ từ 4 điểm trở xuống (vi phạm pháp luật, nội qui quy định của Tổng công ty hoặc công ty).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty bảo việt đồng nai đến năm 2015 (Trang 31 - 34)