Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực tại CHI cục THUẾ BIÊN hòa đến năm 2015 (Trang 67 - 68)

lý, đảm bảo hiệu quả, phù hợp số lượng người nộp thuế; tăng cường công tác luân phiên, luân chuyển cán bộ; đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ.

Hệ thống tổ chức bộ máy ngành thuế phải được thường xuyên kiện toàn, bảo đảm đủ khả năng hoàn thành được nhiệm vụ quản lý thu thuế theo xu hướng phát triển ngày càng cao, tăng cường trang bị về phương tiện công tác để đủ điều kiện thực hiện có hiệu quả mô hình quản lý chức năng.

Toàn bộ chính sách phải thông thoáng, triệt tiêu mọi ngăn trở, tạo cho được một bộ máy quản lý điều hành có năng lực, đo bằng hiệu quả, và nạn tham nhũng sách nhiễu, nạn yếu kém trong bộ máy hành thu phải bị đào thải.

3.2.4.2 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực lực

Thực hiện tốt mô hình quản lý theo chức năng kết hợp một cách khoa học các phương pháp quản lý thay chế độ chuyên quản. Thực hiện hoàn chỉnh quy trình kiểm tra theo cơ chế rủi ro thay cho kiểm tra theo niên độ.

Quy trình mới tạo điều kiện phân công cán bộ thuế theo chức năng và theo vụ việc, công tác thanh tra kiểm tra được tăng cường hơn nhờ tính phối hợp khai thác thông tin giữa các bộ phận trong quá trình quản lý.

Áp dụng quy trình mới, tăng hiệu quả quản lý, hạn chế tiêu cực.

Chi cục cần phải cải tiến phương pháp và quy trình đánh giá cán bộ công chức theo hướng gắn với kết quả hoàn thành công việc của từng cán bộ công chức trong

Chi cục để đảm bảo tình công bằng, vừa đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ tiền lương, tiền thưởng của Chi cục. Ngoài ra, các tiêu chí đánh giá phải đảm bảo đáp ứng nguyên tắc SMART:

- Cụ thể, chi tiết: Các tiêu chí phải phản ánh được sư khác biệt giữa người thực hiện công việc tốt và người thực hiện công việc không tốt (S).

- Đo lường được: Các tiêu chí phải đảm bảo đo lường được và không quá khó khăn trong việc thu thập dữ liệu hoặc dữ liệu quá phân tán (M).

- Phù hợp thực tiễn: Các tiêu chí thực hiện công việc gắn với kết quả thực tế, khả thi, hợp lý (A).

- Co thể tin cậy được: Các tiêu chí đo lường thực hiện công việc phải nhất quán, đáng tin cậy. Những người đánh giá khác nhau cùng xem xét kết quả thực hiện của một nhân viên, thì phải có các kết luận không quá khác nhau về kết quả thực hiện của nhân viên đó (R).

- Thời gian thực hiện/ hoàn thành công việc (T): Tiêu chí đánh giá cần xem xét kết quả hoàn thành công việc tương ứng với thời gian quy định (T).

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực tại CHI cục THUẾ BIÊN hòa đến năm 2015 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)