VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu giáo trình khoa học luật hiến pháp (Trang 93)

Trong hệ thống các cơ uqan nhà nước xã hội chủ nghĩa trước và của Việt Nam hiện nay còn hiện diện một loại cơ quan hết sức đặc biệt. Đó là Viện Kiểm sát nhân dân. Hệ thống này được tổ từ Trung ương cho đến các quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.

Địa vị pháp lý hay còn có thể gọi là vị trí pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước ta cũng giống như của Chính phủ rất khó định nghĩa/định danh. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát là một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cho nên việc tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát cũng bị chi phối bởi các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho đến hiện nay Viện kiểm sát của Việt Nam được xác định như là một bộ phận quan trọng của hoạt động tư pháp bao gồm: Tòa án, Viện Kiểm sát, Điều tra cùng với các hoạt động bổ trợ tư pháp khác.

Điều 2 Hiến pháp năm 1992 đã sửa đổi quy định:

“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.

Khác hẳn với các Nhà nước tư sản, Nhà nước ta không tổ chức theo nguyên tắc phân quyền mà theo nguyên tắc tập quyền, nghĩa là mọi quyền lực nhà nước tập trung vào Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng điều đó không có nghĩa là Quốc hội làm tất cả, mà có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, rành mạch giữa Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Theo Hiến pháp năm 1992, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; Quyết định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia; Quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.

Viện kiểm sát nhân dân là hệ thống của hệ thống các cơ quan tư pháp trong hệ thống chung các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước Việt Nam. Chính vì tầm quan trọng này, mà cả Tòa án và Viện Kiểm sát được Hiến pháp quy định trong một chương riêng: Chương X với tên gọi là “Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân.”

Điều 126 Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

“Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, và nhân phẩm của công dân.”

Địa vị pháp lý của Viện Kiểm sát Nhân dân có rất nhiều yếu tố cấu thành bằng các quy định pháp luật, khi pháp luật quy định về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn, có cấu tổ chức, các cách thức hoạt động… của Viện Kiểm sát. Hay nói một cách khác, mọi quy định của pháp luật về Viện Kiểm sát dù ít, dù nhiều đều góp phần cho phép chúng ta khắc họa nên địa vị pháp lý của Viện Kiểm sát.

Nhưng quy phạm có ý nghĩa hơn cả là Điều 137 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hiện hành. Điều này quy định:

“Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định.”

So với trước đây, bản Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi năm 2001 có một sửa đổi rất lớn là bỏ chức năng kiểm sát chung. Lý do của việc bỏ chức năng kiểm sát chung nằm nhằm mục đích Viện kiểm sát tập trung sức lực vào chức năng buộc tội – công tố, là giảm thiểu các hoạt động buộc tội oan sai hiện nay của Viện kiểm sát. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) chức năng của Viện kiểm sát được điều chỉnh không còn nhiệm vụ kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, mà tập trung vào công tác công tố - buộc tội và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình.

Các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân thủ pháp luật, và thực hành quyền công tố trong phạm vi quân đội. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng những công tác sau đây:

-Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và của các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp;

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự;

-Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù (Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002).

Để hiểu một cách cặn kẽ và giản đơn về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trước kia và hiện nay cần phải nghiên cứu lịch sử của sự hình thành và phát triển của Viện kiểm sát.

Một phần của tài liệu giáo trình khoa học luật hiến pháp (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w