Đây là biện pháp xây dựng nhân vật “cổ điển” nhất. Biện pháp này xuất hiện từ thời đại của sử thi, các truyện dân gian và vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày naỵ Chúng ta có thể thấy đợc những anh hùng chiến trận trong sử thi
Odisé, trong Ramayana, trong Bài ca chàng Đam săn, trong những
Donquijotes nhà quý tộc tài ba xứ Mantra, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử… Có nhiều nhà nghiên cứu đều rất chú ý ca ngợi La Quán Trung rằng trong hơn bốn trăm nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa, ông đã tỏ ra thiên tài khi xây dựng đợc bốn trăm nhân vật ấy mỗi ngời một dáng nét, một đặc điểm riêng, không nhầm lẫn đợc, và thờng gây ấn tợng với ngời đọc ngay từ khi mới xuất hiện. Thành công đó của La Quán Trung chính là biết vận dụng một cách linh hoạt khả năng miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật. Và mặc dù đến ngày nay, văn học đã bao nhiêu lần chối bỏ những quy phạm cũ để thiết lập những quy phạm mới, nghệ thuật tiểu thuyết đã có rất nhiều bớc thay đổi hết sức ngoạn mục, nhng nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng miêu tả ngoại hình và hành động vẫn tỏ ra là một biện pháp hết sức hiệu quả. Điều này cũng đúng với tiểu thuyết của Mạc Ngôn.
Mạc Ngôn thực sự tỏ ra có biệt tài trong việc quan sát và lựa chọn chi tiết khi miêu tả nhân vật theo lối nàỵ Đây là chân dung Tôn Đại Cô trong Báu vật của đời: “Tôn Đại Cô đầu chải bóng loáng, tóc búi gọn gàng sau gáy, trâm cài tóc sang lấp lánh, bên mai tóc cài một cái cặp. Bà mặc chiếc áo ngoài phẳng phiu bằng vai trắng, vạt áo đóng khuy lệch, một khăn tay giắt sau khuy nách, quần màu đen, chân quấn xà cạp nhỏ, cân đi giày màu thanh thiên đế trắng. Toàn thân bà toát lên mùi thanh nhã, tóc có mùi xà phòng thơm. Bà có cặp lỡng quyền cao, mũi thẳng, môi mím chặt thành một đờng chỉ, cặp mắt sâu và đẹp, ánh mắt rực sáng. Bà có vẻ tiên phong đạo cốt, so với dáng vẻ to đùng và luộm thuộm của bà Lã, thật khác nhau một trời một vực” [44, 61].
Đoạn văn trên miêu tả chân dung Tôn Đại Cô, một ngời phụ nữ luống tuổi, thờng nhật cũng là một phụ nữ đáo để, ngổ ngáo, cai quản cả chồng con, thậm chí ngời đàn bà này có lúc có thể nói là nanh nọc. Tôn Đại Cô vốn có hiềm khích với bà Lã, bà nội của Thợng Quan Kim Đồng, lần này chấp nhận bỏ qua mọi hiềm khích để đến đỡ đẻ cho con dâu Lã thị. Bình thờng, Tôn Đại Cô cũng chỉ là một ngời đàn bà lam lũ nh những ngời đàn bà Trung Quốc khác thời ấỵ Nhng buổi sáng hôm đỡ đẻ, Mạc Ngôn đã để bà xuất hiện thật đẹp. Đó là vẻ
đẹp của một ngời phụ nữ đẹp truyền thống Trung Quốc, nhng ở thần thái ấy vẫn toát lên cái gì đó ngang tàng, ơng bớng. Vẻ đẹp ấy cho thấy tính chất thiêng liêng, tính chất nghi lễ của việc chào đón một con ngời ra đời, đồng thời cho thấy một thái độ nghiêm túc mà trân trọng của nhân vật trớc một sự kiện quan trọng. Tuy nhiên, với sự thay đổi hình thức ấy, ngời đọc tinh ý sẽ nhận ra một cái gì đó đang sắp xảy đến. Và chuyện xảy đến thật, sau đó, Tôn Đại Cô gục xuống dới họng súng của tên lính Nhật. Bà đã chết cái chết oanh liệt của một nữ hiệp, cái chết tơng xứng với vẻ đẹp ngoại hình và hành động của bà. Có thể thấy rằng Mạc Ngôn đã tỏ ra hết sức chặt chẽ trong dự đồ sáng tạo và tài hoa trong khi phóng bút.
Miêu tả nhân vật Triệu Giáp trong Đàn hơng hình, tác giả viết: “Tôi bớc vào buồng chính, thấy bố chồng ngồi trên ghế thái s bằng gỗ đàn hơng khảm trai đem từ kinh thành về, đang nhắm mắt dỡng thần, tay lần tràng hạt bằng gỗ đàn hơng, miệng lẩm bẩm, không hiểu đang tụng kinh hay đang chửi aị Trong phòng tối mờ mờ, ánh nắng lọt qua khe cửa, in từng vệt trên nền nhà. Một vệt sáng nh ánh vàng ánh bạc rọi thẳng vào mặt lão, khuôn mặt gầy guộc, mắt tũng sâu, dới cái mũi cao cao là cái miệng mím chặt in hệt một vết chém bằng daọ Môi trên mỏng dính và cái cằm dài nhẵn thin không một sợi râu, chẳng trách ngời ta đồn rằng, lão là thái giám chạy thẳng từ kinh thành về đâỵ Tóc lão đã tha, phải độn thêm một nắm chỉ đen mới tết đợc một đuôi sam nho nhỏ” [40, 25]. Nh chúng ta biết, Triệu Giáp là một tên đao phủ. Lão có một lai lịch khá tối tăm. Xuất thân thấp hèn, nhờ vào một sự may mắn mà trở thành kẻ thi hành án phạt ở Bộ Hình với công việc là chuyên chém ngời, mà ở đây, những cái đầu đã rụng xuống dới lỡi đao của lão lại thờng là những cái đầu trung nghĩạ Lão ý thức đợc bổn phận của mình, và cả lòng tham vinh hoa phú quý, đã chăm chút tay nghề để trở thành đệ nhất đao phủ, đợc Thái hậu khen thởng và ban tặng. Niềm kiêu hãnh của lão, xét đến cùng là niềm kiêu hãnh về thành tích giết ngời của chính mình. Chân dung lão hiện lên dới ngòi bút Mạc Ngôn, vì thế giống quỷ hơn là ngời, hết sức xấu xí, hết sức thảm hại, hoàn toàn trái ngợc với hình ảnh ngời đàn bà nữ hiệp là Tôn Đại Cô. Sự so sánh thật khập khiễng nếu không
có một trùng hợp đáng để ý; trong khi miêu tả hai nhân vật, tác giả đều tả đến môi, miệng. Với Tôn Đại Cô là “môi mím chặt nh một sợi chỉ” - một hình ảnh gợi vẻ đẹp vừa mềm mại nữ tính (vì sợi chỉ gắn chặt với thân phận phụ nữ) vừa ngang tàng cơng nghị, thì với Triệu Giáp là “miệng mím chặt in hệt một vết chém bằng dao” - một hình ảnh vừa gợi một cái gì đó tàn nhẫn và man rợ, lại vừa miêu tả đúng nghề nghiệp của lãọ Điều này thêm một lần nữa khẳng định sự tinh tế của nhà văn trong khi miêu tả ngoại hình nhân vật.
Khi miêu tả hành động nhân vật, Mạc Ngôn cũng cố gắng lựa chọn những chi tiết thật đắt, để thể hiện những gì thuộc bản chất của đối tợng, và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, tình huống cụ thể. Muốn tôn thêm vẻ đẹp của con ng- ời Tôn Đại Cô, tác giả miêu tả hành động của bà nh sau: “Tên lính Nhật có cặp mắt rất xa nhau, lông mày rậm và cụt lủn, vứt khăn lau xuống đất, vụng về nhảy tới trớc mặt Tôn Đại Cô, giơ thanh kiếm sáng loáng chĩa thẳng vào ngực bà. Tên lính chửi câu gì đó, vẻ mặt man rợ. Bà đứng im nhìn tên lính, thậm chí còn nhếch mép cời giễụ Bà lùi lại một bớc, tên lính tiến lên một bớc. Bà lùi hai bơc, hắn tiến hai bớc. Thanh kiếm sáng loáng vẫn dí mũi trên ngực bà. Tên lính lấn từng bớc, bà không nhẫn nại đợc nữa, tung một cú đá đẹp mắt đến mức khó tin, trúng cổ tay tên lính. Thanh kiếm văng đị Tôn Đại Cô tung mình nhảy tới, cho tên lính một bạt taị Hắn ôm mặt kêu nh bị chọc tiết. Tên lính kia vác kiếm xông tới nhằm vào đầu bà mà chém. Bà xoay ngời lại, chộp lấy cổ tay tên lính bóp mạnh, thanh kiếm rớt xuống đất, tên lính ăn luôn một bạt taị Cái bạt tai tuy có vẻ nhẹ, nhng mặt tên lính lập tức sng vù. Tôn Đại Cô đi thẳng ra cổng, không thèm nhìn lạị Tên lính Nhật giơ súng lên, lảy cò. Bà dớn ngời một cái rồi ngã vật xuống” [44, 64].
Đoạn văn trên miêu tả hai lớp hành động đối lập. Một bên là những tên lính Nhật hung hăng, láo lếu nhng lại rất đê tiện, bẩn thỉụ Trong hành động dí súng vào ngực một bà lão, khi bị tát thì kêu nh bị chọc tiết, vừa cho thấy cái hung hãn, lại cho thấy cái hèn hạ. Sự hèn hạ biểu lộ rõ nhất trong hành động bắn lén của một trong hai tên lính. Ngợc lại với những tên xâm lăng đợc trang bị vũ khí đầy đủ, Tôn Đại Cô một thân một mình tay không tấc sắt mà vẫn
không coi chúng ra mùi mẽ gì. Đẹp biết bao cái hành động đánh trả hai tên lính có vũ khí bằng bàn tay không của phụ nữ, nhng đẹp hơn nữa là cái nhếch mép cời giễu và cái dớn ngời rồi ngã vật xuống của bà. Cái chết ấy, hành động ấy thật tơng xứng với vẻ đẹp ngoại hình của bà lão đã đợc miêu tả trớc đó.
Nh vậy, việc miêu tả ngoại hình và hành động của Mạc Ngôn là khá nhất quán trong quan hệ hô ứng. Cần nói thêm rằng, vẻ đẹp ngoại hình, hành động và cái chết của Tôn Đại Cô không chỉ đơn giản là câu chuyện về một con ngời, mà qua đó nhà văn đã cho ta thấy tình thế bi tráng của lịch sử Trung Hoa lúc ấy, theo cảm quan của ông.
Nhân vật của Mạc Ngôn còn có nét riêng độc đáo khó thể trộn lẫn. Đó là dáng vẻ và hành động rất khác thờng. Theo quan niệm tớng số của ngời Trung Hoa thì những nhân vật có ngoại hình kì lạ là biểu hiện của ngời có tài năng hoặc có năng lực siêu phàm. Từ trong thần thoại và truyền thuyết với hình tợng nữ oa đầu bò mình rắn, Vua Nghiêu mình cao chín thớc.... đến các tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc cũng đầy rẫy các nhân vật có ngoại hình kì lạ nh Huyền Đức tai to, Vân Trờng râu dài mặt đỏ, Trọng Mu râu tía, Lỗ Trí Thâm mình cao tám thớc, mắt ốc nhồị.. Những nhân vật ấy có bề ngoài kì lạ đó đều báo hiệu nhân vật có năng lực kì lạ. Nhng những nhân vật có ngoại hình kì lạ trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn không tuân theo quy tắc ấỵ Nhân vật có những dấu hiệu kì lạ nhng không phải là một anh hùng, cũng nh không có năng lực siêu nhiên kì lạ, nhng sự xuất hiện của nhân vật này có một ý nghĩa đặc biệt ảnh hởng lớn đến số phận cuộc đời của chính nhân vật, và của các nhân vật khác...
Nhân vật Kim Một Vú (Báu vật của đời) “ Cô Kim chỉ có một vú bên phải, ngực bên trái phẳng lì, khiến vú phải càng đồ sộ, chẳng khác quả núi mọc giữa đồng bằng... vú trái của cô thoái hoá tới mức không để lại một vết tích, đầu vú chỉ nh một nốt ruồi để chứng tỏ cái vú đã từng tồn tại” [44, 297]. Một kẻ dị tật về cơ thể ấy đã cứu sống một con ngời, vì một con ngời mà trỗi dậy bản năng làm mẹ, và cũng chính kẻ dị tật ấy là động lực cho sáng tạo của Kim Đồng khi thành lập “thế giới nịt vú Thú một sừng”; khi mới xuất hiện ở Cao Mật, cha ai rõ ràng gì về gốc tích của Triệu Giáp (Đàn hơng hình) thì lão đợc miêu tả khá tập
trung ở đôi bàn tay: theo lời kể của Giáp Con: Tay bố hay thật, để yên thì nh con chim nhỏ, lúc cử động thì nh đôi cánh, còn Tôn Mi Nơng thì cảm nhận rõ ràng hơn “hai bàn tay của lão đỏ lên nh than hồng, những ngón tay nuột nà co quắp nh nh móng vuốt của con gà trống... tay lão nh thép nung đỏ, nớc trong chậu đồng phát ra tiếng lóc bóc, sùi bọt, bốc hơi” [40, 49],“ lão sờ vào cây liễu trên phố, cây liễu run lên bần bật, lá thảng thốt xào xạc [40, 12]... Triệu Giáp đ- ợc nói tới nhiều ở đôi bàn tay khác lạ, phải chăng đây cũng là một dụng ý của nhà văn nhằm tập trung sự chú ý của độc giả vào đôi bàn tay mà dự báo về kẻ giết ngời - tên đao phủ sẽ làm đảo lộn cuộc sống của vùng Cao Mật; nhân vật D Một Thớc (tửu quốc) cao chỉ bảy mơi lăm centimét nhng tài nghệ vô cùng siêu việt, lúc thì hoá thành cậu thiếu niên vẩy cá ẩn hiện nh thần, khi là anh hề trong gánh xiếc, lúc lại là ông chủ bệ vệ trong quán rợụ Nhân vật này thoắt ẩn thoắt hiện khắp mọi nơi, và có lẽ chính vì vậy mà chuyện gì xẩy ra trong Tửu quốc đều đợc lão tờng tận và đợc triển khai nơi quán rợu của lão, biến nơi đây thành nơi tha hoá lụn bạị..
Nh vậy mỗi nhân vật đều mang trong mình những sác thái khác nhau, mỗi nhân vật chỉ xuất hiện duy nhất với một điển hình. Nhng chỉ cần một điển hình đó thôi cũng đủ khái quát cho cả một hệ thống nhân vật. Điều đó có đợc là do tác giả đã nắm bắt đợc cái “thần” của nhân vật. Mỗi nhân vật mà Mạc Ngôn xây dựng tiêu biểu cho một kiểu ngời trong xã hội, chứa đựng cái nhìn khái quát, thể hiện sự trăn trở của nhà văn về con ngời, về cuộc đờị