5. Kết cấu của đề tài
2.3.1.1 Yếu tố kinh tế
Do tính chất của logistics không dừng ở một quốc gia mà là sự kết nối toàn cầu, vì vậy sự biến động của nền kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến hoạt động logistics toàn cầu. Hoạt động của các hãng vận tải bằng container và hàng không bị tác động mạnh. Năm 2010 là năm đại thành công của ngành vận tải bằng container, nếu xét 10 hãng tàu hàng đầu thế giới thì năm 2009 số lỗ ở mức 11.52 tỷ USD thì sang năm 2010 mức lời đạt 11.69 tỷ USD “xem phụ lục 2”. Năm 2011 trở nên khó khăn do các yếu tố bất ổn như là dư thừa nguồn cung tàu “xem phụ lục 3” so với nhu cầu nên giá cước vận chuyển giảm; giá dầu vẫn tăng cao nhưng giá cước không điều chỉnh tăng. Biểu hiện rõ nét nhất là kết quả kinh doanh quý 3/2011 khi đa phần các hãng tàu báo cáo lỗ với lợi nhuận biên hoạt động âm. Ngoại trừ Hapag- Lloyd tránh được lỗ trong quý 3. Theo hãng Drewy thì năm nay tổng số lỗ của các hãng tàu sẽ ở mức 2.5 – 3 tỷ USD so với mức lợi nhuận 11.7 tỷ USD năm 2010. “xem phụ lục 4”.Việc thua lỗ nặng đang khiến một số hãng tàu nhỏ gặp nhiều khó khăn và có kế hoạch rút khỏi ngành vận tải. Cụ thể như MISC đã công bố sẽ bỏ bộ phận kinh doanh vận tải container từ tháng 06/2012 vì trong 4 năm vừa qua MISC lỗ tổng cộng gần 1 tỷ USD hay như hãng tàu Zim, với kết quả Quý 3 năm 2011 lỗ 63 triệu USD. (Nguyễn Hữu Duy, 2012).
Theo báo cáo của Hiệp hội vận tải hàng hàng không quốc tế (IATA), số lượng lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không ít bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, số lượng có tăng giảm qua từng tháng nhưng tổng số chuyến hàng vận
chuyển tăng qua 3 năm. Năm 2010 số lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không tăng 5,81 % tương ứng tăng 793.150 lô hàng, Năm 2011 số lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không tăng 0,67 % tương ứng tăng 97.336 lô hàng. “xem phụ lục 5,6,7”
Năm 2012 kinh tế thế giới chưa có nhiều chuyển biến khả quan, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro và được dự báo có những biến động khó lường, ở trong nước các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đầu năm tiếp tục bị áp lực do lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn cao, mức tiêu thụ sản phẩm đạt thấp. Theo thống kê của GSO, tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2012 ước tính tăng 4,38% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó quý I tăng 4,00%; quý II tăng 4,66%. Dự kiến GDP năm 2012 đạt được 5,6% đến 5,8%. Ngành logistics cũng đang đối mặt với những thách thức, khó khăn trong năm 2012.
“Nguồn: IATA, 2012”
Biểu đồ 2. 6: Số lượng hàng vận chuyển bằng hàng không 2009-2011
Datalogic Scanning Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động này, giá cước vận chuyển và các phụ phí tăng. Ngoài ra nguyên liệu đầu vào của công ty thường vận chuyển bằng đường hàng không hoặc dịch vụ phát chuyển nhanh, đây cũng là một trong những yếu tố làm chi phí đầu vào của logistics tăng cao.