5. Kết cấu của đề tài
3.3.1.2 Nhóm giải pháp kết hợp ST
Nâng cao kiến thức về pháp luật, chính sách logistics
Vấn đề pháp luật, chính sách liên quan đến việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động logistics vẫn là một khó khăn cho các doanh nghiệp, không rõ ràng, chồng chéo lên nhau, thay đổi liên tục. Với thực trạng này đòi hỏi các nhà quản lý, nhân viên phòng Hậu cần tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin, trình độ, kinh nghiệm để nâng cao sự hiểu biết những chính sách liên quan đến ngành, sản phẩm sản xuất để hoạt động của logistics đầu vào, đầu ra của công ty không bị ảnh hưởng
và chấp hành nghiêm chỉnh qui định có liên quan của các ban, ngành, bộ… của Chính phủ Việt Nam.
Công ty hỗ trợ cho nhân viên của phòng Hậu cần tham dự các cuộc hội thảo giữa ban ngành với doanh nghiệp để nắm những qui định bổ sung, thay đổi hoặc cập nhật mới. Tại hội nghị “Đối thoại giữa doanh nghiệp và Hải quan” vào ngày 26/04/2012, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp. Nội dung kiểm tra bao gồm kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trung thực của hồ sơ hải quan lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan của Hải quan quản lý tờ khai của doanh nghiệp. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế và thu khác. Giải pháp này giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và giảm rủi ro sự thay đổi của chính sách, qui định liên quan đến hoạt động logistics.
Cải tiến sự phối hợp với các nhà cung cấp
Trong qui trình hoạt động logistics ngoại biên, nguồn nguyên liệu đầu vào là yếu tố bắt đầu qui trình, vận hành của qui trình logistics được hiệu quả là có sự góp phần của các nhà cung cấp. Khả năng đáp ứng, thực hiện đơn hàng của các nhà cung cấp cần kịp thời, chính xác và hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động của một số nhà cung ứng, đối tác của Datalogic Scanning Việt Nam đem đến rủi ro cho việc vận hành qui trình logistics của công ty.
Việc đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp là một yếu tố vô cùng quan trọng, cần phải xem xét khả năng cung ứng, hệ thống quản lý chất lượng của các nhà cung cấp, vì đây là yếu tố mang tính dây chuyền làm ảnh hưởng đến thành phẩm của công ty. Giải pháp này cần sự kết hợp từ sự hướng dẫn của Ban lãnh đạo, cấp quản lý bộ phận kiểm tra chất lượng, bộ phận mua hàng đánh giá những nhà cung cấp mới, đánh giá những nguyên vật liệu mới với những yêu cầu kỹ thuật và được hệ thống hóa bằng tiêu chuẩn rõ ràng. Bộ phận mua hàng cần có kế hoạch đặt hàng dài hạn, nếu có thay đổi chỉ được chấp nhận trong giới hạn cho phép và có thỏa thuận trước để tránh ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng của các đối tác.
Khi có sự phối hợp tốt giữa các bộ phận trên công ty tránh được những rủi ro từ các nhà cung cấp. Phòng Hậu cần sẽ phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ 3PL kiểm tra kỹ chứng từ, qui cách đóng gói, số lượng hàng hóa từ các nhà cung cấp,
giảm đi những thiếu sót có thể ảnh hưởng đến qui trình logistics và hình ảnh của công ty Datalogic Scanning Việt Nam.
Nâng cao quản lý hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ 3PL
Tăng cường mối quan hệ với các nhà cung ứng dịch vụ 3PL nhằm tận dụng khả năng của họ trong việc khai báo hàng hóa, quan hệ với Hải quan và chuyển giao công việc cũng như trách nhiệm kiểm tra chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ liên quan và thông tin khai báo hàng hóa, phải chịu trách nhiệm nếu có sai sót xảy ra trong quá trình sau thông quan. Yêu cầu các 3PL phát huy thế mạnh của họ trong việc quan hệ với các hãng tàu, hãng hàng không để lấy được chuyến bay đáp ứng kịp tiến độ giao nhận hàng hóa trong những mùa cao điểm nhưng vẫn ổn định giá cước vận chuyển và các chi phí có liên quan. Để hỗ trợ thêm cho giải pháp này, yêu cầu các 3PL nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực của nhân viên. Đôi khi do kiến thức hạn chế trong các điều kiện thương mại đã ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa, sai địa chỉ, sai chứng từ đã gây ra tổn thất cho doanh nghiệp.
Ngoài ra việc tạo ra mối quan hệ ràng buộc giữa công ty với các nhà cung cấp dịch vụ 3PL, sẽ giúp cho doanh nghiệp tận dụng khả năng và chất lượng tốt hơn từ 3PL. Thông qua những chia sẽ thông tin để hai bên đều hướng về mục đích chung. Phát triển các mục tiêu và các chỉ số thực hiện KPI, cấp quản lý phòng Hậu cần sẽ theo dõi đánh giá hoạt động của các 3PL hàng quý sẽ giúp các đối tác này hoạt động tốt hơn, cải thiện những thiếu sót. Yêu cầu các 3PL phải có trách nhiệm hơn trong việc vận chuyển hàng hóa, xem xét yếu tố phạt các 3PL nếu hàng giao không đúng thời gian qui định, cũng như hàng hư hại trong quá trình vận chuyển.