Cốt truyện đa tuyến

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết mạc ngôn khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu đã được dịch ra tiếng việt (Trang 72 - 74)

Nếu cốt truyện đơn tuyến là loại cốt truyện thờng có một nhân vật chính (hoặc nhân vật trung tâm) và tất cả mọi sự kiện, tình huống đều diễn ra xoay quanh nhân vật ấy, và nó là sản phẩm của tiểu thuyết tiền hiện đại, thì cốt truyện đa tuyến là loại cốt truyện có từ hai nhân vật chính (hoặc nhân vật trung tâm) trở lên, và sẽ có nhiều sự kiện, tình huống… phát triển dựa theo số phận của mỗi nhân vật. Cốt truyện đa tuyến xuất hiện trong khuôn khổ những nỗ lực đổi mới trớc những nguy cơ về “cái chết của tiểu thuyết”, nhằm thay thế cho loại cốt truyện đơn tuyến truyền thống. Trong loại này, cốt truyện là sự kết nối hữu cơ của một số tình huống, sự kiện, nhân vật có quan hệ logic, nhân quả. Trong một chừng mực nào đó, loại cốt truyện đa tuyến này gần gũi với cốt truyện lồng ghép.

Cũng có thể thấy phần lớn kết cấu cốt truyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn là cốt truyện đa tuyến. Đó là các tiểu thuyết Đàn hơng hình, Cây tỏi nổi giận,

và một phần nào đó trong Tửu quốc, Báu vật của đờị

Nh luận văn đã có lần nói đến, Báu vật của đời là câu chuyện kể về số phận của Thợng Quan Kim Đồng cùng gia đình nhà Thợng Quan, thậm chí, quan trọng nhất là câu chuyện về số phận Thợng Quan Kim Đồng. Nhng nếu coi câu chuyện của Thợng Quan Kim Đồng là loại cốt truyện khung, thì có thể coi đây là một kết cấu nhiều truyện nhỏ trong một truyện lớn. Ngoài Kim Đồng, rất nhiều nhân vật trong đó có vị thế tơng đối bình đẳng trong việc hớng đến phục vụ chủ đề tác phẩm. Và mỗi nhân vật nh vậy có một diện mạo riêng, một số phận riêng. Trong khi Kim Đồng chịu số phận nh ta biết, đợc tác giả kể lại một cách tỉ mỉ, thì một số nhân vật khác cũng tồn tại nh vậỵ Đó là nhân vật ng- ời mẹ. Ngời chứng kiến tất cả quá trình suy vong của gia đình nhà Thợng Quan, chứng kiến mọi thăng trầm của lịch sử và chứng kiến thậm chí, gần trọn số phận của ngời con trai duy nhất của bà. Trong gia đình nhà Thợng Quan, bên cạnh số phận của Kim Đồng là số phận các chị gái của anh ta, của những Lai Đệ, Tởng Đệ, Niệm Đệ, Phán Đệ, Cầu Đệ… Men theo cây phả hệ của nhà Thợng Quan,

ngời đọc còn đợc theo dõi số phận của gia đình nhà T Mã (T Mã Đình, T Mã Khố, T Mã Lơng), của gia đình họ Lỗ (Lỗ Lập Nhân, Lỗ Thắng Lợi)…

Trong Báu vật của đời, cốt truyện đa tuyến có giá trị hết sức tích cực. Đây là pho tiểu thuyết về số phận của một số nhân vật cùng với gia đình của họ gắn chặt với số phận của lịch sử Trung Quốc. Việc sử dụng cốt truyện đa tuyến không chỉ cho thấy đợc số phận của từng con ngời mà con cho thấy số phận của đám đông; không chỉ cho thấy sự nham nhở của lịch sử theo phơng pháp phân mảnh, mà qua phơng pháp phân mảnh ấy còn cho thấy lịch sử trong một trạng thái đầy lo âụ

Đàn hơng hình là tiểu thuyết về số phận của Tôn Bính với những hành động vừa anh hùng vừa thổ phỉ, vừa tráng sĩ vừa nghệ sĩ. Nhng câu chuyện không chỉ dành riêng cho Tôn Bính. Điều này thể hiện trên nhiều cấp độ kết cấụ Trên bình diện văn bản, chuyện về Tôn Bính chỉ chiếm một dung lợng vừa phải, phần nhiều hơn còn lại đợc dành cho nhiều nhân vật, trong đó đặc biệt đáng chú ý là nhân vật Triệu Giáp, Tôn Mi Nơng, Tiền Đinh. ở bình diện ngời kể chuyện, vai kể chuyện cũng vậỵ Các vai kể lần lợt xen kẽ, dùng đại từ nhân xng ngôi thứ nhất trong sự hoán đổi khá tinh tế. Ngay cả việc sử dụng các bài ca Miêu Xoang mở đầu mỗi chơng, mỗi phần của tác phẩm cũng thể hiện rõ ý đồ xây dựng cốt truyện đa tuyến của tác giả. Diễn tiến số phận nhân vật cũng vậy, khá tơng đồng. Mỗi nhân vật đều có tính cách, có số phận rất rõ nét.

Dờng nh tác giả có dụng ý khá rõ trong việc miêu tả hai nhân vật Tôn Bính và Triệu Giáp ở t thế, t cách đối lập. Tôn Bính, một nghệ nhân hát Miêu Xoang với một tâm hồn yếu đuối dễ tổn thơng thì Triệu Giáp là một đao phủ mặt sắt, tay nhuốm máu ngời không ghê; Tôn Bính có một tâm hồn khoáng đạt, trợng nghĩa, yêu tự do thì Triệu Giáp lại là một ngời cục cằn, cúi mình khom lng hầu hạ triều đình và chỉ biết phục mệnh. Tôn Bính lấy cuộc đời tự do ca hát làm sở đắc thì Triệu Giáp lại cầu vinh hoa phú quý bằng việc phục dịch triều đình; Tôn Bính hát bằng chính lòng mình, trải lòng mình cho thiên hạ để mang lại niềm vui cho chính mình, yêu cuộc sống tự do thì Triệu Giáp lại lấy sự giết ngời, lấy sự cung cúc tận tụy để mà kiêu hãnh. Trong khi Tôn Bính hát ca nh một nghệ sĩ

tự do, vô vi, không quan tâm đến việc mình trở thành nghệ nhân Miêu Xoang độc nhất vô nhị thì Triệu Giáp suốt đời phấn đấu để luôn đợc chiếm vị trí trạng nguyên của nghề đao phủ.

Nếu chỉ miêu tả tính cách, hành động, số phận của Tôn Bính để ca ngợi những ngời anh hùng dám đối mặt với cờng quyền bạo ngợi, ca ngợi ngời dân Trung Quốc với tình yêu nớc và lòng tự tôn dân tộc, thì hẳn Mạc Ngôn không dành nhiều trang để nói về Triệu Giáp và các nhân vật khác nh vậy, và điều này cũng khiến Đàn hơng hình trở thành một tác phẩm tầm tầm nh bao tác phẩm tầm tầm khác, làm sao có thể chinh phục hàng triệu độc giả trong và ngoài nớc. Vậy nên có thể khẳng định, mỗi nhân vật đợc nhà văn miêu tả đều có một dụng ý, một mục đích lớn. Nhân vật Triệu Giáp đợc miêu tả với số phận đặc biệt, khá kĩ càng. Nhân vật Tôn Bính cũng vậỵ Hai cái phần đối lập ấy của Đàn hơng hình mang chứa những t tởng khác nhau của tác giả, và đó là những hình tợng nghệ thuật tạo nên sự đối thoại, những đối thoại lớn trong tiểu thuyết.

Có điều, do số phận run rủi (thực chất là không thể khác đợc, vì hành động của Tôn Bính và nghề nghiệp của Triệu Giáp sẽ quy định điều này), hai nhân vật ấy sẽ gặp nhau trong một hoàn cảnh thật trớ trêu: gặp nhau ở pháp trờng với t cách là ngời thụ hình và kẻ hành hình, và họ là thông giạ Đây có thể coi là một sáng tạo độc nhất vô nhị của Mạc Ngôn. Điều quan trọng là trong tình huống tởng chừng hết sức khó xử ấy, các nhân vật đều thấu hiểu và không vớng bận vì sự cả nể, vì tình hay vì nghĩạ

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết mạc ngôn khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu đã được dịch ra tiếng việt (Trang 72 - 74)