Nỗi niềm hoài niệm về quê hơng làng Đông Bắc Cao Mật

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết mạc ngôn khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu đã được dịch ra tiếng việt (Trang 33 - 41)

Mỗi một nhà văn có “chất dính” riêng với một “vùng đất” riêng. Ta đã biết WFaulkner có huyện Gioocna Patafa, Gacxia Marquez với thị trấn nhỏ Makôngtô, Thẩm Tùng Văn có Biên Thành, Lỗ Tấn có Lỗ Trấn... còn Mạc Ngôn, trong các tiểu thuyết của ông đậm đặc hơng, sắc, hình, vị, âm thanh ... của quê hơng Cao Mật. “Tôi sinh ra ở thôn Cao Mật và tôi cũng lớn lên ở đó, tôi gắn bó máu thịt với mảnh đất ấy, đó là huyết địa của tôị Cho dù nơi đó nghèo nàn đến mấy, hoang sơ đến mấy, các quan lại ở đó hoành hành bá đạo đến mấy, bà con nơi ấy ngu si đến mấy, nhng là một ngời của quê hơng, một đứa con lu lạc bên ngoài nh tôi, khi đặt chân lên mảnh đất ấy trong lòng vẫn dậy lên nỗi xúc động xốn xang, cảm giác ấy không thể nào có đợc khi ta đặt chân lên một vùng đất khác... đó chính là sức mạnh của quê hơng” [42, 319].

Chính nỗi xúc động lớn lao trớc mảnh đất sinh thành ra mình đã trở thành điểm nhấn, điểm tựa cho ngòi bút của nhà văn. Thôn Cao Mật nghèo nàn đã bớc vào trang sách, trở thành cái phông nền chính trong hầu hết các tiểu thuyết của Mạc Ngôn, với những Báu vật của đời, Đàn hơng hình, Cây tỏi nổi giận, Bạch cẩu thu thiên giá, Củ cải đỏ trong suốt, và mới đây nhất là ếch... mặc nhiên là những câu chuyện xẩy ra ở vùng Đông Bắc Cao Mật- với không gian cụ thể để nhân vật ăn, ở, đi lại và bày tỏ đầy đủ tất cả những hỉ, nộ, ái ố của đờị

Khi nói đến thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn, ngời ta thờng nói đến sự thể hiện những vấn đề, những câu chuyện về xứ Đông Bắc Cao Mật quê ông nh một đề tài quan trọng. Chúng ta có thể thấy điều này là hoàn toàn có cơ sở. Cái

làng quê xa xôi Cao Mật, quả thật đã in dấu thật rõ ràng trong tiểu thuyết của nhà văn. Và quả thật, những ai đã từng đọc Mạc Ngôn, nếu cha từng nghe đến hai chữ Cao Mật, thì đều cũng sẽ có ít nhiều những hình dung khá chính xác về vùng đất nàỵ Có thể nói, nhờ Cao Mật mà Mạc Ngôn đã thể hiện đợc tài năng tiểu thuyết của mình, đợc thế giới biết đến, và cũng nhờ ông mà những ngời xa xôi nh chúng ta có thể biết đến một Cao Mật quằn quại đau khổ, nghèo mà nên thơ. Cũng nh ta đã biết đến Lỗ Trấn qua Lỗ Tấn, và biết đợc thêm nữa tài năng của ông nhờ cái làng quê ngèo nàn heo hút...

Đông Bắc Cao Mật trên thực tế chỉ có một, nhng trong văn chơng Mạc Ngôn, vùng đất ấy đợc thể hiện với rất nhiều dáng vẻ khác nhau: một Cao Mật - thành phố hiện đại, xa hoa quý phái bởi vẻ đẹp lấp lánh của những viên ngọc trai quyến rũ trong tiểu thuyết Rừng xanh lá đỏ; một Cao Mật lạc hậu nghèo nàn, đất đai cằn khô và con ngời nghiệt ngã trong Báu vật của đời; một Cao Mật vơng quốc của rợu trong Tửu quốc- nơi đó rợu giống nh quốc hồn, quốc tuý; một Cao Mật bi hùng trong Đàn hơng hình...

Bắt đầu với Bạch cẩu thu thiên giá, lần đầu tiên xuất hiện chữ “thôn Đông Bắc CaoMật” và từ đó về sau ngọn cờ Đông Bắc Cao Mật luôn đợc gơng cao, là hiện tợng trong làng văn hóa đọc với Báu vật của đời, sau đó Mạc Ngôn tiếp tục chinh phục bạn đọc Việt Nam với Đàn hơng hình, Cây tỏi nổi giận, ếch… Tất cả đều viết với nguồn cảm hứng bắt đầu từ “hiện thực ngổn ngang trần trụi của Cao Mật” (http://tuoitre, 22-8-2010), làng quê ông. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của báo Tuổi trẻ, dịch giả Trần Trung Hỉ, ngời từng dịch ba tiểu thuyết dày, sáu tập truyện và một tập tạp văn của Mạc Ngôn, đã thừa nhận “tiểu thuyết của Mạc Ngôn đều xuất phát từ cái bao gai Cao Mật rách tả tơi” - một mảnh đất vừa anh hùng vừa thổ phỉ, và dịch giả nói thêm, ở đó “nhà văn đã khai thác không mệt mỏi các sáng tác của mình”. Còn chính Mạc Ngôn thì saỏ Ông đã tuyên bố xây dựng Đông Bắc Cao Mật thành vơng quốc của mình và ông sẽ thành vua của vơng quốc ấỵ

Quả thật, trong các sáng tác của Mạc Ngôn, chúng ta luôn thấy một hình ảnh Đông Bắc Cao Mật với hiện thực vô cùng phong phú và sinh động, và có thể nói, ngòi bút của nhà văn khai thác cái làng quê ấy một cách không mệt mỏị ở đó có những vấn đề mang tính thời sự nh hòa bình, chiến tranh, đổi mới sản xuất kinh tế, nhng có lúc cũng chỉ là những hình ảnh giản dị, gần gũi: con trâu, cây bông, đội dân công làm đờng. Có nhiều tác phẩm đã đợc viết nên từ mảnh đất ấy, song, mỗi tác phẩm một vấn đề, mỗi tác phẩm một phong cách, làm nên một Mạc Ngôn thật phong phú, thật sinh động.

Chính Mạc Ngôn đã thừa nhận ảnh hởng to lớn của vùng Đông Bắc Cao Mật đối với sáng tạo của mình. Không gian đầy ám ảnh ấy từ đâu mà hiện lên, từ đâu mà có thể tồn tại trong tác phẩm? Chính là “thứ nhất quê hơng gắn liền với mẹ; thứ hai quê hơng gắn liền với tuổi thơ; thứ ba quê hơng gắn liền với thiên nhiên” [42, 320] đã làm nên điều đó. Trong những tác phẩm của ông, chúng ta dễ dàng nhận thấy hơi hớng nồng nặc của đất quê, và mối tình sâu đậm không thể tan chảy của ông với “huyết địa” làng Đông Bắc Cao Mật mà giới bình luận gọi ông là “vị hoàng đế khai phá trời đất của làng Đông Bắc Cao Mật”. Ngoài âm thanh luôn dội về từ trong kí ức ấy thì hình ảnh ngời mẹ, tuổi thơ cô đơn và ngèo đói cũng luôn thờng trực trong tâm trí của nhà văn.

Thấp thoáng trong Cây tỏi nổi giận, đậm đặc trong Rừng xanh lá đỏ, và là trung tâm trong Báu vật của đời..., hình tợng nhân vật ngời mẹ của Mạc Ngôn có cái gì vừa chao chát, vừa ghê gớm bởi sự nghiệt ngã của cuộc sống. Song thiên tính nữ, bản năng và trách nhiệm làm mẹ bao giờ cũng hiện hữu ở mức cao độ. Từ ngời mẹ lam lũ, hết lòng vì con đến ngời mẹ nhân vật trong trang sách phải chăng có một sợi dây nối kết?...Với những gì đợc nghe và tận mắt chứng kiến những tủi nhục, đắng cay của đời mẹ, từ trong sâu thẳm trái tim, nhà văn đã coi mẹ là con ngời vĩ đại nhất trên thế gian. Viết về mẹ, viết về vẻ đẹp của những ngời phụ nữ đều bắt nguồn từ tình yêu sâu sắc đối với mẹ của nhà văn, là sự tôn thờ, ngợi ca vẻ đẹp, khả năng sinh nở phi thờng- thiên chức làm mẹ của ngời phụ nữ. Từ Thợng Quan Lỗ Thị (trong Báu vật của đời) đến Lâm Lam (trong Rừng xanh lá đỏ), rồi cả ngời mẹ trong Cây tỏi nổi giận tuy số phận, cuộc

đời và cả tính cách, hành động có khác nhau nhng họ đều giống nhau ở thiên tính nữ, ở thiên chức làm mẹ... Họ là những ngời rất yêu thơng con, hết lòng lo lắng chăm sóc cho con, mong mỏi cho con có cuộc sống ấm no hạnh phúc dù tình yêu của họ dành cho con có lúc thái quá. Tiêu biểu nhất là ngời mẹ - nhân vật Thợng Quan Lỗ Thị ( Báu vật của đời), bấy nhiêu lần mang thai, bấy nhiêu lần sinh đẻ là bấy nhiêu lần tủi nhục đắng caỵ Nỗi tủi nhục đắng cay ấy không chỉ dùng lại ở đó mà còn cắt cứa hơn đau đớn hơn là khi chứng kiến các con gái đi theo chồng thuộc các đảng phái khác nhau để rồi quay lại dẫm đạp lẫn nhaụ Dù chúng đấu đá lẫn nhau nhng tình cảm của mẹ dành cho con vẫn không hề thay đổi, vẫn quan tâm đến cuộc sống của chúng, ngay cả khi chúng bỏ đi để lại cho bà gánh nặng nuôi những đứa cháu thơ dạị.. Tất cả là tấm lòng bao dung độ lợng của ngời mẹ, là sự hi sinh tất cả đối với con cáị Ngời mẹ Lâm Lam trong Rừng xanh lá đỏ lại là một ngời mẹ đầy quyền lực, nhng trớc sự h đốn của đứa con trai duy nhất bà cũng đành buông xuôị Không phải Lâm Lan không có biện pháp để răn đe con, nhng vì bà quá thơng con, nuông chiều con đến mức thái quá. Trong Cây tỏi nổi giận, mẹ của Thu Cúc có phần quyết đoán hơn, gia trởng hơn nhng bà cũng hết mực thơng yêu cô con gái của mình. Nhận ra mình đã sai lầm khi ép gả con gái cho một ngời không ra gì thì bà mong mỏi cho con gặp lại Cao Mã để sống một cuộc sống hạnh phúc. Khát khao của bà cũng là khát khao của tất cả các bà mẹ trên thế gian này đối với con cáị Tình yêu của mẹ dành cho con rất thiêng liêng, nhng nếu chỉ biết cho mà không hề đòi hỏi thì sẽ khiến con mình không bao giờ lớn khôn, không bao giờ trởng thành.

Quê hơng Đông Bắc Cao Mật còn hiện lên với những nét văn hoá, phong tục đặc thù. “Văn hoá là linh hồn của một dân tộc”, tác phẩm văn học lại chính là linh hồn của một nhà văn. Với Mạc Ngôn văn chơng cần phải chạm khắc đợc đặc trng văn hoá của dân tộc mình. Với mỗi tác phẩm, các tác giả luôn cố gắng đổi khác, làm mới, mang đến vẻ độc đáo cho những đứa con tinh thần của mình, song trong từng trang văn, cái cốt lõi mà nhà văn muốn thể hiện lại là những nét vẻ riêng không chỉ bản thân mà còn là của quê hơng, dân tộc mình. ấn tợng nhất vẫn là không gian lễ hội với lễ hội ngọc trai (Rừng xanh lá đỏ), lễ

hội tết thanh minh với bao trai thanh gái lịch dập dìu (Đàn hơng hình), lễ hội Chợ Tuyết đầy huyền bí (Báu vật của đời)... Tất cả những điều đó đã trở đi trở lại, xuất hiện trong nhiều tác phẩm khác nhau nhng những giá trị văn hoá ấy luôn có tính cố định, đã đợc khẳng định và tạo ấn tợng sâu sắc trong kí ức, trong tình cảm của nhà văn.

Với ông, ngoài hình ảnh của ngời mẹ, ngoài không gian văn hoá làng quê còn là những ám ảnh về âm thanh. Âm thanh con tàu nghiến vào đờng ray từ những năm Trung Quốc còn trong bóng tối đã gây nên những chấn động trong trái tim ông: “Một con rồng to lớn tiềm ẩn trong lòng đất đang rên rỉ vì đờng sắt đè trên lng. Nó cố gồng mình lên, quằn quại, rồi đờng sắt chỗ ấy bị uốn cong, rồi đoàn tàu bị lật”. Và hình ảnh đờng sắt ấy cùng với những hành động đấu tranh chông lại sự xâm lấn của đờng sắt, của văn minh bên ngoài đã hiển hiện trong Đàn hơng hình với những hành động phá hoại của Tôn Bính, trong Báu vật của đời, với cuộc chiến của T Mã Khố và đồng độị Tất cả những cuộc đấu tranh ấy đã khắc họa nên một Cao Mật vừa anh hùng vừa thổ phỉ và những phần viết nh thế hình thành ở ngời viết, ngời đọc thứ cảm hứng bi tráng lôi cuốn kì lạ. Âm thanh thứ hai, cũng chính Mạc Ngôn thừa nhận, là tiếng hát Miêu Xoang hiển hiện ai oán của những ngời bị áp bức. Điệu Miêu Xoang ấy hằn trong từng tâm sự, từng hành động của Tôn Bính, vừa hùng tráng, vừa ảo nãọ Nhà văn cũng thừa nhận: “Thực ra, thời kì cuối Thanh đầu Trung Hoa dân quốc, chuyện Tôn Bính chống Đức đã đợc các nghệ nhân Miêu Xoang đa lên sân khấu, một số nghệ nhân già vẫn còn nhớ đôi đoạn” và “Mùa thu năm 1996, tôi viết Đàn hơng hình. Tôi viết khoảng năm vạn chữ xoay quanh truyền thuyết về xe lửa và đờng sắt… cuối cùng phải giảm nhẹ âm thanh xe lửa và đờng sắt, làm nổi bật âm thanh Miêu Xoang” (http://thivien.maivoọcom).

Mạc Ngôn có khả năng đồng hóa cuộc sống. Từ Cao lơng đỏ đến Báu vật của đời rồi Đàn hơng hình…, trở đi trở lại vẫn là chuyện của những con ngời, những gia đình, dòng họ ở làng đông bắc Cao Mật, nhng với tài năng của mình, nhà văn đã biến cái địa danh Cao Mật thành một “khái niệm văn học”, chứ không phải là một “khái niệm địa lí”. Nó là một khái niệm hoàn toàn mở, là

một cảnh ảo do ông dựng nên bằng tởng tợng dội về từ kí ức ấu thơ. Trên cơ sở những nguyên liệu ấy, và bằng tởng tợng của mình, Mạc Ngôn đã biến Đông Bắc Cao Một thành một Trung Quốc thu nhỏ, và biến những buồn vui, hạnh phúc, đau thơng của làng quê ông thành những nỗi niềm của ngời Trung Quốc, thậm chí đánh thức đợc phần nào đó những xúc cảm của nhân loại: “Tôi đã cố gắng khiến cho nỗi đau khổ và niềm vui sớng ở đây trở thành nỗi đau khổ và niềm vui sớng của toàn thể nhân loại, tôi đã cố gắng làm cho những câu chuyện ở thôn Cao Mật Đông Bắc đánh động vào lòng độc giả của các nớc” [42, 94].

Con ngời nghèo đói, cam chịu, nhng có ngang tàng phóng túng, anh hùng thổ phỉ, đó là đặc điểm thật dễ thấy khi ngòi bút Mạc Ngôn viết về quê hơng Cao Mật. Trớc hết là Cao Mật trong quá khứ. Cao Mật hiển hiện trần trụi với những ngời đàn bà hay đàn ông đói nghèo, nhếch nhác, dị tật, văn hóa thấp, và đôi lúc, cũng nh AQ của Lỗ Tấn, con ngời Cao Mật của Mạc Ngôn không kém phần dị hợm bằng cái tật bảo thủ cố hữu, niềm kiêu hãnh ngây thơ cố hữu của ngời Trung Quốc. ở đấy ngời ta sống một cuộc sống lam lũ, nghèo khó, bị ghì chặt xuống đất không phải chỉ vì những nỗi lo cơm áo mà còn, và quan trọng hơn là một đời sống tinh thần tù mù. Con ngời sinh ra, lớn lên trong vùng đất ấy, ý nghĩ không bao giờ vơn ra khỏi cái cổng thôn nặng nề cánh cửa gỗ nh một thứ thành lũy hàng ngàn năm, đời sống tinh thần cứ thế lầm lụi trong sự chật chội của tình thế và nhiều khi nó trở nên bi hàị Có những con ngời cam chịu số phận nh thế, cuộc đời nh thế và nếu không có những biến thiên do tác động của ngoại cảnh, hẳn rằng, họ - những con ngời hơi thở luôn nồng nặc mùi tỏi ấy vẫn sống cuộc đời nh thế, quần quật lao động, trên mảnh đất ấy, ăn ngủ một cách qua quýt và cả làm tình một cách qua quýt, vội vã trên những cánh đồng cao l- ơng, hay dới những gốc cây bắp, hay bên luống tỏị Và nếu khá hơn, họ cũng chỉ đến mức đợc ra huyện lị trong một đêm trời sao trên chiếc xe trâu trong đoàn xe trâu rồng rắn. Tuy nhiên, bên cạnh con ngời nhếch nhác, cam chịu ấy, ngời đọc cũng có thể thấy một hình tợng con ngời Đông Bắc Cao Mật luôn luôn ấp ủ những khát vọng đợc sống cho sống. Điều này biểu hiện ra ở cái chất thổ phỉ đã nhắc trên đây, mà thực ra, đó là một phẩm chất anh hùng thiên bẩm luôn

bị kiềm chế, bị kìm hãm bởi sự chậm tiến bộ. Trong các tác phẩm của Mạc Ngôn, ta thấy, ở những tình huống cụ thể, cái chất anh hùng hảo hán ấy sẵn sàng trỗi dậy, và thờng là hết sức tự phát, vô tổ chức, dù đó là cuộc đấu tranh chống lại ngời Đức, ngời Nhật hay sự năng nổ một cách mù quáng, liều lĩnh trong các cuộc cải cách, cải tổ. Chẳng hạn nh hình tợng nhân vật Tôn Bính trong Đàn hơng hình đợc xây dựng vừa thổ phỉ - anh hùng, hảo hán - nghệ sĩ với t cách là đại diện tiêu biểu, kết tinh của đặc điểm tính cách con ngời Cao Mật. Tôn Bính chỉ là một anh kép hát, sống một cuộc sống tài tử suốt ngày vui thú đàn ca, hết trà d tửu hậu lại vào ca kĩ, đi hết các hang cùng ngõ hẻm để hát về những đế vơng khanh tớng, lừa gạt những trai mê gái hát, làm bạn với những

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết mạc ngôn khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu đã được dịch ra tiếng việt (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w