Bổ sung các yêu cầu cụ thể cho việc xây dựng môi trường văn hóa và phong trào thi đua trong công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty bảo việt đồng nai đến năm 2015 (Trang 76 - 79)

- Đối với cá nhân

d. Bổ sung các yêu cầu cụ thể cho việc xây dựng môi trường văn hóa và phong trào thi đua trong công ty

phong trào thi đua trong công ty

Trong quan hệ với người lao động, văn hóa doanh nghiệp không chỉ thể hiện qua việc trả lương theo cống hiến hay năng suất, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, tạo điều

kiện cho người lao động phát triển, mà nó bao gồm cả việc xây dựng môi trường văn hóa kinh doanh dựa trên nguyên tắc nhân ái, bình đẳng. Một môi trường kinh doanh nhân ái là khuyến khích sáng tạo và cổ vũ cho sự tiến bộ, phát triển của người lao động. Bình đẳng là tạo cơ hội học tập và phát triển chứ không phải là chủ nghĩa bình quân, cào bằng giữa người giỏi và người kém hay sự buông thả về kỷ luật không tuân theo mục tiêu của tổ chức, vì vậy:

Công ty cần xây dựng một quy trình nghiêm ngặt, chặt chẽ, tuân thủ theo một hệ thống có tổ chức bài bản, phải được hệ thống hoá sự ngăn nắp, tính khoa học. Nó tạo nên “văn hoá doanh nghiệp”, gây ấn tượng để khách hàng, đối tác tin vào chất lượng sản phẩm của công ty.

Đặc biệt mối quan hệ giữa các Phòng, Ban với bản thân người lao động đó là xây dựng tinh thần đồng đội, tính làm việc theo tổ, nhóm là hiệu quả nhất, giúp tạo dựng thói quen làm việc có kỷ luật tập thể và phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và quản lý thông qua các hoạt động thực tế.

Để xây dựng được môi trường văn hoá của công ty, rất cần có sự tham gia của các cơ quan Nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng văn hoá công sở, văn hoá trong ứng xử với công dân và doanh nghiệp, tôn trọng pháp luật, từ đó CBVC tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và môi trường an toàn, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện các hoạt động cải tiến nhằm xây dựng ý thức cho mọi người tại nơi làm việc.

Công ty Bảo Việt Đồng Nai xây dựng tổ chức bộ máy theo định hướng “Khách hàng là trung tâm mọi hoạt động” và với phương châm của Bảo Việt “Phục vụ khách hàng một cách tốt nhất để phát triển” cần thực hiện theo các bước sau:

Thứ nhất, phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp xoay quanh trung tâm là khách

hàng. tiến hành điều tra, phân tích và nghiên cứu kỹ những đặc điểm, sở thích của khách hàng, những yêu cầu của khách hàng về dịch vụ của công ty.... Công tác nghiên cứu - điều tra khách hàng của mỗi công ty cần được đẩy mạnh, tiến hành thường xuyên, kịp thời phản ánh những phản hồi của khách hàng về công ty để giúp đưa ra những chính

sách, kế hoạch hành động, quy định, hành xử văn hóa phù hợp đối với mỗi đại lý, cán bộ của Công ty. Chỉ khi văn hóa doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng đó, khách hàng mới hài lòng và trung thành với Công ty.

Thứ hai, chúng ta phải đặc biệt chú ý là phong tục tập quán của Việt Nam, văn

hoá Việt Nam, mức độ phát triển của doanh nghiệp Việt Nam so với doanh nghiệp nước ngoài, thực trạng về đội ngũ cán bộ hiện tại, đối tượng khách hàng…

Thứ ba, văn hóa doanh nghiệp không phải là bất di bất dịch và cần có sự thay đổi,

điều chỉnh theo xu thế của thị trường, theo nhu cầu của khách hàng. Do đó doanh nghiệp không bị tụt hậu và mới liên tục phát triển.

Thứ tư, xây dựng văn hoá doanh nghiệp không phải là “việc làm một sớm một

chiều” vẫn cần thời gian để đạt kết quả và khi đã đạt kết quả thì vẫn phải làm liên tục.

Thứ năm, tạo nên sự khác biệt trong văn hoá của riêng mình là phải thực hiện

đồng bộ các công việc: xác định và nghiên cứu thấu đáo khách hàng mục tiêu; đào tạo, ghi nhận, đặt mục tiêu, động viên, đánh giá kết quả, công khai những mục tiêu cho nhân viên.

Thứ sáu, trong kế hoạch xây dựng văn hoá doanh nghiệp phải coi đào tạo là một

bộ phận then chốt, không thể tách rời, đầu tư vào đào tạo đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp, thì đó là một khoản đầu tư rất có hiệu quả vì nó không chỉ nâng cao trình độ, kỹ năng của nhân viên mà còn tạo ra một “văn hóa học tập” nuôi dưỡng sự gắn bó giữa doanh nghiệp và nhân viên, khích lệ tinh thần làm việc và mọi nhân viên luôn làm việc hết mình tâm huyết với Công ty.

3.2.2 Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực

3.2.2.1 Xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Nâng cao khả năng hợp tác quốc tế về giáo dục cũng như đào tạo về lĩnh vực bảo hiểm. Chuẩn hoá các hệ thống kiến thức giảng dạy theo chuẩn quốc tế, giúp xây dựng đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực này, hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao

trong lĩnh vực bảo hiểm, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập của ngành bảo hiểm Việt Nam khi tham gia tổ chức thương mại Thế giới.

Đầu tư vào việc đào tạo nhân viên ngay trong công việc là một giải pháp tự đáp ứng nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực. Song mỗi doanh nghiệp, tại mỗi thời điểm có những nhu cầu và điều kiện làm việc đặc thù, do đó khó có thể nói tới một hình thức đào tạo chung chung cho tất cả các Công ty. Việc đào tạo nhân viên cũng trở thành một chiến lược kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp. Hiểu các hình thức đào tạo khác nhau có thể giúp nhà lãnh đạo lựa chọn một hình thức phù hợp nhất với đặc điểm doanh nghiệp mình.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng gay gắt, yêu cầu của công việc đòi hỏi trình độ ngày càng cao của đội ngũ cán bộ công nhân viên, điều đó đặt ra bài toán nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng cấp thiết. Bên cạnh đó là việc xây dụng chương trình đào tạo và phát triển năng lực sao cho phù hợp, đảm bảo đội ngũ nhân viên được trang bị những kỹ năng và kiến thức phù hợp với những yêu cầu nhiệm vụ chiến lược kinh doanh và đố là điều mà Công ty luôn quan tâm hàng đầu. Việc khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo hiệu quả rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Thông qua các chương trình đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển, gắn bó hơn với Công ty và tạo động lực cho nhân viên cống hiến hết mình cho Công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty bảo việt đồng nai đến năm 2015 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)