CHÍNH PHỦ TRONG NN PHÁP QUYỀN

Một phần của tài liệu giáo trình khoa học luật hiến pháp (Trang 92 - 93)

Như những phần ở trên đã phân tích Chính phủ có một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu hoạt động của nhà nước, như là hạt nhân và như là trung tâm của bộ máy nhà nước. Việc tổ chức và hoạt động của Chính phủ hầu như ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan nhà nước khác. Vì vậy việc xây dựng nhà nước pháp quyền rất ảnh hưởng đến cơ cấu, hoạt động của Chính phủ. Cũng như Quốc hội, Chính phủ là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức nhà nước, trong một nhà nước pháp quyền Chính phủ phải có những đòi hỏi khác với Chính phủ trong một nhà nước không có mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền.

Trước hết trong nhà nước pháp quyền, chúng ta phải được nhận thức rõ tầm quan trọng của Chính phủ là trung tâm của bộ máy nhà nước, hoạt động của chính phủ có sự ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước khác, nên Chính phủ phải được cơ cấu tổ chức cho phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của mình. Chính phủ phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc phải phân tích chính sách và đề ra các chủ trương thông qua các hoạt động trình dự án luật và lập quy của mình.

Thứ hai, cũng giống như mọi cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước Chính phủ phải tuân thủ Hiến pháp, luật, và các quyết định khác của cơ quan lập pháp. Sự tuân thủ này của các cơ quan hành pháp còn đòi hỏi một cách thường xuyên hơn các cơ quan nhà nước khác, vì hoạt động của bộ máy hành pháp đòi hỏi phải thường xuyên và liên tục hơn.

Thứ ba, trong một nhà nước pháp quyền chính phủ không những chỉ thụ động trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật, mà còn chủ động trong việc đề ra các chủ trương, chính sách làm nền tảng động cơ cho sự hoàn thiện của pháp luật và thực hiện pháp luật.

Thứ tư, Chính phủ phải trách nhiệm chính trị về tình trạng của đất nước, phải biết từ chức khi để tình trạng của đất nước không được cải thiện. Chính phủ phải chịu trách nhiệm chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Phải phân biệt sự quản lý nhà nước do chính phủ đảm nhiệm với các hoạt động kinh doanh và dịch vụ công. Chính phủ cầm lái mà không phải chèo thuyền.

Kết luận

Chính phủ là một trong những chế định quan trọng của Hiến pháp. Hiến pháp Việt Nam quy định rõ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính cao nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ do Quốc hội thành lập nên Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, và có thể bị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm từng thành viên của Chính phủ.

Câu hỏi ôn tập

1. Địa vị pháp lý của Chính phủ theo quy định của Hiến pháp Việt Nam hiện hành. 2. Cơ cấu và thành phần của Chính phủ hiện nay.

4. Nhiệm vụ quyền hạn của Thủ tướng.5. Bộ và các cơ quan ngang bộ. 5. Bộ và các cơ quan ngang bộ. CHƯƠNG XII

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu giáo trình khoa học luật hiến pháp (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w