Thực trạng về đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty 1 Quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty bảo việt đồng nai đến năm 2015 (Trang 47 - 51)

- Đối với cá nhân

2.2.2Thực trạng về đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty 1 Quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực

e) Chính sách về đề bạt và thăng tiến

2.2.2Thực trạng về đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty 1 Quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực

2.2.2.1. Quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Đồng Nai với vị trí thuận lợi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong nhiều năm luôn có kinh tế – xã hội phát triển ổn định, luôn có vị trí trong 3 hạng đầu về thu hút đầu tư nước ngoài. Do vậy, thị trường bảo hiểm Đồng Nai phát triển mạnh mẽ sôi động, cạnh tranh gay gắt. Tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm (kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) ngay sau khi thành lập đều triển khai hoạt động trên địa bàn Đồng Nai. Để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh quyết liệt như vậy, Công ty Bảo Việt Đồng Nai đã chú trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ viên chức, xem đây là biện pháp cạnh tranh vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính cơ bản lâu dài.

Trong thời gian qua công ty đã xây dựng quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho công ty. Cụ thể như bảng 2.6.

Bảng 2.6: Quy trình đào tạo tại Công ty Bảo Việt Đồng Nai

Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công

việc Phòng Nhân sự (1) Phòng Nhân sự (2) Giám đốc (-) (+) (3) Phòng Nhân sự (4) Phòng Nhân sự (5) Giám đốc (-) (-) (+) (6) Phòng nhân sự (7) Phòng nhân sự (8) (Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính) Xét duyệt Tổ chức đào tạo

Báo cáo, Đánh giá kết quả đào tạo Xác định nhu cầu đào

tạo

Lập kế hoạch đào tạo

Xét duyệt

Đào tạo nội bộ Thuê ngoài đào tạo

Chuẩn bị tài liệu

Diễn giải quy trình đào tạo phát triển ở bảng 2.6 như sau:

(1) Xác định nhu cầu đào tạo: nhu cầu đào tạo được xác định trên các cơ sở sau.

Bản đồ học tập; đào tạo về kiến thức sản phẩm mới, quy trình mới, khoảng cách giữa năng lực hiện có của cán bộ nhân viên so với tiêu chuẩn chức danh cần đạt theo từng vị trí công việc, đào tạo cán bộ có năng lực và khả năng phát triển để chuẩn bị cho đội ngũ lãnh đạo nguồn theo thực tế, yêu cầu của hoạt động kinh doanh, các khóa đào tạo khác theo đề nghị của các Phòng.

(2) Kế hoạch đào tạo: căn cứ vào nhu cầu đào tạo, Phòng nhân sự của công ty

tổng hợp và phân tích để xác định nhu cầu đào tạo của công ty, trên cơ sở đó lập kế hoạch đào tạo hàng năm cho toàn công ty.

(3) Xét duyệt kế hoạch đào tạo: kế hoạch đào tạo được giám đốc trực tiếp xem

xét và phê duyệt trước khi được tổ chức triển khai.

(4) Xác định phương thức tổ chức đào tạo

* Đào tạo nội bộ:

- Đối với các khóa đào tạo qua Tổng công ty, trên cơ sở kế hoạch đã được giám đốc phê duyệt, Phòng nhân sự đăng ký khóa đào tạo và danh sách học viên với công ty.

- Đối với các khóa đào tạo do công ty thực hiện, Phòng nhân sự phối hợp với các Phòng liên quan tại công ty để tổ chức đào tạo.

* Thuê ngoài đào tạo:

- Đối với các khóa học trong nước do cán bộ tự đề xuất đi học, Phòng nhân sự là đấu mối trình giám đốc xem xét phê duyệt.

- Đối với các khóa học ngắn hạn, dài hạn tại nước ngoài, Phòng nhân sự phối hợp với các phòng tại công ty, lựa chọn cán bộ cử đi học đề xuất lên giám đốc chấp thuận và gửi về Tổng công ty để trình Tổng giám đốc xem xét phê duyệt.

(5) Chuẩn bị và tiếp nhận tài liệu đào tạo

- Các khóa đào tạo do giảng viên công ty thực hiện, Phòng nhân sự phối hợp với các Phòng và cán bộ liên quan chuẩn bị tài liệu đào tạo.

- Đối với các khóa đào tạo thuê ngoài, Phòng nhân sự tiếp nhận tài liệu đào tạo, đánh giá giảng viên, đưa ra những yêu cầu về nội dung, tài liệu đào tạo trình giám đốc xem xét phê duyệt.

(6) Phê duyệt tài liệu đào tạo: tài liệu đào tạo của tất cả các khóa học phải do

giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền xem xét phê duyệt trước khi tổ chức đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(7) Tổ chức các khóa đào tạo

* Đối với các khóa học do công ty thực hiện:

- Trên cơ sở kế hoạch đào tạo năm, lên lịch đào tạo của tháng tiếp theo;

- Phối hợp với các phòng liên quan và giảng viên nội bộ thiết kế nội dung đào tạo, tài liệu đào tạo trình giám đốc xét duyệt.

- Lên danh sách, thông báo tới các phòng triệu tập cán bộ tham dự khóa học. * Đối với các khóa học thuê ngoài:

Phòng nhân sự tiếp nhận thông tin liên quan đến khóa đào tạo từ đơn vị đối tác đào tạo, tài liệu đào tạo (đã được giám đốc phê duyệt), lập danh sách và công văn triệu tập cán bộ đi học.

(8) Báo cáo, đánh giá kết quả đào tạo

* Báo cáo kết quả đào tạo: kết thúc khóa học, người được cử đi đào tạo phải làm báo cáo kết quả học tập.

Cán bộ nhân sự phụ trách hồ sơ cá nhân phải lưu và cập nhật về lớp đào tạo đã hoàn thành vào hồ sơ cá nhân của cán bộ (lưu chính chỉ, bằng cấp của khóa đào tạo).

* Đánh giá kết quả đào tạo

- Đánh giá ngay sau khi đào tạo: ngay sau kết thúc các khóa đào tạo, cán bộ tham dự các khóa đào tạo phải hoàn thành bản đánh giá khóa học.

- Căn cứ vào đánh giá kết quả đào tạo, Phòng nhân sự phân tích và tổng hợp chất lượng các khóa đào tạo đã được tổ chức, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng các khóa đào tạo.

Như vậy, công tác đào tạo tại Công ty Bảo Việt Đồng Nai được triển khai ở 3 mặt: đào tạo định hướng cho viên chức mới, đào tạo nâng cao cho viên chức đang làm việc và đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ các cấp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty bảo việt đồng nai đến năm 2015 (Trang 47 - 51)