Thực trạng đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty bảo việt đồng nai đến năm 2015 (Trang 51 - 53)

- Đối với cá nhân

e) Chính sách về đề bạt và thăng tiến

2.2.2.2. Thực trạng đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Nằm trong chủ trương chung của hệ thống Bảo Việt về công tác đào tạo, có được sự hỗ trợ tích cực của Trung tâm đào tạo Bảo Việt, công tác đào tạo tại Công ty Bảo Việt Đồng Nai với sự quan tâm của lãnh đạo công ty đã được triển khai có nề nếp và mang lại những hiệu quả nhất định.

Công ty đã mở được 263 lượt đào tạo để phát triển nguồn nhân lực trong vòng 5 năm qua. Bình quân mỗi năm công ty tổ chức 32 đợt đào tạo tạo chổ và 14 đợt đào tạo bên ngoài công ty. Số liệu cụ thể thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7: Số lượt đào tạo của Bảo Việt Đồng Nai từ 2006-2010

STT Năm

Số lượt đào tạo

Tại công ty Bên ngoài công ty Tổng cộng

1 2006 67 18 85 2 2007 34 18 52 3 2008 28 13 41 4 2009 7 14 21 5 2010 55 9 64 Tổng cộng 191 72 263 (Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)

Qua bảng 2.7 cho thấy, tổng sồ lượt đào tạo ngắn hạn và trung hạn (dưới 01 năm) tại công ty trong 05 năm là 191 lượt bao gồm, đào tạo về nghiệp vụ bảo hiểm cơ bản và nâng cao như, bảo hiểm con người, tài sản và xe cơ giới, tập huấn, hội thảo và đào tạo các kỹ năng quản lý, bán hàng, giao tiếp khách hàng v.v... Số lượt đào tạo bên

ngoài là 72 lượt bao gồm, đào tạo do Tổng công ty tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ (trung cấp học đại học, đại học lên cao học), đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý cho giám đốc, phó giám đốc và trưởng phó phòng v.v…Như vậy, riêng năm 2009 có số lượt đào tạo là thấp nhất (21 lượt) trong tổng số lượt đào tạo từ 2006-2010 tại công ty thực hiện được 263 lượt.

Hàng năm có khoảng 53 người (chiếm trên 50%) trong tổng số CBVC được tham gia đào tạo, với chi phí đào tạo là các khoản chi bao gồm: học phí, chi phí tài liệu, lệ phí thi (nếu có). Nguồn kinh phí này do công ty đào thọ khoảng 63% và tổng công ty đài thọ khoảng 37%. Số liệu cụ thể ở bảng 2.8.

Bảng 2.8: Kinh phí đào tạo phát triển từ 2006-2010

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Số lượng CBVC được đào tạo trong năm

(người)

85 52 41 21 64

Kinh phí đào tạo do Tổng công ty chi hộ

(triệu đồng)

7,34 45,10 47,50 32,30 28,60

Kinh phí đào tạo do công ty đài thọ

(triệu đồng)

32,50 66,97 43,75 34,34 98,68

Tổng cộng kinh phí

(triệu đồng) 39,84 112,07 91,25 66,64 127,28

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)

Qua bảng 2.8 cho thấy, trong năm 2010, tổng số lượt đào tạo là 64 lượt với kinh phí 127.280.000 đ (bình quân khoảng 2.000.000/lượt đào tạo). Như vậy công ty đã thực hiên việc đào tạo và chi trả kinh phí, nhưng việc tổng kết, đánh giá kết quả sau đào tạo đối với cá nhân tham gia khóa học thì chưa thật sự phát huy hết những kiến thức đã học

để áp dụng vào thực tế công việc, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng và phát triển công ty.

Công tác đào tạo phát triển qua khảo sát 55 CBVC về mức độ hài lòng chính sách đào tạo phát triển được đánh giá như bảng sau:

Bảng 2.9: Khảo sát CBVC về mức độ hài lòng trong đào tạo phát triển

Mức độ hài lòng trong đào tạo phát triển

Trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Số người trả lời

Giới tính Nam 3.16 .9344 31

Nữ 3.12 .8999 24

Tổng 3.15 .9112 55

Nguồn: Điều tra và xử lý của tác giả 3/2011. Bảng 2.9: ta nhận thấy, quá trình đào tạo phát triển tại công ty trong thời gian qua và sự mong đợi của CBVC đáp ứng công việc hiện tại trong tình hình cạnh tranh như hiện nay. Khi nhận trả lời qua phiếu khảo sát và xử lý chương trình SPSS có kết quả là 3,15 nằm ở mức độ hài lòng, như vậy chính sách đào tạo phát triển đưa ra chưa kích thích, khuyến khích CBVC tham gia học tập nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm thăng tiến trong tương lai.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty bảo việt đồng nai đến năm 2015 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)