5. Kết cấu của đề tài
2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh
“Nguồn: VDC Research, 2011”
Trong thị trường các thiết bị thu thập dữ liệu ngoại vi, người tiêu dùng đã quen với các thương hiệu Accu-sort, Cognex, Datalogic, Fujitsu, Honeywell, Microscan, Motorola, NCR, Opticon, Sick Tohken… Sản phẩm với thương hiệu Datalogic luôn ổn định và chiếm thị phần tương đối cao.
Đối với dòng sản phẩm máy đọc mã vạch cầm tay sử dụng công nghệ tia laser vào năm 2011, chiếm cao nhất là thương hiệu SICK với tỷ trọng 31%, đứng thứ hai là Datalogic chiếm 18% được thể hiện biểu đồ 2.7 trang 54.
“Nguồn: VDC Research, 2011”
Biểu đồ 2. 8: Thị phần máy đọc mã vạch cầm tay -2011
Trong thị trường máy đọc mã vạch cầm tay không sử dụng tia laser có nhiều nhà sản xuất cung ứng sản phẩm này. Sự cạnh tranh không gay gắt, chênh lệch thị phần không nhiều, đứng đầu là thương hiệu Accu-sort chiếm 15%, thứ hai là Datalogic chiếm 14%, thứ ba là Cognex chiếm 13%. Bên cạnh đó có các thương hiệu quen thuộc khác như là Tohken, Opticon… thể hiện ở biểu đồ 2.8
Riêng đối với dòng sản phẩm máy đọc mã vạch cố định, năm 2011 Datalogic đứng đầu chiếm 28.73%, thứ hai là NCR chiếm 23,46%, thứ ba là Motorola chiếm 20.48%. Số lượng các nhà cung cấp dòng sản phẩm này ít hơn các thị trường khác, chỉ có những thương hiệu quen thuộc như Datalogic, NCR, Motorola, Honeywell, Fujitsu… thể hiện ở biểu đồ 2.9
“Nguồn: VDC Research, 2011”
Biểu đồ 2. 9: Thị phần máy đọc mã vạch cố định 2011
Nhìn chung, thương hiệu Datalogic chiếm tỷ trọng tương đối cao trong ngành, đứng thứ nhất và thứ nhì trong ngành. Uy tín, chất lượng của Datalogic đã được khách hàng chấp nhận và tin dùng, một yếu tố thành công của công ty. Nên yếu tố cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành không cao, tuy nhiên công ty luôn giữ vững chất lượng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
2.3.2.2 Đối thủ tiềm ẩn
Khi nền kinh tế phát triển, khoa học, kỹ thuật, công nghệ cũng phát triển theo, tiềm năng về nhu cầu các thiết bị tự động thu thập dữ liệu ngoại vi và phần mềm rất lớn. Những đối thủ tiềm ẩn trong ngành không là áp lực đối với thương hiệu Datalogic. Tập đoàn Datalogic nói chung và công ty Datalogic Scanning Việt Nam nói riêng đã xây dựng chiến lược phát triển để cạnh tranh lành mạnh với các chính sách đem lại giá trị tăng thêm cho khách hàng như là: tốc độ xử lý thông tin của sản phẩm nhanh hơn, tốt hơn; giảm chi phí hoạt động để tăng cường hiệu quả kinh doanh; tuân thủ về an ninh và độ an toàn của sản phẩm. Ngoài ra công ty có đội ngũ kỹ sư chuyên nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
2.3.2.3 Nhà cung cấp
Công ty nhập khẩu và mua nội địa các nguyên liệu dùng để sản xuất máy đọc mã vạch. Bên cạnh các nhà cung cấp hoạt động tốt theo yêu cầu như giao hàng đúng thời gian, đủ số lượng và chất lượng cao, vẫn còn một số nhà cung cấp đem đến những rủi ro cho logistics của công ty.
Việc giao hàng của nhà cung ứng nội địa tác động làm tăng chi phí của logistics. Hiện tại công ty Ojitex tại khu chế xuất Long Bình, Đồng Nai là nhà cung cấp các mặt hàng bao bì đóng gói duy nhất của Datalogic Scanning Việt Nam. Tuy nhiên khả năng nhà cung cấp này không đáp ứng đúng yêu cầu thời gian và số lượng, vì thế đã ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu của công ty. Vấn đề thiếu bao bì đóng gói vẫn thường xuyên xảy ra. Một số nhà cung cấp khác giao hàng không đủ số lượng so với đơn đặt hàng hoặc chia thành nhiều lần giao cũng gây một số khó khăn nhất định cho việc quản lý số lượng ở kho.
2.3.2.4 Khách hàng
Công ty thường xuyên nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của khách hàng, vì thế số lượng và đơn hàng luôn tăng qua các năm. Yếu tố này góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty. Công ty phải phát huy những điểm mạnh để cơ hội từ khách hàng mang đến. Đây cũng là một yếu tố tác động tích cực trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay.
2.3.2.5 Hạ tầng cơ sở
Phương tiện vận chuyển là một thành phần rất quan trọng không thể thiếu trong chuỗi logistics, mang tính chất quyết định. Phương tiện vận chuyển có thể là đường không, đường biển, đường bộ, đường sắt, đường ống hoặc kết hợp đa phương thức vận chuyển. Tuy nhiên, hạn chế của hạ tầng cơ sở của logistics chưa phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, thiếu đội bay để vận tải hàng hóa yêu cầu phải rất nhanh, hạ tầng đường bộ cũng chưa hoàn chỉnh; hệ thống đường sắt chưa kết nối được nhiều với các cảng biển, các khu kinh tế, khu công nghiệp… Chính vì vậy mà việc kết nối khai thác vận tải đa phương thức trong chuỗi dịch vụ logistics tại nước ta còn rất hạn chế.
Hệ thống cảng biển, Việt Nam chưa có những cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế để thu hút tàu biển có trọng tải lớn và hàng hóa trung chuyển giữa các quốc gia vào cảng Việt Nam. Tình hình giao thông của Việt Nam là một yếu
cần sự quan tâm, cải thiện và phát triển của nhiều ngành liên quan. Vấn đề này ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước và lợi nhuận của ngành logistics nói riêng.
Logistics Việt Nam vào năm 2011 được Ngân hàng Thế giới (WB) thống kê, phân tích, đánh giá theo thàng điểm từ 1 đến 5 (1: xấu nhất; 5: tốt nhất), logistics Việt Nam được đánh giá và xếp loại trong 217 quốc gia như sau: tổng thể xếp thứ 53; hệ thống thông tin xếp thứ 54; chất lượng dịch vụ xếp thứ 53; thời gian khai báo hải quan thứ 52; cơ sở hạ tầng, giao thông, phương tiện vận chuyển xếp thứ 68; thời gian để hoàn thành một lô hàng nhập khẩu xếp thứ 98 và thời gian hoàn thành một lô hàng xuất khẩu xếp thứ 97. Số điểm đánh giá từng yếu tố được thể hiện ở bảng 2.8
Logistics của Việt Nam có những mặt tích cực cần phát huy nhưng cũng có những yếu kém cần cải tiến để đẩy mạnh và hoàn thiện hơn. Hiện nay với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, tầm quan trọng của logistics cần được đánh giá và đầu tư để cải tiến để có thể đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa của quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Bảng 2. 8: Bảng đánh giá logistics Việt Nam
“Nguồn: World Bank, 2011”
2.3.3 Xây dựng ma trận EFE của Datalogic Scanning Việt Nam
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động logistics của công ty Datalogic Scanning Việt Nam được tác giả xây dựng trên cơ sở ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong ngành. Đây là các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý doanh nghiệp; quản lý hoạt động ngành logistics; các cấp
quản lý hoạt động hải quan với tuổi đời từ 35 tuổi đến 55 tuổi và tuổi nghề trên 5 năm “xem phụ lục 8”.
Bảng 2. 9: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
STT Các yếu tố chủ yếu bên ngoài Mức độ
quan trọng
Phân loại
Số điểm
quan trọng Kết luận
1 Sự biến động của nền kinh tế tác động
đến logistics. 0,09 2 0,18 nguy cơ
2 Luật pháp và chính sách Nhà nước liên
quan đến logistics. 0,08 2 0,16 nguy cơ
3 Chính sách ưu đãi đối với các doanh
nghiệp đầu tư tại KCNC. 0,07 3 0,21 cơ hội
4 Tình hình chính trị ổn định, xã hội an
toàn. 0,08 3 0,24 cơ hội
5 Vị trí địa lý của doanh nghiệp tác động
đến xuất nhập khẩu. 0,08 4 0,32 cơ hội
6 Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến logistics. 0,07 2 0,14 nguy cơ 7 Kỹ thuật công nghệ thông tin tác động
đến logistics. 0,09 4 0,36 cơ hội
8 Các nhà cung ứng nguồn nguyên liệu đầu
vào ảnh hưởng đến logistics. 0,08 2 0,16 nguy cơ
9 Ảnh hưởng của các nhóm khách hàng của
công ty. 0,06 4 0,24 cơ hội
10 Thị phần của sản phẩm trên thị trường tác
động đến logistics. 0,05 4 0,20 cơ hội
11 Nguồn nhân lực trong hoạt động logistics. 0,07 1 0,07 nguy cơ 12 Hạ tầng cơ sở, giao thông, phương tiện
vận chuyển đối với logistics 0,07 2 0,14 nguy cơ
13 Chất lượng dịch vụ của 3PL tác động đến
logistics 0,11 1 0,11 nguy cơ
Tổng cộng 1.00 2,53
“Nguồn: Điều tra của tác giả, T3/2012” Thông qua ma trận EFE, hoạt động của chuỗi logistics của công ty đang có những cơ hội cũng như những thách thức mà các yếu tố môi trường bên ngoài mang lại “xem bảng 2.9”
Những cơ hội (Opportunities)
Chính sách ưu đãi khi công ty Datalogic Scanning Việt Nam đầu tư tại KCNC, công ty đang được hưởng những ưu đãi về thuế, ưu đãi về thuê đất, hoạt động xuất nhập khẩu tại KCNC cũng gặp nhiều thuận lợi khi nhận được sự hướng dẫn tận tình của Đội thủ tục hải quan KCNC.
Tình hình chính trị của Việt Nam ổn định, tạo ra môi trường kinh doanh an toàn cho các nhà đầu tư, hoạt động logistics không bị đình trệ bởi các cuộc xung đột vũ trang, các hãng vận tải không bị ảnh hưởng trong việc giao nhận hàng hóa cho khách hàng, điều này góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh của công ty.
Công ty nằm trong vành đai của KCNC thành phố Hồ Chí Minh, đây là một vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, tăng thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm chi phí logistics.
Kỹ thuật, công nghệ thông tin trong ngành logistics ngày càng phát triển hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động logistics nhanh chóng, chính xác góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Thuận lợi của công ty có nhóm khách hàng ổn định, đơn đặt hàng luôn gia tăng qua từng năm, khách hàng chấp nhận với chất lượng và giá cả của sản phẩm máy đọc mã vạch.
Thương hiệu Datalogic luôn đứng vững trong thị trường máy đọc mã vạch, công ty có một thị phần rất lớn trong lĩnh vực kinh doanh ngành, qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm công ty mang lại nhiều lợi ích tăng thêm cho khách hàng.
Những nguy cơ: (Threats)
Sự biến động nền kinh tế thế giới là một trong những nguy cơ đối với hoạt động logistics của doanh nghiệp, hàng loạt các chuyến bay bị cắt giảm do giá xăng dầu tăng, các hãng vận tải biển cũng bị ảnh hưởng, do đó chi phí vận chuyển hàng hóa cũng tăng theo.
Hệ thống pháp luật và chính sách Nhà nước liên quan đến ngành logistics chưa thuận lợi cho hoạt động ngành, dịch vụ logistics được quản lý bởi nhiều bộ ngành khác nhau, hiện vẫn chưa có cơ quan nhà nước làm đầu mối quản lý phát triển và quy hoạch lĩnh vực logistics, Việt Nam không có luật riêng về kinh doanh dịch vụ logistics mà chỉ điều chỉnh chung bởi Luật Thương mại năm 2005; Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ.
Yếu tố tự nhiên như là thiên tai, thời tiết là những điều kiện bất khả kháng trong hoạt động logistics, đây là một rủi ro từ môi trường bên ngoài mang lại và ảnh hưởng rất nhiều trong hoạt động logistics.
Khả năng cung ứng nguyên phụ liệu của các đối tác đã làm chi phí logistics tăng cao, những lô hàng nhập khẩu bắt buộc phải vận chuyển bằng đường hàng không hoặc phát chuyển nhanh mới đáp ứng kịp kế hoạch sản xuất. Những rủi ro từ các nhà cung ứng nguyên phụ liệu đã làm gia tăng chi phí hoạt động logistics.
Nguồn nhân lực của logistics khan hiếm, còn hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức, chưa nắm vững các pháp luật, chính sách Nhà nước trong ngành cũng như các luật quốc tế có liên quan hoạt động logistics, Việt Nam đang thiếu một đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản trong ngành logistics chuyên nghiệp, trình độ, kinh nghiệm và nghiệp vụ của các 3PL đã ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động logistics của công ty Datalogic Scanning Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng, giao thông và phương tiện vận chuyển còn nhiều bất cập trong quy hoạch, không đồng bộ, chi phí logistics cao hơn so với khu vực, những “nút thắt” trong giao thông như hạn chế trọng tải và thời gian giao thông trong đô thị, vấn đề kết nối thông tin, thủ tục chậm…ảnh hưởng đến hoạt động logistics.
Vì logistics ngoại biên do các nhà cung cấp dịch vụ 3PL đảm trách, 3PL chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển hàng hòa từ các nhà cung ứng nguyên phụ liệu đến kho của nhà máy. Chất lượng dịch vụ của các 3PL cần được xem xét và đánh giá nhằm tránh những rủi ro từ các nhà cung cấp dịch vụ 3PL đem đến.
Nhận xét: Qua mức phân loại trong ma trận EFE cho thấy cách thức mà
công ty ứng phó với mỗi nhân tố, với tổng số điểm quan trọng là 2,53 cho thấy công ty tận dụng cơ hội và tối thiểu hoá nguy cơ đe dọa ở mức trung bình.
Yếu tố công ty quan tâm nhất là kỹ thuật công nghệ thông tin trong ngành logistics với điểm quan trọng là 0,36 và vị trí địa lý của công ty thuận lợi trong hoạt động logistics với điểm quan trọng là 0,32.
Với những nguy cơ từ môi trường đem đến, công ty cần quan tâm nhiều đến tác động của nền kinh tế thế giới, luật pháp và chính sách của Nhà nước liên quan đến hoạt động logistics và rủi ro từ các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua việc đánh giá sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài, môi trường bên trong doanh nghiệp đến logistics của công ty Datalogic Scanning Việt Nam, giúp cho tác giả nhận diện được những thách thức có thể phòng tránh nhưng cũng có yếu tố phải chấp nhận đối với hoạt động ngành, những điểm yếu trong doanh nghiệp cần phải tìm cách khắc phục, cải tiến thông qua việc tận dụng những cơ hội và điểm mạnh của doanh nghiệp. Bằng việc kết hợp các yếu tố để xây dựng ma trận SWOT, đưa ra các nhóm giải pháp SO, WO, ST, WT thích hợp và cần thiết nhằm hoàn thiện logistics của công ty và được trình bày ở chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LOGISTICS TẠI CÔNG TY DATALOGIC SCANNING VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2017
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển logistics của công ty Datalogic
Scanning Việt Nam đến năm 2017
3.1.1 Định hướng phát triển logistics của công ty đến năm 2017
Theo luận chứng kinh tế kỹ thuật của Datalogic Scanning Việt Nam, vào giai đoạn 1 công ty đầu tư tổng khoảng 34 triệu USD. Từ năm thứ 6 công ty sẽ mở rộng, xây dựng nhà máy thứ hai với tổng số vốn dự kiến đầu tư là 12,6 triệu USD. Datalogic Scanning Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất và cung cấp bảng mạch điện tử, một trong những nguyên liệu chính cấu thành nên máy đọc mã vạch, để phục vụ cho việc sản xuất máy đọc mã vạch tại doanh nghiệp cũng như các sản phẩm ngoại vi khác của tập đoàn Datalogic.
Cùng tập đoàn Datalogic trở thành nhà cung cấp hàng đầu các thiết bị thu thập dữ liệu tự động cho ngành công nghiệp từ các chuỗi cung ứng, bán lẻ, các kênh phân phối cho đến các lĩnh vực sản xuất, hoạt động Chính phủ, các ngành y tế, ngân hàng, tài chánh và các thị trường khác.
3.1.2 Mục tiêu phát triển logistics của công ty đến năm 2017
Mục tiêu kinh doanh và chất lượng của công ty
o Thấu hiểu các nhu cầu của khách hàng.
o Thực hiện đúng cam kết.
o Cải tiến liên tục.
Bên cạnh đó công ty đề ra mục tiêu chi tiết cho các phòng ban để tạo ra sự phối hợp đồng bộ cho logistics nội biên và logistics ngoại biên như sau:
-Bộ phận Nhân sự lập kế hoạch cho nhân viên đào tạo trong và ngoài nước với chi phí 18% ngân sách đào tạo dự phòng.