Trăn trở day dứt về bản sắc văn hoá dân tộc

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết mạc ngôn khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu đã được dịch ra tiếng việt (Trang 48 - 54)

Đất nớc Trung Quốc rộng lớn là một trong những cái nôi của văn hoá nhân loạị Với hàng vạn năm hình thành, phát triển, Trung Quốc luôn luôn có quyền tự hào là một cờng quốc, dẫu rằng lịch sử cũng không ít những quanh cọ Với sự xuất hiện và phát triển khá sớm, có truyền thống, với thế mạnh để bảo vệ đợc bản thân đất nớc mình trớc những biến loạn của lịch sử, phần lớn những sản

phẩm, những truyền thống văn hóa vô tận của đất nớc vĩ đại này vẫn còn nh nguyên vẹn cho đến ngày naỵ Từ những Vạn lí trờng thành, Tử cấm thành, lầu Hoàng Hạc, đến bộ Vĩnh lạc đại điển, từ những bộ Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí đến từng điệu Miêu Xoang cho đến nay vẫn tồn tại và phát huy một cách mạnh mẽ những ảnh hởng, những giá trị đến không chỉ đất nớc, con ngời Trung Quốc, mà cả một số quốc gia, dân tộc khác. Nhân dân Trung Quốc, các dân tộc Trung Quốc có quyền và họ thực sự tự hào về tài sản văn hóa vô tận đó. Việc Mạc Ngôn tìm về đề tài văn hóa dân tộc, vì vậy, là một chuyện bình thờng, nhất là trong hoàn cảnh đất nớc ông không phải là không đối mặt với những nguy cơ có thể khiến nền văn hóa bị đe dọa, trớc cơ chế thị trờng vốn nhiều lúc tỏ ra nghiệt ngã với các giá trị có tính bền vững, ổn định, và làn sóng văn minh ph- ơng tây một lần nữa tràn vào đất nớc ông, và bằng con đờng hòa bình.

Nếu đọc qua các tác phẩm của Mạc Ngôn, ta thấy việc tìm về đề tài bản sắc văn hóa dân tộc nh một mục tiêu cơ bản của ông. Những đề tài ông đã viết ít nhiều đều liên quan đến văn hóa dân tộc. ở đây, Mạc Ngôn đã thể hiện những trở trăn, những day dứt, thể hiện đợc một tình cảm khá phức tạp đối với hiện trạng của nền văn hóa dân tộc ông. Văn hoá đợc coi là “linh hồn của một dân tộc”, một nhà văn có trách nhiệm thì phải chạm khắc đợc đặc trng văn hoá của dân tộc mình ở mỗi tác phẩm văn học. Trớc hết, nh phần lớn những công dân Trung Quốc, Mạc Ngôn luôn có ý thức tự hào và tình yêu say đắm đối với nền văn hóa giàu bản sắc nàỵ

Trong nhiều tác phẩm của ông, chúng ta luôn thấy những ám ảnh của các đặc điểm văn hóa Trung Quốc. Đành rằng Tửu quốc không phải là một tác phẩm ca ngợi rợu Trung Quốc, mà chủ yếu đề cập đến những thói tật đang làm mất đi những vẻ đẹp của tâm hồn, của lơng tâm dân tộc, nhng ở đó ta vẫn thấy, nhiều lúc ông bày tỏ tình yêu với các thú ẩm thực nh một trong những nét văn hóa làm nên bản sắc Trung Hoa; mặc dù viết với cảm hứng trào lộng, có khi chua xót, nhng trong những dòng ông viết về rợu vẫn thấp thoáng những tình cảm trân trọng, ngầm chứa một niềm tự hào với truyền thống của một đất nớc có những loại rợu đã trở thành đặc sản vang danh thế giới nh rợu Mao Đàị

Rừng xanh lá đỏ, tác giả đề cập đến câu chuyện kinh doanh từ ngọc trai trong nền kinh tế cải cách mở cửạ Cũng từ câu chuyện của hôm nay, nhà văn đ- a ngời đọc lần về quá khứ của truyền thống ngọc trai với bao mất mát, bao hi sinh và những tín niệm cao quý mà ngời dân xứ ngọc đã tích lũy, xây dựng bao đờị

Hẳn ít ngời không biết rằng, ngời Trung Quốc vốn phát hiện vẻ đẹp và giá trị của ngọc trai từ rất sớm. Ngọc trai vào tay họ có thể thành đồ trang sức. Trong các truyền thuyết, dã sử ta còn thấy các mĩ nữ Trung Hoa nh Dơng Quý Phi, Võ Tắc Thiên, Từ Hi Thái hậu duy trì sắc đẹp, sức trẻ của họ bằng thứ mĩ phẩm làm từ ngọc trai; nhiều lang y dùng ngọc trai để chế biến những vị thuốc trị bệnh đặc hiệu… Thậm chí, có nhà văn còn xây dựng Ngọc Trai thành biểu t- ợng của nền văn hóa Trung Quốc.

Trong nhiều tác phẩm của Mạc Ngôn, chúng ta có thể thấy đợc sự các nhân vật luôn luôn đắm đuối với nền văn hóa truyền thống khi họ hát, hoặc họ bày tỏ tình yêu đối với những làn điệu dân ca, dân vũ, nhất là những làn điệu đậm màu sắc Trung Quốc nh làn điệu Miêu Xoang. Không phải ngẫu nhiên mà trong Đàn hơng hình, những khúc Miêu Xoang đã trở thành một trong những chất xúc tác để tác phẩm vận hành. Đó là màn giáo đầu, lời dẫn chuyện, là cảm hứng bao trùm và là yếu tố giữ vẹn cái thăng bằng của tác phẩm. Thậm chí, hình nh trong quan niệm, trong tình cảm của nhà văn, ở tác phẩm này, điệu Miêu Xoang chính là niềm kiêu hãnh, là sức sống, là biểu tợng của quê hơng, của đất nớc ông.

Vậy vì sao làn điệu Miêu Xoang lại đợc Mạc Ngôn đề cao và xem là hiện thân của văn hoá Trung Quốc? Đó chính là do bản thân làn điệu ấỵ Thứ nhất, khi làn điệu Miêu Xoang đợc cất lên thì cũng là lúc những câu chuyện, những truyền thuyết về con ngời, đất nớc, dân tộc đợc tái hiện lại một cách sinh động nhất: Khúc "Đại bi điệu" với những lời Mi Nơng kể lể xuất hiện từ đầu tác phẩm có thể đợc coi nh một sự tóm lợc cho không chỉ lịch sử cuộc đời Tôn Bính mà hơn nữa, nó nh sự tóm lợc cho cả lịch sử đất nớc Trung Hoạ

"Mặt trời mọc, đỏ hồng. Nh lửa cháy trời đông!/ Vịnh Giao Châu đầy đ- ờng lính Đức/ (Mắt xanh mũi lõ có biết không?)/ ủi đồng san ruộng làm đờng sắt/ Phá mả đào mồ (Có ức không?)/ Cha tui dẫn ngời ta chống lại/ Đánh nhau suốt buổi, pháo đì đùng (Tai ù đặc)/ Kẻ thù chạm trán, mắt đỏ đọc/ Dao lia, búa bổ, đinh ba đâm/ Ngổn ngang ngời chết đếm không xuể/ (Eo ơi, sợ)/ Sau đó/ Cha tui bị giam đại lao Nam. Bố chồng tui đợc lệnh hành hình/ Dùng cọc gỗ đàn / hơng xiên cha tui nh ngời ta xiên chả/ (Cha ơi là cha!)" [40, 7].

Trong điệu khóc của Mi Nơng thấy đủ cả sắc màu bi tráng của cuộc đời Tôn Bính. Lớt qua điệu hát ấy, ngời đọc, ngời nghe nhận ra cả một trang sử chống Đức của ngời dân Cao Mật: không phải ngẫu nhiên mà nổi dậy, chẳng phải thù riêng mà làm càn, lính Đức phạm đến đất Trung Quốc, chạm đến vịnh Giao Châu, phá mồ mả tổ tiên, bắt dân tình làm đờng sắt, quấy nhiễu sự an lành của lơng dân... Khởi nghĩa nổ ra nh một tất yếu lịch sử, lính Đức chết nhng nghĩa binh không ít ngời hy sinh thảm thơng, thủ lĩnh bị bắt giam, án đàn hơng chờ sẵn, "Cha ơi cha là!" Mi Nơng tội nghiệp khóc cha nhng đã dựng lại cả một quãng đời oanh liệt của cha, nỗi đau xót cho một cuộc đời nhiều biến động, một cuộc đời nh một màn kịch, mở ra huy hoàng, khép lại gây bao nỗi bi thơng, đồng thời chứa đựng cả lịch sử Trung Quốc trong khi chống xâm lợc đầy bi hùng. Mạc Ngôn đã tinh ý khi để cho nhân vật của Miêu Xoang này tự do khóc trong từng dòng, từng chữ của trang văn. Thứ hai, giai điệu của Miêu Xoang không chỉ là một điệu hát bình thờng mà nó còn thể hiện đợc tình đoàn kết gắn bó của ngời dân Trung Hoạ Trong từng khúc Miêu Xoang, ngời hát và ngời nghe, diễn viên và khán thính giả nh hoà nhập tâm hồn, nỗi đau, nỗi buồn, nỗi tang thơng. Những lời Tôn Bính hát trong những ngày cuối của cuộc đời vang dội tiếng đệm của ngời dân Cao Mật, những con ngời gắn bó cùng quê hơng của điệu Miêu Xoang, nh thể họ đang "tiền hô hậu ủng" cho chính đại tớng quân của họ, đại tớng quân oai phong lẫm liệt, khí thế tng bừng. Từng câu hát vang lên lại có từng tiếng đệm mi aừ~ mi - aừ~– theo sát. Không phải chỉ có một mình Tôn Bính đang biểu diễn, ông đã dựng lên một "đại sân khấu" và cả

một dàn đồng ca đầy ngẫu hứng xung quanh mình. Bắt đầu từ tiếng đệm của út Sơn, kế đến đó là tiếng trẻ con nhại tiếng mèo đệm theo, rồi đến ngời lớn, đến nỗi nh có "hàng vạn tiếng kêu quyện vào làm một, nh tập trung ở đây toàn bộ thế giới loài mèo!"... Một sân khấu vang dậy những thanh âm mi-aừ~mi- aừ~, mi-aừ~mi-aừ~, nó không còn chỗ cho án phạt tử hình, cho những đau thơng chết chóc mà chỉ còn là những tiếng lòng đồng cảm. Sức lay động lòng ngời của điệu Miêu Xoang quả thực phi thờng, nó đã mở rộng biên giới đi từ nỗi lòng của một cá thể tới tập thể, rồi từ đó phá khung tràn ra giăng mắc khắp không gian. Khúc hát không chỉ là một sự kết hợp hài hoà giữa giai điệu và ca từ, không chỉ là lời tiếc thơng tha thiết, không chỉ thể hiện t thế ung dung đĩnh đạc của một con ngời mà khúc hát đã vơn đến một tầm cao không giới hạn của giá trị văn hoá, là sức mạnh tranh đấu, sức mạnh của sự đoàn kết, của tinh thần nhân dân. Miêu Xoang thực sự là một hình thức nghệ thuật độc đáo, là linh hồn và sức sống, là văn hoá của vùng đất Cao Mật nói riêng, của đất n- ớc Trung Hoa nói chung.

Ngay cả cái tên nguyên tác của Báu vật của đờiPhong nhũ phì đồn

(Mông to vú nở) cũng thể hiện nét dáng phồn thực của một đất nớc trên dới một tỉ rỡi nhân khẩu, tức là một khát vọng của nhà văn hớng về văn hóa dân tộc, rồi thế giới những vú và vú, thế giới của những ngời phụ nữ trong tác phẩm này, trong Đàn hơng hình, sức sống của ngời đàn bà trong Cao lơng đỏ… dờng nh cũng đều góp phần nói lên điều đó. Khi tìm về đề tài bản sắc văn hóa dân tộc, Mạc Ngôn cũng bày tỏ lòng nuối tiếc, xót xa trớc những giá trị đang dần mai một, và ông nỗ lực lí giải, cắt nghĩa nguyên nhân của sự mai một ấỵ Theo nhà văn Nguyễn Khắc Phê, trong Đàn hơng hình, “hai loại âm thanh quyện vào tuổi ấu thơ của tác giả, là tiếng xe lửa và điệu Miêu Xoang chính là làn sóng kĩ trị, văn minh phơng Tây đang đe dọa bóp chết văn hóa dân tộc” [50].

Những trở trăn của tác giả càng thể hiện rõ trong các tác phẩm viết có đề cập đến, hoặc về cuộc cải cách mở cửạ Hình ảnh Lâm Lam, bí th Tần, Đại Hổ, những cuộc phô trơng trong lễ hội ngọc trai chính là một phần nói lên những

trăn trở, xót xa của tác giả về nguy cơ của một nền văn hóa trớc sự tấn công mãnh liệt của ý thc hệ, quan niệm sống tây phơng. Sự mai một, sự mất mát d- ờng nh xảy ra trong không chỉ văn hóa lao động, đấu tranh, mà ngay cả trong văn hóa hởng thụ. Trong các tác phẩm viết về các cuộc cách mạng, Mạc Ngôn lại cho ngời đọc thấy văn hóa truyền thống cũng là một trong những nạn nhân của các cuộc cách mạng, những lần thanh trừng nàỵ Dới chiêu bài bài trừ phong kiến và cái cũ, những nhà nho Trung Quốc bị đánh đập, bị phỉ báng, chà đạp. Mà họ là aỉ Họ chính là biểu tợng của nền chính trị, t tởng, văn hóa Trung Hoa hàng ngàn năm. Chính họ là nhân tố hàng đầu xây dựng và bảo vệ đợc một Trung Quốc hùng cờng trải mấy nghìn năm lịch sử. Theo đó là những dinh thự, những công trình bị tàn phá. Điều quan trọng hơn mà tác giả muốn nói, đó là trong sự vận hành của lịch sử ở Trung Quốc, thực sự đã có một nền văn hóa bị tàn phá.

Những năm gần đây, có một cuốn sách gây đợc ít nhiều chú ý, đó là cuốn

Ngời Trung Quốc xấu xa. Cuốn sách có chỉ ra một số điểm xấu của ngời Trung Quốc và đó là một việc làm táo bạọ Mạc Ngôn khi viết về văn hóa Trung Quốc cũng không ngần ngại chỉ ra những điểm xấu của nó, đó là sự tham lam, ích kỉ, tàn bạo, và nhất là tinh thần ấu trĩ, bảo thủ…

Trở lên, chúng tôi đã đề cập đến một cách khái quát, cơ bản về bốn đề tài phổ biến trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Nhìn chung, ở mỗi đề tài, tác giả đều đa ra một cái nhìn khá toàn diện, với một đầu óc phân tích sắc sảo và thể hiện đợc tâm huyết của một ngòi bút đầy trách nhiệm, đầy lật trở với số phận của nhân dân, của dân tộc. Tuy nhiên xuyên suốt trong các đề tài ấy vẫn là làng Đông Bắc Cao Mật. Nó nh sợi chỉ đỏ, là kim chỉ nam trong t tởng sáng tạo của nhà văn. Dù chiến tranh, cách mạng hay cải cách, mở cửa, bản sắc văn hoá dân tộc cũng đều xuất hiện trên cái phông nền là làng quê Đông Bắc Cao Mật. Nơi đó đã thể hiện đầy đủ đợc các khía cạnh của chiến tranh và cách mạng, công cuộc cải cách, mở cửa, thể hiện đợc những nét đặc trng của con ngời, văn hoá Trung Quốc. Làng quê Đông Bắc Cao Mật là linh hồn của nhà văn Mạc Ngôn nhng đồng thời là linh hồn trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn.

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết mạc ngôn khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu đã được dịch ra tiếng việt (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w