Cảm hứng bi kịch

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết mạc ngôn khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu đã được dịch ra tiếng việt (Trang 57 - 62)

Có thể thấy bất cứ dân tộc nào, trong lịch sử của mình cũng chứa đầy những khúc bi thơng. Lịch sử Trung Quốc cũng không ngoại lệ, thậm chí còn có thể thuộc số những quốc gia có lịch sử hào hùng và bi thơng nhất. Đất nớc rộng lớn này mang trong mình lịch sử của các cuộc cát cứ, tranh hùng, các cuộc xâm lăng của nớc ngoài, thậm chí các quốc gia mà ngời Trung Nguyên cho là di địch. Từ thuở lập quốc là các cuộc tranh giành của Xuân Thu, Chiến Quốc, thời Tam Quốc phân tranh, các cuộc khởi nghĩa nông dân triền miên, gây không ít tang thơng nh mối loạn An-Sử, các cuộc xâm lăng của Kim, Hồi, Mông Cổ, của ngời Mãn Thanh, cuộc xâu xé của sáu cờng quốc ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX dới triều đại Mãn Thanh mạt vận, cuộc nội chiến Quốc - Cộng, các cuộc cách mạng dới thời cộng hoà nhân dân Trung Hoa… với không biết bao nhiêu triệu mạng ngời đã chết, bao nhiêu triệu ngôi nhà đã bị thiêu cháy, bao nhiêu vụ mùa bị tàn phá. Phải chăng vì thế mà cảm hứng bi kịch cũng xuyên suốt lịch sử văn học, điện ảnh Trung Quốc. Sự mạt vận, kết thúc của nhà Thục với cái chết lần lợt của Quan Vũ, Trơng Phi, Hoàng Trung, Lu Bị, và cao nhất là cái chết của Gia Cát Lợng trong Tam quốc diễn nghĩa; giấc mơ tuyệt vọng của L Tuấn Nghĩa trong Thủy hử… những kết thúc bi thảm trong phim truyện về các anh hùng cô độc nh Trần Chân, Hoàng Phi Hùng, các nghĩa sĩ phản Thanh phục Minh… trong phim kiếm hiệp, đã sử… Phải chăng với kho lịch sử ấy, với truyền thống cảm hứng bi kịch ấy, bi kịch trở thành một trong những cảm hứng lớn trong tiểu thuyết Mạc Ngôn là điều dễ hiểụ

Cảm hứng bi kịch, trớc hết thể hiện một cách khá bao trùm trong phần lớn các tiểu thuyết Mạc Ngôn, thể hiện ở chỗ diễn biến cốt truyện luôn luôn đợc đặt trong tình trạng thử thách với đầy rẫy các biến cố khắc nghiệt, nghẹt thở. Các tình huống, các sự kiện luôn luôn đầy rẫy những bi thảm, những đau xót và vì thế, chủ âm là điệu buồn, dù tiết tấu nhanh chậm nhiều lúc khác nhaụ Trong bố cục ấy, kết thúc tác phẩm của Mạc Ngôn bao giờ cũng là những kết thúc tan rã, dang dở, thậm chí là cả bể máụ Đàn hơng hình chẳng hạn, là câu chuyện kể với những sự kiện chỉ diễn ra trong một không gian hẹp ngay chính ở cái làng quê Đông Bắc Cao Mật quê hơng tác giả. Quan hệ chính của truyện chủ yếu xoay quan mấy nhân vật cha con Triệu Giáp, Tôn Mi Nơng, quan huyện Tiền Đinh và Tôn Bính. Mỗi nhân vật này là một khối bi kịch: Triệu Giáp hành nghề đao phủ, cũng đợc nhiều vinh quang, và có lẽ đã đến tột đỉnh so với “làng” giết ngời này, lại bất lực, nhng bỗng vớ đợc cô con dâu xinh đẹp; Tiểu Giáp đợc cô vợ xinh đẹp, nhng hắn ta là một kẻ ngớ ngẩn không ra ngời; quan huyện Tiền Đinh là một vị tiến sĩ, có nhân cách, có lòng yêu dân nhng rơi vào chốn quan tr- ờng đầy cạm bẫy và tha hóa, nên cũng trở thành kẻ cô đơn. Và dới áp lực của triều đình rồi cũng phải ra tay đàn áp những ngời dân mà ông là cha mẹ của họ, đàn áp ngời anh hùng Tôn Bính mà ông chắc chắn có phần nể trọng; Tôn Mi N- ơng vừa là cô gái lẳng lơ, vừa là liệt nữ, cùng quan huyện Tiền trải qua bi kịch của mối tình vụng trộm. Trong Đàn hơng hình, cảm hứng bi kịch tuy vậy, không chỉ xuất hiện với những nhân vật ấy, mà xuất hiện hầu khắp tác phẩm, với cái chết của sáu vị đại thần, của chàng thanh niên sĩ quan cận vệ ám sát Viên Thế Khải không thành. ở cấp độ sự kiện chính, đấy là cuộc đàn áp khởi nghĩa do Tôn Bính cầm đầu trong bể máu, là cái chết của tất cả những ngời yêu Tôn Bính bị Viên Thế Khải dụ đến ngày xử đàn hơng hình với ngời anh hùng nông dân này, và giờ phút khắc khoải trên cây gỗ đàn hơng mà Triệu Giáp đã dày công chế tác. Ngay cả tình tiết ngời ăn mày út Sơn hi sinh thân mình để cứu Tôn Bính mà Tôn Bính không nghe theo, thật đẹp biết bao nhng cũng bi th- ơng biết baọ Kết thúc Đàn hơng hình là một bể máu, các nhân vật đều không ai

đạt đợc mục đích, đạt đợc nguyện vọng, dù là Tôn Bính, là Viên Thế Khải hay Triệu Giáp.

Báu vật của đời lấy thời gian từ 1939 đến 1991, khái quát một giai đoạn lịch sử đầy bi tráng của Trung Quốc, từ kháng chiến, nội chiến đến đại cách mạng văn hóa, rồi cải cách mở cửạ Tất cả các nhân vật đều có số phận bi kịch, trong đó tiêu biểu là ngời mẹ và chín chị em trong gia đình nhà Thợng Quan.

Không lấy gì làm lạ khi cả một gia đình mời con ngời ai nấy đều đau khổ trong những biến cố vĩ đại và sâu sắc của lịch sử, nhng rõ ràng dới ngòi bút của Mạc Ngôn, ta thấy dờng nh ông cố gắng khắc họa nỗi đau của con ngời trong những sự biến của xã hội, và ngời ta thấy sự gắn bó sâu sắc giữa bi kịch cá nhân và bi kịch cộng đồng, khiến những tấn kịch buồn vì thế càng có sức lây lan. Có thể thấy rằng bi kịch là cảm hứng chủ đạo trong Báu vật của đờị Hầu nh những nhân vật chính trong thiên tiểu thuyết ấy đều có số phận bi thơng, hoặc là biến mất không tăm tích, hoặc chết một cách rất thơng tâm. Mỗi con ngời mỗi tâm trạng, mỗi cái chết khác nhaụTiên Chim Lãnh Đệ rơi từ trên núi xuống, Ngọc Nữ chết chìm xuống sông, Lai Đệ phạm án tử hình, Phán Đệ tự vẫn, Chiêu Đệ, Niệm Đệ chết thơng tâm trong tay chồng, Tởng Đệ chết một cách rùng rợn với thân thể thối rữa đầy giòi bọ, Cầu Đệ chết nhục nhã vì cái đói và Kim Đồng chết dần chết mòn vì “ không thể lớn”. Nhng có lẽ ấn tợng nhất là tấn bi kịch của ngời phụ nữ- ngời mẹ Thợng Quan Lỗ Thị. Niềm hạnh phúc của ngời phụ nữ là đợc thơng yêu, đợc sinh con và nuôi nấng chúng trởng thành. Trong xã hội phong kiến rất trọng lễ giáo ấy vậy mà Thợng Quan Lỗ Thị phải sinh chín đứa con với bảy ngời cha khác nhaụ Cha của Thợng Quan Lai Đệ và Thợng Quan Chiêu Đệ là ông chú dợng(lấy dì em mẹ của Thợng Quan Lỗ Thị); cha của Th- ợng Quan Lãnh Đệ là anh bán vịt dạo; cha của Thợng Quan Tởng Đệ là một thầy lang bán thuốc rong; cha Thợng Quan Phán Đệ là Lão Béo bán thịt chó ở thôn Sa Khẩu; cha Thợng Quan Niệm Đệ là một nhà s ở chùa Thiên Tề; cha Th- ợng Quan Cầu Đệ là một trong bốn tên lính Nhật thất trận; cha Thợng Quan Ngọc Nữ và Thợng Quan Kim Đồng là Mục s Malôạ Cứ mỗi một đứa trẻ ra đời là cả một tấn bi kịch đè lên ngời phụ nữ nhỏ bé nàỵ Bao nhiêu lần vợt cạn là

bấy nhiêu lần đau đớn, nhục nhã, tủi hờn. Lần sinh Kim Đồng và Ngọc Nữ có thể thấy là đau đớn nhất, vật vã nhất, bi thơng nhất. Lúc chị chuyển dạ cũng là lúc con lừa trong nhà đau đẻ. Trớ trêu và nghiệt ngã thay khi cả gia đình nhà chồng tất bật ngợc xuôi tìm mọi cách cho con lừa sinh nở mẹ tròn con vuông trong khi ngời con dâu đang đau đớn vật vã vì những cơn đau xé ruột. Lúc này đây, cả gia đình nhà chồng chỉ sợ con la đẻ khó chết mất mà dờng nh quên hẳn đi ngời con dâu cũng đang khó đẻ. Họ dành tất cả tình yêu thơng cho con lừa, hai cha con nhà Thợng Quan thì xoa xoa bóp bóp, vỗ về vào bụng con lừa, bà Lã thì quỳ cả hai gối trớc con lừa, nét mặt trang nghiêm, áp má vào bụng lừa, mắt lim dim nghe ngóng. Rồi, bà vừa vuốt ve đầu con lừa, vừa cất giọng thông cảm: “Lừa ơi,... đàn bà con gái chúng ta không ai tránh đợc vợt cạn!... Lừa ơi, kiên nhẫn nhé! Ai bảo ta là đàn bà? Cắn răng lại, gắng lên! [44, 20], thậm chí còn mời cả bác sĩ thú y đến chăm sóc. Trong khi đó, cô con dâu Lỗ Thị đang vật vã với chiếc bụng lạnh ngắt, co giật dữ dội, thân thể ớt đẫm mồ hôi, con mắt dài u tối, chiếc miệng khô nẻ co giật với từng cơn đau xé ruột, thì bà Lã đa hai bàn tay ấn lên bụng chị một cách thô bạo, bà vỗ vào bụng chị bộp bộp nh ngời ta thử dạ.. và lớn tiếng chỉ để hỏi “Đẻ chả... Cứ tuởng cô đẻ rồi!... Đàn bà bây giờ càng văn minh lại càng yếu ớt”[44, 14]... Hai cử chỉ, hai thái độ hoàn toàn trái ngợc nhaụ Con vật đẻ thì trân trọng vỗ về nh ngời, con ngời đẻ thì lạnh lùng ráo hoảnh. Vật - ngời, ngời - vật cộng hởng nên một bi kịch không thể phủ nhận con ngời không bằng cả một con vật!

Tủi nhục là thế đắng cay là thế! Tởng chừng nh bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ đối với ngời phụ nữ nàỵ Nhng tấn bi kịch ấy cha dừng lại ở đấy, nỗi đau chồng chất nỗi đau khi bà từng ngày từng ngày phải chứng kiến cảnh những đứa con chống lại lẫn nhau, phải chứng kiến từng cái chết và tận tay vùi chôn từng cái xác của chúng. Đối với ngời mẹ thì không gì đau đớn hơn, mất mát hơn đợc nữa khi phải chứng kiến cảnh con mình chết. Mỗi một đứa con, mỗi một cái chết là mỗi nhát dao đâm thẳng vào trái tim mẹ! Nỗi đau đó đã vợt khung và tràn ra giăng mắc khắp không gian, đến cả với cỏ cây hoa lá. “Vì sao hoa lại có máủ Vì mảnh đất này thẫm đẫm máu ngời!” [44, 859]. Bi kịch không còn là

của một cá nhân nữa, không còn của cả một vùng nữa mà đã là của cả một dân tộc.

Không phải ngẫu nhiên mà Mạc Ngôn nói nhiều về cái chết thơng tâm, đa các hình phạt tàn khốc vào trong tác phẩm của mình để cho ngời đọc, ngời phê bình đánh giá là “lạnh lùng vô cảm”, thậm chí còn bị xem là “ thích thú trớc cái ác”, trớc bạo lực. Thực ra ông viết nhiều về cái ác, về bạo lực cũng bắt nguồn từ cảm hứng bi kịch về Tính Ngời và cũng với mong muốn phơi bày những gì phức tạp nhất của thế giới con Ngời để từ đó mà mong muốn con ngời đối xử với nhau ngời hơn, văn hoá hơn. Báu vật của đời là cả một trang chết chóc, cái chết thơng tâm của mục s Malôa tại nhà nguyện khi không bảo vệ đợc ngời đàn bà đã sinh cho ông hai đứa con trớc đội quân du kích Hoả - mai, chứng kiến cảnh ngời đàn bà của ông bị bọn du kích luân phiên làm nhục nơi thánh địa khiến ông vô cùng đau lòng, bất lực trớc cái ác hoành hành nên ông đã nhảy gác chuông tự vẫn “ Mục s Malôa nhào ra khỏi gác chuông, nh một con chim khổng lồ gãy cánh, rơi cắm đầu xuống đờng phố, óc tung toé khắp mặt đất nh bãi cứt chim mới ỉa” [44, 106], rồi đến cái chết thơng tâm nhiều con ngời trong những cuộc thanh trừng, đổi ngôi của các đảng phái nh cái chết của hai đứa trẻ T Mã Phợng và T Mã Hoàng chỉ vì là con của T Mã Khố - ngời anh hùng kháng Nhật lúc trớc nay thất thế trong cục diện chính trị... Trong Rừng xanh lá đỏ là cái chết của cha Lâm Lam, cái chết của Cờng ngời chồng danh chính ngôn thuận của Lâm Lam. Trong ngày hoả táng đứa con trai thì ngời cha (bí th Tần) lại đòi quan hệ xác thịt với con dâu (Lâm Lam) của mình... Trong Cây tỏi nổi giận là cái chết kinh hoàng của ngời bị xe tông phảị.. Trong Tửu quốc là tình trạng ăn thịt trẻ con, coi đó là một trong những vị thuốc quý. Đỉnh cao nhất là

Đàn hơng hình, Mạc Ngôn đã để cho Triệu Giáp dẫn dắt ngời đọc trải qua các án phạt tàn khốc nh câu chuyện về cuộc hành hình bằng Đai Diêm Vơng đối với tên Mọt - kẻ ăn trộm khẩu thần công của nhà vua, câu chuyện về bọn coi kho ăn trộm bạc đã phải chịu án chém ngang lng, chuyện về cái chết của “Lục công tử”, chuyện về án phạt lăng trì dành cho Tiền Hùng Phị.. những hình phạt tàn khốc ấy đã làm cho cả triều đình thán phục, đến nỗi Thái Hậu rất tâm đắc, hài

lòng và phong cho ngời thực hiện án phạt là “Trạng nguyên trong nghề đao phủ”. Đao phủ từ cổ chí kim cha bao giờ đợc coi là một nghề. Vậy mà trong thời đại ấy, cái ác đợc lên ngôi và ngự trị để rồi thâm tâm của Triệu Giáp nghề này đợc coi là “thần linh, phép nớc”, từ đó dơng oai diễu võ trong án phạt đàn hơng “lên mặt” với ngời Tây về tài nghệ giết ngờị.. Trớc nỗi đau thơng mà để cho cái ác ngự trị, ngợi ca tán thởng nó thì quả là tâm hồn con ngời đang trợt dốc, đang suy đổ. Trớc cái chết không hề tìm thấy sự đau đớn, xót thơng mà chỉ thấy sự thích thú đến thán phục ngỡng mộ “Hoàng thợng và các nơng nơng rất thích tiếng rú nh thế này, nên kéo căng một cái lại dừng, căng một cái lại dừng, đây không phải là giết ngời, đây là nhạc s vào loại cao thủ, đang tạo ra âm hởng đắm say lòng ngời!” [40, 80].

Niềm vui, sự thích thú khoái lạc không phải đợc tạo ra từ việc ban phát hạnh phúc cho con ngời, cho đồng loại mà đợc tạo ra từ nỗi đau thơng, chết chóc, từ tiếng kêu gào gầm rú thê thảm của lơng dân. Tính ngời giờ đây nh hoá thạch, và chỉ còn lại sự hoang vắng, trống rỗng, h vô...

Quả là một nỗi đau tê buốt về nỗi thống khổ của tâm hồn con ngờị Các tiểu thuyết truyền thống chủ yếu diễn tả con ngời trong lịch sử, còn Mạc Ngôn thật tài tình khi đã diễn tả lịch sử trong con ngời, các tác phẩm của ông không chỉ có cái bi tráng của lịch sử trong hiện thực đời sống, tính chất bi tráng còn v- ớng đọng trong nỗi thống khổ của tâm hồn con ngời.

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết mạc ngôn khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu đã được dịch ra tiếng việt (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w