- Đối với cá nhân
a. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại Công ty Bảo Việt Đồng Na
tại Công ty Bảo Việt Đồng Nai
* Xác định vai trò và trách nhiệm của cá nhân
Chủ động thảo luận với người quản lý trực tiếp để xây dựng, hiệu chỉnh mục tiêu làm việc; kiểm soát các công việc, bám sát các mục tiêu đã xây dựng, có phương pháp làm việc thích hợp để không chỉ làm việc đạt hiệu quả mà còn vuợt trội các yêu cầu về hiệu quả và hành vi so với đồng nghiệp, thường xuyên bổ sung kiến thức, phát triển các kỹ năng và có thái độ làm việc tích cực để hỗ trợ thực hiện mục tiêu hiện tại, cũng như sự phát triển bản thân; hoàn thành bản Tự đánh giá giữa kỳ, đánh giá cuối năm và chuẩn bị cho buổi thảo luận với người quản lý trực tiếp, chủ động và tích cực tham gia các buổi thảo luận, rà soát về hiệu quả làm việc và hoàn thành các tài liệu về quản lý hiệu quả làm việc đúng thời hạn.
* Xác dịnh vai trò và trách nhiệm của người quản lý trực tiếp
Truyền thông về các mục tiêu chiến lược của Công ty, kế hoạch hoạt động của Phòng, Ban chức năng để đưa ra định hướng, xây dựng và thống nhất mục tiêu và quản lý
hiệu quả làm việc của nhân viên thuộc phạm vi quản lý; đảm bảo tất cả các nhân viên thuộc phạm vi quản lý đều có mục tiêu về hiệu quả làm việc trong năm; truyền đạt để các nhân viên thuộc phạm vi quản lý hiểu rõ rõ ràng mục tiêu, chuẩn mực, các thước đo, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lý hiệu quả làm việc; quản lý và giám sát, đánh giá nhân viên một cách khách quan, kịp thời phát hiện và cung cấp các thông tin phản hồi mang tính xây dựng để nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên; chủ động lập kế hoạch và tổ chức thảo luận về hiệu quả làm việc giữa kỳ, đánh giá cuối năm với các nhân viên thuộc phạm vi quản lý; tham gia các cuộc họp của Hội đồng hiệu chỉnh đánh giá hiệu quả làm việc (khi được mời tham dự) để thảo thuận và thống nhất mức đánh giá hiệu quả làm việc của các nhân viên thuộc phạm vi quản lý; quản lý kết quả đánh giá đối với nhân viên, cung cấp dữ liệu, các bằng chứng hoặc những ví dụ thực tế để giải thích tính hợp lý của các kết quả đánh giá đó.
Căn cứ phê duyệt của Lãnh đạo công ty về hiệu quả làm việc, người quản lý trực tiếp sẽ hoàn tất và truyền đạt kết quả đánh giá hiệu quả làm việc tới từng cán bộ, nhân viên thuộc phạm vi quản lý. Kết quả đánh giá cuối cùng hoặc/và kết quả đánh giá đã được hiệu chỉnh (nếu có) phải được người lao động và cán bộ quản lý trực tiếp (hoặc cán bộ đồng quản lý) xác nhận và ký tên theo quy định của Công ty.
Điều kiện đưa ra cho nhân viên tham gia đánh giá hiệu quả làm việc
- Cán bộ, nhân viên làm việc tại Công ty Bảo Việt Đồng Nai có mặt trong danh sách lao động thường xuyên tại thời điểm:
+ 31/03 hàng năm đối với đánh giá giữa kỳ; từ tháng 6 đến hết tháng 7. + 31/12 hàng năm đối với đánh giá cuối kỳ; từ tháng 11 đến hết tháng 1 dương lịch của năm tiếp theo.
- Có thời gian làm việc thực tế liên tục trong năm từ 3 tháng trở lên và đã có bản mục tiêu làm việc đã được người quản lý trực tiếp phê duyệt.
- Hưởng lương từ Quỹ lương của Công ty. - Nội dung đánh giá bao gồm:
+ Những kết quả đã đạt được.
+ Những tồn tại, hạn chế, nhược điểm.
+ Những nội dung công việc phát sinh (không đề cập trong bản mục tiêu). + Đề xuất hướng khắc phục/cải tiến
Hệ thống quản lý hiệu quả làm việc phải thống nhất về phương pháp đánh giá (sử dụng Thang đánh giá 5 mức độ của Bảo Việt), đảm bảo quản lý và theo dõi sát sao về
hiệu quả hoạt động, huấn luyện và đào tạo phát triển nguồn nhân lực thông qua hệ thống phản hồi thông tin giữa người quản lý trực tiếp và nhân viên.
Thang đánh giá Hiệu quả làm việc
Mọi nhân viên sẽ nhận được một trong các mức đánh giá hiệu quả làm việc trong mỗi kỳ đánh giá gồm
+ Loại 1- Xuất sắc: Là những cán bộ, nhân viên vượt trội yêu cầu về hành vi, hiệu quả công việc và rất xuất sắc so với đồng nghiệp trong tổ chức.
+ Loại 2- Tốt: Những cán bộ, nhân viên thường xuyên hoàn thành tốt hơn yêu cầu về hành vi, hiệu quả công việc và xuất sắc so với đồng nghiệp trong tổ chức.
+ Loại 3- Đạt yêu cầu: Những cán bộ, nhân viên thường xuyên đạt hoặc vượt yêu cầu về hành vi, hiệu quả công việc so với đồng nghiệp trong tổ chức.
+ Loại 4- Chưa đạt yêu cầu: Những cán bộ, nhân viên không thường xuyên đáp ứng yêu cầu về hành vi và hiệu quả công việc và/ hoặc kém hơn so với đồng nghiệp.
+ Loại 5- Yếu: Những cán bộ nhân viên không đáp ứng được yêu cầu về hành vi và hiệu quả công việc và rất kém so với đồng nghiệp trong tổ chức.