Với tư cách là người đứng đầu nhà nước, Chủ Tịch nước là biểu tượng cho sự thống nhất và bền vững của Quốc gia. Vì vậy, như một thông lệ, Chủ Tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang bao gồm các lực lượng quân đội và dân quân. Với thẩm quyền này Nguyên thủ Quốc gia có thể điều binh, khiển tướng trong trường hợp chiến tranh và khẩn thiết để có thể tiến hành việc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.
Để thực hiện chức năng này, Nguyên thủ Quốc gia của cá nước thường có Hội đồng An ninh Quốc gia và Nguyên thủ là người đứng đầu Hội đồng. Ở Việt Nam, tại Hiến pháp 1980 khi Hội đồng Nhà nước là Chủ Tịch nước tập thể thì có Hội đồng Quốc phòng và an ninh nằm trong Quốc hội để giúp Quốc Hội và Hội đồng Nhà nước hoạt động. Hiến pháp năm 1992 quy định thành lập Hội đồng Quốc phòng và an ninh thuộc Chủ Tịch nước do Chủ Tịch nước là Chủ Tịch Hội đồng. Hội đồng có phó Chủ tịch và các ủy viên do Chủ Tịch nước đề nghị danh sách thành viên trình Quốc Hội phê chuẩn. Thành viên Hội đồng không nhất thiết là đại biểu Quốc Hội.
Hội đồng Quốc phòng và An ninh động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc. Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc Hội có thể giao cho hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt. Nhìn chung, trong điều kiện hòa bình hoạt động của Hội đồng Quốc phòng và An ninh thường không nổi bật, thậm chí không hoạt động. Nhưng trong thời chiến hoặc tình trạng khẩn cấp thì Hội đồng được trao nhiều quyền hạn đặc biệt, được áp dụng các biện pháp cần thiết để giữ gìn ổn định và bảo vệ đất nước. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Kết luận
Chế định Nguyên thủ Quốc gia là một chế định rất đặc biệt của các nhà nước dân chủ kể cả tư bản lẫn của các nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguyên thủ Quốc gia của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của Hiến pháp là Chủ Tịch nước có quyền thay mặt cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mặt đối nội và đối ngoại.
Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích sự tiến hóa của chế định Nguyên thủ Quốc gia.2. Địa vị pháp lý của Nguyên thủ Quốc gia Việt Nam hiện nay. 2. Địa vị pháp lý của Nguyên thủ Quốc gia Việt Nam hiện nay. 3. Thẩm quyền của Nguyên thủ Quốc gia.
4. Cách thức bầu Chủ Tịch nước và Phó Chủ Tịch nước CHƯƠNG XI CHƯƠNG XI
CHÍNH PHỦ