Xây dựng nhân vật thông qua sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết mạc ngôn khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu đã được dịch ra tiếng việt (Trang 93 - 98)

thuật

Một trong những thành tựu quan trọng của nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại là sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật. Nếu trong tiểu thuyết truyền thống, điểm nhìn trần thuật thờng là điểm nhìn ổn định của ngời trần thuật, thì trong tiểu thuyết hiện đại, điểm nhìn nghệ thuật nhiều khi đợc chủ động thay đổi để

phù hợp với những tình huống cụ thể của truyện, nhằm mài sắc thêm cảm giác trong sáng tạo và tiếp nhận. Mặt khác, sự di động điểm nhìn nghệ thuật, với bản chất triết học là tính dân chủ, sẽ thể hiện một cái nhìn phân mảnh về thế giớị Xây dựng nhân vật thông qua sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật có thể thực hiện bằng nhiều cách, trong đó có khi tác giả để cho nhân vật liên tục dịch chuyển điểm nhìn trong khi quan sát thế giới, hoặc có khi tác giả để cho thế giới, tức là các nhân vật khác luân phiên nhìn nhận về nó.

Mạc Ngôn đã từng nói, con ngời trong tiểu thuyết của ông không phải là con ngời toàn diện. Mỗi một nhân vật đều mang trong mình những u và khuyết điểm. Chính vì vậy để mang tính chân thực của nhân vật, ông đã sử dụng linh hoạt giữa các điểm nhìn trần thuật. Sử dụng góc nhìn tự sự ở ngôi thứ nhất để ngời đọc có thể thâm nhập vào các ngõ ngách trong thế giới tâm hồn của nhân vật. Sử dụng góc nhìn tự sự ở ngôi thứ ba, tác giả muốn bạn đọc lùi ra một khoảng xa nhất định để nhận định, đánh giá nhân vật “tỉnh táo” hơn. Nhân vật đợc xây dựng thông qua sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật sẽ giúp chúng ta có cái nhìn phong phú, toàn diện và khách quan hơn về nhân vật, cũng từ đó mà nhận thức đợc vấn đề tác giả phản ánh trong tác phẩm, thấy đợc quan niệm của tác giả thể hiện trong tác phẩm nàỵ

Nhân vật Triệu Giáp trong tiểu thuyết Đàn hơng hình là một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết, xuất hiện bất ngờ trên vùng Cao Mật với bộ tràng hạt mà theo lời lão là của Từ Hi Thái Hậu ban tặng, với cái long ỷ mà đ- ơng kim Hoàng Thợng ban cho, xung quanh lão lại có biết bao lời đồn đạị Những điều đó khiến lão đợc quan sát kĩ hơn những ngời khác. Qua cái nhìn của Mi Nơng lão là con ngời đầy bí ẩn, vừa là con ngời khả kính nhng vừa không khả kính: “Tui càng không thể ngờ, cách đây nửa năm, lão bố chồng xuất hiện nh trên trời rơi xuống, lại là một tên đao phủ giết ngời nh ngoé. Lão đội mũ quả da có tua đỏ, áo chùng, tay lần tràng hạt đi đi lại lại trong sân. Những lúc ấy lão giống một ông viên ngoại, càng giống hơn một ông già con cháu đầy đàn. Nh- ng lão không phải ông viên ngoại, càng không phải ông già khả kính. Lão là tên đao phủ hạng nhất của Bộ Hình ở kinh thành, là lỡi giao bén của triều Đại Thanh,

là một cao thủ chặt đầu ngời, một chuyên gia tinh thông các hình phạt tàn khốc của mọi triều đại, lại còn bổ sung vào đấy những phát minh sáng tạo của lãọ Lão làm ở Bộ Hình bốn mơi năm, số đầu ngời lão đã chặt, theo lời lão còn nhiều hơn số da hấu của vùng Cao Mật trong một năm...” [40, 8 - 9].

Không có cái bí ẩn nh trong cảm giác của Mi Nơng, qua cái nhìn của quan huyện Tiền Đinh thì Triệu Giáp hiện lên là một con ngời khác, một con ngời vừa gian hùng vừa đáng sợ, vừa ghê tởm: “Mắt hắn lấp lánh hào quang, soi rõ khuôn mặt gầy nh sống đao của hắn. Mặt hắn chẳng khác thỏi sắt mới ra lò. Hai bàn tay bé xíu quái đản nh hai con thú nhỏ, run rẩy lật bật trên đầu gối hắn. Ta biết tên súc sinh không phải đang run rẩy vì sợ, trên đời này không đao phủ nào từng chém rụng hàng ngàn thủ cấp mà lại run lên vì sợ hãỉ Ta biết tên súc sinh này run lên vì hng phấn, chẳng khác chó sói nhìn thấy con mồị..” [40, 149] Trong con mắt của Tiểu Giáp, Triệu Giáp hiện lên là một con mãnh thú: “một con báo đen gầy guộc, ngồi chồm hỏm trên ghế thái s bằng gỗ đàn hơng... Con báo đội mũ quả da có giây tua đỏ che cái đầu có mái tóc lởm chởm, hai tai mọc đầy lông, luôn cảnh giác dựng đứng hai bên mũ. Vài chục sợi ria cứng nh dây thép, chĩa sang hai bên mép nh ngạnh trê, cái lỡi đầy gai rất linh hoạt, hết liếm mép lại liếm mũi “roạt...roạt” rồi há miệng đỏ lòm ra ngáp. Con báo mặc áo dài, bên ngoài khoác áo chẽn hoạ Hai chân thò ra khỏi tay áo dài đầy vuốt có những u đệm dày cộp, trông vừa quái đản vừa tức cờị..Hai bàn chân còn lần tràng hạt nhoay nhoáỵ..” [40, 117]. Không gì chân thực hơn đợc nữa, cũng một con ngời ấy nhng đợc chiếu lên nhiều tấm gơng khác nhau và ở mỗi một tấm g- ơng hé lộ một khía cạnh và từ đó chung kết lại lão là một con thú đội lốt ngờị

Nhân vật Thợng Quan Kim Đồng trong Báu vật của đời là một nhân vật bi kịch và phức tạp. Số phận Kim Đồng gắn liền với những biến cố vĩ đại của lịch sử Trung Quốc. Để miêu tả tính cách phức tạp và trạng thái bi kịch của số phận nhân vật, Mạc Ngôn đã lựa chọn sử dụng sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật hết sức biến hóa, linh hoạt. Trớc hết đó là cái nhìn của chính nhân vật về thế giớị Kim Đồng thể hiện tính cách, số phận của mình trớc hết bằng những đánh giá, cảm nhận phần nhiều bi quan, đôi khi hằn học, đôi khi hài hớc, đôi

khi ủy mị về thế giớị Trong không gian, thời gian tởng chừng vô tận của cuốn tiểu thuyết, nhân vật này đã đa ánh mắt của mình đi khắp cõi nhân gian. Tuy nhiên, trớc khi để nhân vật sống với cõi nhân gian ấy, tác giả đã để anh ta lớt ánh mắt tinh quái của mình đi khắp vũ trụ để nhận ra những quỹ đạo riêng, từng trạng thái tồn tại và âm thanh chuyển động của từng ngôi sao, với cái nhìn phồn thực rằng “thiên thể này có hình bầu vú, thiên thể kia lại có hình cặp mông”. Ngay sau đó, ánh mắt nhân vật trở về với hình ảnh mục s Malôa nằm bất động trên giờng, rồi nơng theo ánh mắt mục s, nhân vật sẽ nhìn hình ảnh cặp vú màu phấn hồng của đức mẹ Maria, khuôn mặt bầu bĩnh của chúa Hài Đồng rồi trở về mùa hè năm ngoái, thời điểm mái nhà bị dột và “bức tranh sơn dầu này bị ố từng đám vì nớc ma, khuôn mặt Đức Mẹ và chúa Hài Đồng trở nên ngắn ngủi, đần độn và nanh nọc” [44, 7].

Tất cả những dịch chuyển ánh mắt Kim Đồng trên các thiên thể, trên bầu vú của Đức Mẹ, trên đôi má chúa Hài Đồng… đều cho thấy một tính cách phồn thực, đằm thắm, đa đoan, luôn chìm trong những mâu thuẫn bởi những suy nghĩ của chính mình, và đó cũng là một nhân vật bi kịch, bất hạnh. Miêu tả Thợng Quan Kim Đồng, chỉ với một chi tiết xuyên suốt là có nỗi đam mê đặc biệt, đam mê đến mức bệnh hoạn với các bầu vú, tác giả để nhân vật lần lợt xuất hiện dới sự nhìn nhận của nhiều nhân vật: ngời mẹ, Lai Đệ, Niệm Đệ, Tởng Đệ… và anh chàng này, vì thế trở thành một tính cách hết sức sống động trong sự soi chiếu, đánh giá đa chiềụ Điều đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là tính cách nhân vật trở nên phong phú, phức tạp và chiều kích của nhân vật vì thế cũng hết sức khó đoán định. Kết quả cuối cùng là tạo ra tiếng nói đa thanh, và chủ đề t tởng tác phẩm, chỉ từ một nhân vật này thôi, cũng trở nên hết sức khó nắm bắt. Và vì thế, thật khó nhét Báu vật của đời vào một cái khuôn giá trị nào đó.

Nhân vật Lâm Lam trong Rừng xanh lá đỏ cũng vậỵ Đó là một ngời phụ nữ có, bên cạnh nét nhân cách ổn định là đầy khát vọng, đầy ham muốn và giàu bản lĩnh, là sự thờng biến của tính cách, của suy nghĩ thông qua cái nhìn của cô về thế giớị Sự nhận định, phân tích, đánh giá từng nhân vật có quan hệ với mình khiến ngời đọc có cảm giác đang đối diện với một ngời đàn bà sắc sảo,

quyến rũ, thuyết phục và cũng hết sức nguy hiểm. Và tơng tự Thợng Quan Kim Đồng, Lâm Lam cũng đã lần lợt xuất hiện trong cái nhìn của nhiều nhân vật khác với những đánh giá, nhận xét khác nhaụ Đội quân của cách mạng văn hóa nhìn cô nh một phần tử nguy hiểm, bí th Tần nhìn cô nh một miếng mồi ngon, Kim Đại Xuyên thấy ở đó một cơ thể rực lửa, trong khi Mã Thúc vẫn luôn chờ đợi ở cô một tình yêu đích thực, vẫn luôn mong muốn nhìn thấy ở cô một Lâm Lam của quá khứ. Và trong mắt ngay chính những Kim Đại Xuyên, Mã Thúc… trong những tình huống khác, cô lại là một ngời đàn bà quyền lực, thét ra lửa…. Có thể khẳng định rằng nếu không có sự dịch chuyển linh hoạt các điểm nhìn thì chúng ta có cái nhìn rất phiến diện về các nhân vật cũng nh các vấn đề đợc phản ánh. Việc giữ thái độ khách quan trớc các nhân vật, tác giả hầu nh không có lời bình luận nào trớc những hành động và suy nghĩ của nhân vật. Tác giả để cho các nhân vật tự giới thiệu về mình và đánh giá lẫn nhaụ Làm nh vậy chân dung nhân vật hiện lên vừa chân thực vừa sinh động. Hơn nữa, không có sự chỉ dẫn của tác giả nên ngời đọc phải huy động tất cả mọi sự hiểu biết, giác quan của mình để tự nhìn nhận đánh giá vấn đề mà không chịu sự áp đặt máy móc nh khi đọc tiểu thuyết truyền thống. Điều đó một phần cũng khẳng định tài năng và phong cách tác giả.

Nh phần trên đã nói, nhân vật là nơi thể hiện tập trung nhất quan niệm nghệ thuật về con ngời của nhà văn. Bởi vậy mà trong tiểu thuyết, Mạc Ngôn quan tâm nhất là nhân vật “vì đó là sinh mệnh quan trọng hơn cả chính bản thân do nhà văn sáng tạo ra, nó có quan hệ máu thịt đối với nhà văn” [42, 58]. Cũng chính vì vậy, ông không áp đặt t tởng của mình cho nhân vật mà để cho nhân vật tự do theo logic của truyện, đặc biệt ông chủ tâm xây dựng nhân vật bằng những cách thức vừa cổ điển nhng cũng rất hiện đại nh xây dựng nhân vật bằng việc miêu tả ngoại hình và hành động; xây dựng nhân vật bằng miêu tả quá trình tâm lí và xây dựng nhân vật thông qua sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật. ở mỗi cách thức, các nhân vật hiện lên thật ấn tợng, sinh động và thực nhất. Song ở những cách thức ấy, theo chúng tôi nổi bật nhất vẫn là cách thức xây dựng nhân vật bằng quá trình miêu tả tâm lí. Việc xây dựng nhân vật bằng

quá trình tâm lí đã tạo khả năng xâm nhập có hiệu quả vào thế giới bên trong con ngời với những vỉa tầng sâu nhất để từ đó con ngời hiện lên một cách toàn diện nhất. Với đặc trng này mà nhân vật của Mạc Ngôn nổi bật là sức sống, là sinh khí nh nó tự có, không cứng nhắc nh một phát ngôn viên của tác giả.

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết mạc ngôn khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu đã được dịch ra tiếng việt (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w