Các nội dung của phần Tiếng Việt trong chương trình

Một phần của tài liệu Củng cố tri thức tiếng việt qua dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 28 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.4. Các nội dung của phần Tiếng Việt trong chương trình

Bên cạnh phần Đọc - hiểu thì Làm văn và Tiếng Việt cũng được sắp xếp các bài học theo từng đơn vị kiến thức mang tính kế thừa phát triển dựa trên nguyên tắc tích hợp. Phần Tiếng Việt trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11, 12 là sự kếp hợp kiến thức giữa lí thuyết và thực hành vì giữa chúng có mối quan hệ thống nhất với nhau.

Chúng ta cũng cần hiểu rõ mục tiêu phần Tiếng Việt trong chương trình sách giáo khoa THPT. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo viết: “Nhà trường phổ thông các cấp chủ yếu dạy cho học sinh học tiếng Việt chứ không phải dạy cho học sinh học khoa nghiên cứu về tiếng Việt (Việt ngữ học). Mà nói tới dạy tiếng Việt là đề cập đến việc rèn luyện cho học sinh có kĩ năng thành thạo trong sử dụng tiếng Việt, theo hai nguyên tắc cơ bản: ưu tiên cho những kĩ năng thuộc kênh chữ (viết, đọc) hơn những kĩ năng thuộc kênh lời (nói, nghe); ưu tiên cho những kĩ năng chủ động - tích cực (viết, nói) hơn những kĩ năng thụ động - tiêu cực (đọc, nghe). Những nội dung có tính lý thuyết về Việt ngữ học vẫn cần trang bị cho học sinh, nhưng vẫn phải được cân nhắc kĩ lưỡng về mức độ, hướng tới mục đích giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng sự dụng thành thạo tiếng Việt một cách có cơ sở khoa học, có ý thức, tự giác” [1, tr.20-21].

Nội dung phần Tiếng Việt trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT được phân chia thành ba nhóm: nhóm về những bài thuộc kiến thức mang tính lý thuyết (phong cách ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ nói, Luật thơ,..); nhóm những bài học nửa lí thuyết nửa thực hành (Nghĩa hàm ẩn, Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết…) và nhóm những bài thuần túy về thực hành (những bài về luyện tập tiếng Việt). Dưới đây là bảng thống kê bài học cụ thể của phân môn tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT hiện nay.

Bảng 1.4. Hệ thống các bài Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT (cơ bản)

TT Tên bài học Lớp Ghi chú

1 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 10

2 Văn bản 10

3 Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 10 4 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 10 5 Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ 10

6 Khái quát lịch sử tiếng Việt 10 7 Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt 10 8 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 10 9 Thực hành các phép tu từ: phép đối và phép điệp 10 10 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân 11 11 Thực hành về thành ngữ, điển cố 11 12 Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng 11 13 Phong cách ngôn ngữ báo chí 11 14 Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu 11 15 Thực hành một số kiểu câu trong văn bản 11

16 Nghĩa của câu 11

17 Đặc điểm loại hình tiếng Việt 11 18 Phong cách ngôn ngữ chính luận 11 19 Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 12 20 Phong cách ngôn ngữ khoa học 12

21 Luật thơ 12

22 Thực hành một số phép tu từ ngữ âm 12 23 Thực hành một số phép tu từ cú pháp 12 24 Nhân vật giao tiếp 12

25 Thực hành hàm ý 12

26 Phong cách ngôn ngữ hành chính 12 27 Tồng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng

ngôn ngữ

12 28 Tổng kết phần tiếng Việt: lịch sử, đặc điểm loại

hình và phong cách ngôn ngữ

12

Điểm khác biệt dễ nhận thấy trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn và bộ sách môn Văn trước đây là các phân môn được tách biệt thành từng cuốn sách riêng lẻ. Nếu ở chương trình cũ, chỉ có sách tiếng Việt 10, 11 thì chương trình Ngữ văn hiện nay, các bài Tiếng Việt có mặt ở cả lớp 10, 11, và 12; đơn vị bài học của ba khối lớp tương đương nhau. Nhìn vào bảng 1.4 trên đây, dễ thấy các bài Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn hiện hành không có được tính hệ thống chặt chẽ như ở chương trình cũ. Yêu cầu tích hợp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đòi hỏi có sự liên thông, gắn kết giữa tri thức đọc - hiểu và tri thức tiếng Việt một mặt phá vỡ tính hệ thống

nội tại của phần Tiếng Việt, nhưng mặt khác, lại tạo điều kiện cho việc phát huy tính tương hỗ giữa hai phân môn trong quá trình dạy học. Qua dạy học đọc - hiểu, giáo viên có thể củng cố tri thức tiếng Việt, ngược lại, dạy học tiếng Việt sẽ tạo điều kiện cho học sinh khám phá sâu sắc hơn ý nghĩa của các văn bản đọc - hiểu.

Một phần của tài liệu Củng cố tri thức tiếng việt qua dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w