TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP

Một phần của tài liệu giáo trình khoa học luật hiến pháp (Trang 98 - 99)

Hoạt động tư pháp giữ vị trí quan trọng trong các phạm vi hoạt động của NN ta. Các lĩnh vực hoạt động của NN ta bao gồm: lập pháp, hành pháp & tư pháp. Các quyết định các hành vi của cơ quan chấp hành và điều hành, cơ quan xét xử đều phải dựa vào HP & PL, sản phẩm của hoạt động lập pháp, vì đó là các hoạt động áp dụng PL. Do đó, phát sinh nhu cầu cần phải xem xét tính hợp hiến, hợp pháp trong mọi trường hợp áp dụng PL của cơ quan chấp hành và điều hành, cơ quan xét xử.

Đối với cá nhân, tập thể khi thực hiện 1 hành vi PL nhằm thực hiện quyền & nghĩa vụ của mình, có 3 khả năng xảy ra:

Thứ nhất, là công dân, tập thể trực tiếp & tự giác thực hiện các quyền & nghĩa vụ mà ko cần 1 điều kiện nào. Khi đó, nội dung quy định của điều luật coi như đã được thực hiện, nếu sự thực hiện hành vi PL của chủ thể ko ảnh hưởng đến người khác;

Thứ hai, công dân, tập thể tự giác thực hiện các quyền & nghĩa vụ của mình, nhưng ko thể thiếu được những thủ tục như là những điều kiện bắt buộc của quá trình thực hiện quyền & nghĩa vụ đó. Khi này cần phải có những thủ tục nhất định cho việc thực hiện quyền & nghĩa vụ công dân;

Thứ ba, khi công dân, tập thể vi phạm đến quyền & nghĩa vụ của người khác hoặc cản trở người khác thực hiện nghĩa vụ của họ. Khi đó, việc vi phạm, có hay không, ngay từ đầu chưa thể xác định được, & đó được gọi là các tranh chấp về quyền & nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hành vi PL.

Nhìn chung trong đa phần các trường hợp, việc áp dụng PL 1 cách bình thường đòi hỏi phải có thủ tục, phải có sự phán xét đúng sai cả về mặt thực chất lẫn về mặt P/lý. “Xem xét cả 2 trường hợp: khi 1 cơ quan quyền lực NN ra 1 quyết định mang tính áp dụng & thi hành PL. Và khi công dân hay tập thể thực hiện quyền & nghĩa vụ chủ thể, đều có nhu cầu phải phân xử, phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của 1 quyết định, 1 việc làm”.

Do đó bất kỳ một NN nào cũng phải có những thủ tục, những điều kiện cần thiết thì PL mới được thực hiện, nghĩa là phải có xét xử. Sự không thể thiếu được hoạt động xét xử trong hoạt động của nhà nước. Đó là sự gắn bó chặt chẽ đến mức độ không thể thiếu được giữa công lý và quyền lực đã được nhà ăn hào Pascal đặt ra cách đây khoảng 500 năm trước đây: “Công lý không dựa vào quyền lực thì bất lực; quyền lực không đi đôi ới công lý thì tàn bạo. Vì vậy cần phải kết hợp giữa công lý và quyền lực, à nhằm mục đích này, phải làm thế nào cho những điều hợp công lý phải ó đủ quyền lực; hay những điều dựa vào quyền lực phải hợp với công lý.”

“Tư pháp” là thuật ngữ Hán - Việt có hai nghĩa chính: Thứ nhất là Tư pháp tức là pháp luật quy định những mối quan hệ tư nhân với nhau khác và phân biệt với quan hệ giữa cộng đồng quốc gia với tư nhân. Thứ hai, tư pháp là pháp đình xét định các việc ở trong phạm vi pháp luật quy định. Chữ “Tư pháp” được dùng ở nghĩa thứ hai trong chương này là tòa án xét xử.

Tóm lại, hoạt động xét xử - tư pháp có thể được hiểu như sau: hoạt động xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá và ra phán quyết nhân danh quyền lực nhà nước, về tính hợp pháp và tính hợp pháp của các hành vi pháp luật hay quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa các chủ thể có lợi ích khác nhau.

Hoạt động xét xử là loại hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Hoạt động xét xử không phải là hoạt động của cá nhân công dân nào, cũng không phải là hoạt động của một tổ chức xã hội nào. Vì nhân danh quyền lực nhà nước, hoạt động xét xử được bảo đảm thực hiện bởi sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Hoạt động xét xử không phải là hoạt động xây dựng pháp luật mà là hoạt động bảo vệ pháp luật. Hoạt động xét xử được tiến hành trên cơ sở luật, không thể vượt quá giới hạn phạm vi luật định. Do đó thông qua hoạt động xét xử, mục đích, ý nghĩa của quy phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện. Khi có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật hoạt động xét xử có ý nghĩa khôi phục giá trị của các quy định pháp luật đó. Ngoài ra, hoạt động xét xử còn bảo vệ pháp luật bằng việc góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thông qua thực tiễn xét xử, có thể thấy được hiệu quả của pháp luật, trên cơ sở đó có những hướng hoàn thiện.

Hoạt động xét xử là hoạt động giải thích luật và mang tính sáng tạo cao. Hoạt động xây dựng pháp luật được tiến hành trên cơ sở những quan hệ xã hội tương đối ổn định. Nhưng khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn cuộc sống thì thấy phát sinh những quan hệ xã hội cụ thể với những biểu hiện đa dạng, phong phú. Khi đó, hoạt động xét xử phải tiến hành giải thích luật trong các trường hợp cụ thể. Nói cách khác, hoạt động tư pháp là hoạt động “nói ra luật” (action de dire le droit = juridictio). Để có thể nói ra luật trong những trường hợp cụ thể, hoạt động xét xử đòi hỏi phải có tính sáng tạo cao.

Các văn bản pháp luật không phải lúc nào ý nghĩa cũng minh thị, nhiều khi rất mập mờ, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Khi đó, những người tiến hành hoạt động xét xử cần phải lựa chọn những phương án giải thích tối ưu. Hơn nữa, luật không thể dự kiến được mọi tình huống xảy ra trong xã hội, khi đó, có tình trạng “lỗ hổng” pháp luật. Trong trường hợp này, những người tiến hành hoạt động tư pháp không thể từ chối xét xử vì lý do không có luật, mà “phải tìm ra, xây dựng lên, một giải pháp pháp lý bằng cách dựa vào phong tục cổ truyền, tài liệu soạn các văn kiện luật, và nhất là những nguyên tắc tổng quát của pháp luật” [9, 55]. Ngoài ra, trong hệ thống pháp luật, nhiều khi xảy ra sự xung đột giữa các quy phạm pháp luật. Với trường hợp này, người thực hiện quyền tư pháp phải giải thích luật để lựa chọn quy phạm được áp dụng, căn cứ vào hiệu lực, thời gian ban hành, tính chất thuộc luật chung hay chuyên ngành của quy phạm pháp luật.

Trong các xã hội tiền tư bản, với hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối, quyền lực nhà nước tập trung trong tay nhà vua. Vua là chủ thể nắm giữ ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Khi nguyên tắc tập quyền được áp dụng một cách triệt để, nhà vua đích thân xét xử các tranh chấp trong nhân dân, trực tiếp trừng phạt những hành vi bị coi là tội phạm, việc này có thể diễn ra tại cung điện nhà vua. Cùng với sự phát triển của xã hội, do nhu cầu phân công giải quyết các công việc trong đất nước, nhà vua đã chuyển một phần quyền tư pháp cho quan lại từ trung ương xuống địa phương thực hiện. Tuy nhiên, các quan lại đó đồng thời cũng là những quan lại hành chính, quyền tư pháp chưa tách khỏi quyền hành pháp, cơ quan tư pháp chưa tách thành một hệ thống độc lập.

Chính thể quân chủ tuyệt đối đã tỏ ra không phù hợp với xu hướng phát triển xã hội, khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Với mục đích hạn chế quyền lực vô hạn định của nhà vua, các học giả tư sản đã xây dựng nên học thuyết phân quyền, đại biểu là John Locke và Charles Luis Montesquieu. Nội dung của học thuyết này, về căn bản, là các ngành quyền lực nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp phải tách biệt và độc lập với nhau, và phải được giao cho các cơ quan khác nhau thực hiện; và các ngành quyền lực kìm chế, đối trọng lẫn nhau.

Trong xã hội hiện đại, các nhà nước đều thừa nhận sự tách biệt của quyền tư pháp khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp; đồng thời thiết lập một hệ thống cơ quan độc lập thực hiện quyền tư pháp, được gọi là tòa án. Thuật ngữ tòa án trong tiếng Latinh là Forum, nghĩa là nơi công đường, nơi hoạt động của cộng đồng được tiến hành. Theo nghĩa đó, từ khi có nhà nước, có hoạt động xét xử, thì đã có tòa án. Nhưng, tòa án, với cách hiểu như hiện nay là một hệ thống cơ quan độc lập hành xử quyền hành pháp, thì chỉ có trong xã hội tư bản chủ nghĩa, và xã hội xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu giáo trình khoa học luật hiến pháp (Trang 98 - 99)