Lịch sử Trung Quốc từ cổ đến thời hiện đại là lịch sử đẫm máu của chiến tranh và cách mạng. Và đề tài này, vì thế trở thành một trong những đề tài có sức hấp dẫn đối với không ít cây bút. Đã có nhiều tác phẩm lớn thành công và phản ánh một cách sâu sắc, toàn diện tình hình lịch sử ấy trong một số thời kì nhất định: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am,
Đông Chu liệt quốc của Sái Nguyên Phóng; trong lịch sử hiện đại, đó là Rừng thẳm tuyết dày của Khúc Ba… Cũng nh các tác gia văn học, các nhà làm phim Trung Quốc hết sức chú ý khắc họa lịch sử, thực ra là khắc họa số phận của dân tộc Trung Hoa trong tiến trình lịch sử. Trong vài ba thập niên lại nay, đề tài chiến tranh và cách mạng luôn luôn trở đi trở lại trên văn đàn và trên phim trờng Trung Quốc, trong đó một số rất lớn chú ý đến những trang bi tráng ở đầu thế kỉ XX và những phần đau xót trong các cuộc cách mạng, cải cách ruộng đất và đại cách mạng văn hóạ Mạc Ngôn thuộc số các nhà văn viết nhiều về đề tài chiến tranh và cách mạng. Có thể nói không ngoa rằng đề tài này là đề tài chiếm nhiều trang viết, nhiều tâm huyết nhất trong sự nghiệp của nhà văn cho đến thời điểm nàỵ Điểm qua các tiểu thuyết của ông: Cao lơng đỏ, Báu vật của đời, Đàn hơng hình, Cây tỏi nổi giận, Tửu quốc, và ngay cả Rừng xanh lá đỏ là tiểu thuyết bàn nhiều hơn đến công cuộc cải cách mở cửa thì ông cũng dành một phần lớn cho đề tài cách mạng.
Mạc Ngôn viết về chiến tranh cách mạng, trớc hết có lẽ cũng nh phần lớn các tác giả khác viết về lịch sử, là nhằm tái hiện không khí của lịch sử trong những năm tháng sục sôi với cả những tự hào, kiêu hãnh dân tộc và cả sự chua xót, đau khổ trong t cách một con ngời và t cách một công dân. Trong khi miêu
tả những cuộc đấu tranh của những ngời tiền bối của dân tộc, ông chống lại những ngời nớc ngoài xâm lợc. Rõ ràng, Mạc Ngôn muốn viết về đề tài này với những trang thật da diết, đằm thắm. Không cố công miêu tả lại những cuộc chiến hoành tráng, đẫm máu, dựng lại không khí, không gian sử thi khi viết về vấn đề này, ngòi bút Mạc Ngôn tỏ ra điềm tĩnh, bản lĩnh để lòng tự tôn dân tộc của ông bộc lộ một cách kín đáo, nhẹ nhàng có phần chua xót, và có ý thức tôn trọng sự thật lịch sử trong từng thời kì ấỵ Những ngời yêu nớc chống ngoại xâm của Mạc Ngôn thờng là những con ngời bình thờng, trong một hoàn cảnh nào đó, bất đắc dĩ, hoặc chí ít là tự phát, hoặc đang kiểu tổ chức sơ khaị Nhng ở những con ngời bình thờng, bình dị ấy luôn luôn tiềm ẩn một tinh thần bất khuất, xả thân. Đó là bà lão đỡ đẻ trong Báu vật của đời. Khi bị bọn Nhật xúc phạm, bà đã chỉ tát cảnh cáo chúng, rồi bà bị bắn, bà chết một cách nhẹ nhàng, nh một cuộc ra đi; Tôn Bính (Đàn hơng hình), chỉ là một anh kép hát, quê mùa, thậm chí hơi gàn dở và không hiểu mấy về lẽ đời, về thế cuộc, nhng lại là ngời anh hùng dám đơng đầu với ngời Đức, cho dù thất bại, dù phải chịu hình phạt thảm khốc nhất trong lịch sử; những ngời du kích với những tổn thất trong những trận chiến không cân sức ở rừng vẹt (Rừng xanh lá đỏ). Điều đặc biệt là trong khi miêu tả những trận chiến, Mạc Ngôn không có ý định khoa trơng những thắng lợi, những thành tích của chiến tranh nh nhiều tiểu thuyết hay các tác phẩm văn học khác viết về chiến tranh trớc đó, của cả Trung Quốc và thế giớị Những trận đánh trong tiểu thuyết của ông thờng là những trận đánh nhỏ, lẻ nhng hậu quả của nó thờng rất nặng nề. Vì thế, chiến tranh và cách mạng trong tiểu thuyết Mạc Ngôn không có sự xuất hiện đậm đặc của cảm hứng sử thị Đó là những cuộc chiến bi tráng. Dờng nh tác giả muốn mang đến cho ngời đọc một thông điệp, tất cả mọi cuộc chiến đều là nỗi đau và cách tốt nhất là tìm cách tránh nó. Ông thông qua thế giới nghệ thuật của mình chỉ ra những mất mát, những bất hạnh mà chiến tranh mang lạị Với những trang viết về những cuộc cách mạng ở Trung Quốc, Mạc Ngôn cũng không viết theo giọng điệu ngợi cạ Cũng nh khi đề cập đến đề tài chiến tranh, ngòi bút của Mạc Ngôn khi viết về cách mạng Trung Quốc, dù là cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng
điền địa hay cách mạng văn hóa, cũng không đợc tác giả viết nh một chủ đề chính, mà luôn luôn đợc đặt trong mối quan hệ với những sự kiện liên tục. Ông không miêu tả chiến tranh hay cách mạng một cách độc lập theo cái cách mà nhiều ngời khác đã làm mà luôn luôn đặt chiến tranh và cách mạng trong mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với số phận bi thảm của đất nớc, nhất là với số phận bi thảm của con ngờị Bao giờ nhà văn cũng thể hiện một cái nhìn chua xót, ông luôn nỗ lực chỉ ra cho ngời đọc thấy đợc những mất mát mà cách mạng đã trải qua, dù rằng không thấy ông phủ nhận những thành tựu chân chính của cách mạng. Các cuộc cách mạng trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, dù ở Rừng xanh lá đỏ, dù ở Báu vật của đời… đều là những kí ức đau xót. ở đó có những hành động cách mạng mù quáng trong nhận thức hết sức ngây thơ, ấu trĩ của những ngời nhiệt tình cách mạng, cũng có những hành động của bọn cơ hội chủ nghĩa, những kẻ a dua để kiếm lợi lộc về cho mình. Chính vì thế, những cuộc cách mạng đều đợc tiến hành với những đòn trả thù, cớp hiếp, chém giết, nhục mạ d- ới sự điều hành của một đờng lối chỉ đạo cực đoan, độc đoán. Và con ngời, theo cách này hay cách khác đều trở thành nạn nhân bị cuốn xoáy vào dòng lũ của lịch sử. Sự chết chóc của nhiều ngời, sự tan nát của nhiều gia đình, sự đảo lộn các bậc thang giá trị là điều thờng thấy nh hậu quả tất yếu của các cuộc cách mạng nàỵ Điều quan trọng hơn cả mà các cuộc cách mạng ấy cho thấy đợc có lẽ lại là nỗi đau về một dân tộc, về những cuộc cách mạng đợc tiến hành trong hằn học và ngu tốị Đây là cái nhìn mang thái độ phê phán, phản tỉnh sâu sắc. Cũng trong các cuộc cách mạng ấy, ngời ta nhìn thấy sự lúng túng của đất nớc Trung Hoa thời hiện đạị Chính sự lúng túng ấy đã khiến đất nớc hùng mạnh này tan hoang, xơ xác.