CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu giáo trình khoa học luật hiến pháp (Trang 104 - 108)

Theo quy định của Điều 127 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hệ thống các cơ quan xét xử của Nhà nước ta gồm có: - Tòa án nhân dân tối cao

- Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh - Tòa án quân sự Trung ương

- Các Tòa án quân sự quân khu - Và các Tòa án quân sự khu vực

Tổ chức và hoạt động của các Tòa án Nhà nước ta hiện nay về cơ bản theo nguyên tắc lãnh thổ kết hợp với thẩm quyền xét xử.

Ở mỗi đơn vị huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một Tòa án; mỗi khu vực, khu quân sự cũng tổ chức một Tòa án. Còn ở Trung ương có một Tòa án nhân dân Tối cao.

1. Tòa án Nhân dân Tối cao

Tòa án Nhân dân Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thành phần của Tòa án Nhân dân Tối cao bao gồm có Chánh án, các Phó Chánh án, các Thẩm phán, và Thư ký Tòa án. Nhiệm kỳ của Tòa án nhân dân Tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước. Các Phó Chánh án và Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao do Chủ Tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo sự giới thiệu của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao.

Tòa án Nhân dân Tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án;

2. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án các cấp; giám đốc việc xét xử của Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác, trừ trường hợp có quy định khác khi thành lập các Tòa án đó;

3. Trình Quốc hội dự án luật và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật. Tòa án Nhân dân Tối cao có thẩm quyền xét xử:

1. Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

2. Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

Sự hướng dẫn của Tòa án Nhân dân Tối cao chủ yếu là hướng dẫn chung bằng văn bản như nghị quyết của Hội đồng thẩm phán, thông tư, chỉ thị nhằm bảo đảm cho các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự áp dụng luật nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế Xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Đối với những vụ án cụ thể thì về nguyên tắc, các Tòa án địa phương phải căn cứ vào các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn chung của Tòa án nhân dân Tối cao và các thông tư liên ngành mà giải quyết. Nếu có vướng mắc, khó khăn, thì Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn về phương hướng và cách thức giải quyết các vấn đề vướng mắc đó để Tòa án cấp dưới tự giải quyết.

Trong tình hình hiện nay đòi hỏi Tòa án nhân dân Tối cao phải tăng cường công tác hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp xét xử kịp thời và nghiêm minh những vụ án hình sự nghiêm trọng và những tranh chấp dân sự phức tạp...

Ngoài nhiệm vụ hướng dẫn Tòa án cấp dưới đường lối xét xử và áp dụng luật thống nhất. Tòa án nhân dân Tối cao còn giám đốc việc xét xử của các Tòa án đó, tổng kết kinh nghiệm xét xử và thi hành án trong toàn ngành Tòa án.

Giám đốc xét xử ở đây được hiểu là Tòa án cấp trên kiểm tra việc xét xử của Tòa án cấp dưới để cải, sửa những quyết định xét xử không đúng. Giám đốc xét xử nhằm bảo đảm pháp luật được áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất. Giám đốc xét xử của Tòa án cấp dưới thực hiện bằng những hình thức như: Xét lại những bản án và quyết định của Tòa án cấp dưới; kiểm tra xét khiếu nại đối với những việc làm vi phạm pháp luật của cán bộ Tòa án; sơ kết, tổng kết công tác xét xử. Qua việc giám đốc xét xử của Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự, Tòa án nhân dân Tối cao kịp thời sửa chữa những thiếu sót của Tòa án đó. Đồng thời qua việc giám đốc xét xử của Tòa án các cấp, Tòa án Nhân dân Tối cao còn tổng kết về đường lối xét xử, góp phần bổ xung xây dựng hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tố tụng của Tòa án.

Để thực hiện quyền hạn một cách có hiệu quả, Tòa án Nhân dân Tối cao phải có những cách tổ chức hoạt động như sau: Hội đồng thẩm phán, các Tòa chuyên trách.

Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án, các Chánh tòa, Phó Chánh tòa các tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân Tối cao, một số thẩm phán Tòa án nhân dân (Do Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, quyết định và phải được và Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn).

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao là tổ chức hướng dẫn công tác xét xử của Tòa án nhân dân các cấp, đồng thời là tổ chức xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm.

Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Hướng dẫn công tác xét xử của Tòa án nhân dân các cấp bằng các thông tư, nghị quyết. - Tổng kết kinh nghiệm xét xử;

- Thông qua các dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi Tòa án nhân dân Tối cao trình Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội - Giám đốc thẩm những quyết định bị kháng nghị vì có vi phạm pháp luật.

Hội đồng Thẩm phán làm việc theo chế độ tập thể. Quyết định của Hội đồng phải có quá nửa tổng số thành viên tán thành.

Khác với Hiến pháp 1992 Tòa án Nhân dân tối cao theo quy định của Hiến pháp sửa đổi năm 2001 không tổ chức Ủy ban thẩm phán.

Các Tòa chuyên trách

− Tòa hình sự của Tòa án nhân dân Tối cao gồm có Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, các Thẩm phán, có quyền chung thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng như: Xâm phạm an ninh quốc gia, tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản công dân làm cho nhân dân căm phẫn, mức hình phạt đặc biệt nghiêm trọng có thể tử hình; có quyền xét xử chung thẩm những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp dưới mà Tòa án nhân dân Tối cao lấy lên giải quyết, giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án hoặc quyết định của các Tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của các Tòa án quân sự quân khu đã có hiệu lực.

− Tòa dân sự của Tòa án nhân dân Tối cao cũng gồm có Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp dưới mà Tòa án nhân dân Tối cao lấy lên để giải quyết; giám đốc thẩm và tái phẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh và Tòa án quân sự quân khu bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

− Các Tòa Kinh tế, Lao động, Hành chính của Tòa án nhân dân Tối cao gồm Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, các Thẩm phán có quyền phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của các Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; giải quyết các khiếu nại đối với các quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Ngoài các tòa chuyên trách, Tòa án Tối cao còn tổ chức 3 tòa phúc thẩm ở 3 miền Trung, Nam, Bắc.

Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao là người lãnh đạo hoạt động của Tòa án nhân dân Tối cao. Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân Tối cao.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

3. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án các cấp theo quy định của pháp luật tố tụng;

4. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình;

5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh tòa, Phó Chánh tòa các Tòa chuyên trách, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức vụ khác trong Tòa án nhân dân tối cao, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán;

6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán;

7. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án các Tòa án nhân dân địa phương sau khi thống nhất với Thường trực Hội\ đồng nhân dân địa phương; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng;

8. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ của các Tòa án;

9. Báo cáo công tác của các Tòa án trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước;

10. Chỉ đạo việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh do Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội;

11. Quy định bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quy định bộ máy giúp việc của các Tòa án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; 12. Tổ chức kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí trong phạm vi trách nhiệm của ngành Tòa án bảo đảm đúng quy định của pháp luật về ngân sách; thực hiện các công tác khác theo quy định của pháp luật. (Điều 25 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm2002).

Các Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao có nhiệm vụ giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án, và có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, theo thủ tục tố tụng các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương)

Dưới Tòa án Nhân dân tối cao là các tòa án nhân dân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các tòa án này được tổ chức ra trong phạm vi các đơn hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là cấp xét xử quan trọng trong hệ thống xét xử của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Điều 27 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định:

1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có: a) Ủy ban Thẩm phán;

b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính; trong trường hợp cần thiết Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

c) Bộ máy giúp việc.

2. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền:

1. Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng;

2. Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

3. Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

4. Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Ủy ban thẩm phán. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có:

a) Chánh án, các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Một số Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tổng số thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không quá chín người. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a) Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị; b) Bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật tại Tòa án cấp mình và các Tòa án cấp dưới;

c) Tổng kết kinh nghiệm xét xử;

d) Thông qua báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác của các Tòa án ở địa phương để báo cáo trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Tòa án nhân dân tối cao.

3. Phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia. Quyết định của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Dưới Ủy ban thẩm phán là các tòa chuyên trách. Các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tòa hình sự, Tòa dân sự và Tòa hành chính Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng;

b) Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a) Sơ thẩm những vụ án kinh tế theo quy định của pháp luật tố tụng;

b) Phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

c) Giải quyết việc phá sản theo quy định của pháp luật.

Tòa lao động Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a) Sơ thẩm những vụ án lao động theo quy định của pháp luật tố tụng;

b) Phúc thẩm những vụ án lao động mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

c) Giải quyết các cuộc đình công theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu giáo trình khoa học luật hiến pháp (Trang 104 - 108)