Một số phương pháp có thể vận dụng trong dạy đọc hiểu nhằm củng

Một phần của tài liệu Củng cố tri thức tiếng việt qua dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 90)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.5. Một số phương pháp có thể vận dụng trong dạy đọc hiểu nhằm củng

củng cố tri thức tiếng Việt

2.2.5.1. Phương pháp nêu vấn đề

Dạy học nêu vấn đề đã được xuất hiện khá lâu nhưng việc vận dụng nó ở Việt Nam chưa thực sự mạnh dạn, hiệu quả nhất là đối với dạy học Ngữ văn. Nhiều người ngộ nhận về phương pháp dạy học giải quyết vấn đề đã khai thông và mọi người đều thấy rõ “Nêu vấn đề” và học “Giải quyết vấn đề

không còn bó hẹp trong phạm vi phương pháp mà trở thành yêu cầu hình thành và phát triển năng lực hàng đầu của thế hệ trẻ nhà trường sớm thích ứng với nội dung học tập và đời sống xã hội hiện nay.

Trước hết cần hiểu thế nào là vấn đề? “Trong thế giới khách quan một hiện tượng sự vật riêng lẻ cũng như một ý tưởng đơn độc không thể trở thành vấn đề. Vấn đề đầu tiên là sự khái quát hóa trừu tượng dựa trên những hiện tượng, sự kiện riêng theo một ý tưởng mà nhiều người quan tâm. Một vấn đề muốn trở thành vấn đề bao giờ cũng kèm theo một nội dung có ý nghĩa. Dù được khái quát hóa từ những hiện tượng, sự vật nhưng vô nghĩa lí thì cũng không phải là vấn đề” [61, tr.18].

Đặc trưng của dạy học nêu vấn đề là việc giáo viên dẫn dắt, hướng dẫn học sinh vào những tính tình huống có vấn đề tương ứng với từng nấc thang nhận thức, từng bộ phận của nội dung hoặc phương pháp cần nêu ra. Việc dạy học không chỉ đơn thuần là phát hiện, nêu ra vấn đề mà cốt yếu là chính từ việc nêu vấn đề, người giáo viên biết định hướng, gợi dẫn để người học biết cách giải quyết những vấn đề được nêu ra ấy. “Một tình huống có vấn đề phải bao hàm nội dung cụ thể, một khả năng giải quyết, một băn khoăn hay một bài toán nhận thức đồng thời tình huống đó phải được học sinh chấp nhận giải quyết bằng tri thức và kinh nghiệm, bằng những sáng kiến trong suy luận, bằng những cách thức mới mẻ, bằng ý chí và sự nổ lực của bản thân” [61, tr.18]. Vì vậy, việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào việc dạy đọc - hiểu để củng cố tri thức tiếng Việt là một phương pháp hữu ích đem đến những tri thức mới, suy nghĩ mới và phương thức hành động mới đồng thời giúp học sinh khắc sâu được kiến thức mà bản thân các em đã từng được tìm hiểu. được tiếp thu ở những bài học tiếng Việt.

Dạy học đọc - hiểu cơ bản là những văn bản nghệ thuật được các nhà văn sáng tạo với những hàm nghĩa khác nhau đòi hỏi người học phải biết cách

khai thác, hiểu và cảm vấn đề theo cách riêng trên cơ sở nội dung khái quát của văn bản. Phương pháp nêu vấn đề đòi hỏi giáo viên phải biết cách dẫn dắt, nêu được các vấn đề có tính tình huống, đòi hỏi người học phải biết cách vận dụng tư duy để khám phá giải quyết các tình huống đó để giúp học sinh củng cố được tri thức tiếng Việt. Giáo viên chú ý một số cách nêu vấn đề: tạo dựng vấn đề từ những khó khăn trong hoạt động tiếp nhận văn bản đọc - hiểu của học sinh; nêu vấn đề từ những cách hiểu, cách bình giá, cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau hay nêu vấn đề từ những trạng thái mất cân bằng trong tiếp nhận kiến thức của học sinh.

Khi dạy học đọc - hiểu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, học sinh sẽ có những thắc mắc, mâu thuẫn về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm cũng như những ý nghĩa hàm ẩn (giá trị) của tác phẩm mà tác giả muốn đem đến cho độc giả khi khám phá. Qua bài học này, giáo viên có thể nêu nhiều vấn đề giúp học sinh củng cố được tri thức về nghĩa của từ, thay đổi các thành phần câu, biện pháp tu từ,…Sau khi dạy học xong bốn câu thơ ngũ ngôn mở đầu bài thơ, giáo viên dẫn dắt và nêu vấn đề giúp học sinh khám phá những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật ở đoạn thơ tiếp theo. Ví dụ: Bốn câu thơ ngũ ngôn tác giả đã nói lên được cái khát vọng ngông cuồng khi muốn tắt nắng, buộc gió, muốn biến đổi cả thiên nhiên tạo hóa. Tại sao tác giả lại có những khát vọng táo bạo như thế? Để lý giải cho khát vọng ấy, tác giả đã sử dụng từ ngữ, câu thơ, biện pháp tu từ như thế nào ở đoạn thơ tiếp theo?. Như vậy, giáo viên đã dẫn dắt, nêu được các vấn đề liên quan đến tri thức tiếng Việt. Từ đây, học sinh không chỉ phân tích hiểu về ý nghĩa, về cấu trúc của từ của câu hay tác dụng của biện pháp tu từ mà các em còn có thể củng cố được các đơn vị kiến thức trên, đồng thời giúp các em củng cố phát triển kĩ năng sử dụng các kiến thức ấy vào hoạt động giao tiếp trong đời sống.

Trong quá trình vận dụng phương pháp nêu vấn đề, giáo viên cũng cần linh hoạt trong việc vận dụng thêm một số những phương pháp dạy học

tích cực khác. Sự kết hợp tối ưu nhất có lẽ là phương pháp gợi mở. Bởi muốn nêu bật được vấn đề, đưa đến cho học sinh một cách tự nhiên, không gò ép thì việc đặt các câu hỏi gợi mở để các em phát hiện ra vấn đề là rất cần thiết. Hơn nữa dạy học đọc - hiểu ở đây không đơn thuần là khám phá giá trị của tác phẩm văn học, vấn đề chúng tôi đang bàn là củng cố tri thức tiếng Việt qua dạy đọc - hiểu nên cần biết cách kết hợp hài hòa giữa nêu vấn đề và gợi mở. Có như vậy, học sinh mới giải quyết được các vấn đề mà giáo viên đặt ra cho các em, đồng thời giúp học sinh củng cố được nhiều

vấn đề khác nữa. Khi dạy học Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang

Vũ, giáo viên có thể vận dụng kết hợp hai phương pháp nói trên để giúp học sinh củng cố tri thức tiếng Việt về ngữ âm, về nhân vật giao tiếp hay ngữ cảnh. Chẳng hạn, giáo viên gợi dẫn học sinh nêu vấn đề: Anh/chị có nhận xét gì về cuộc đối thoại giữa Trương Ba và xác hàng thịt, Trương Ba với vợ, con dâu, cháu gái và đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích? (Học sinh sẽ lần lượt nêu nhận xét của mình về các cuộc đối thoại trên); giáo viên lại gợi dẫn ?Như vậy, các em đã thấy có sự thay đổi về giọng điệu, về cử chỉ, về cách sử dụng từ ngữ trong từng lời thoại của Trương Ba đối với từng nhân vật chưa?. Vậy theo các em sự thay đổi ấy có phụ thuộc vào nhân vật giao tiếp, vào ngữ cảnh giao tiếp hay không? Tại sao? Từ đó các em rút ra được những kiến thức gì về nhân vật giao tiếp và ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp và các em củng cố được những kinh nghiệm gì trong hoạt động giao tiếp?

Tương tự như thế, chúng ta có thể có cách sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học đọc - hiểu nhằm củng cố tri thức tiếng Việt, tuy nhiên cũng thấy một thực tế không nên bài nào cũng củng cố tri thức tiếng Việt vì như vậy các em sẽ có “Hội chứng” về tri thức tiếng Việt. Cần biết chọn những văn bản đọc - hiểu tiêu biểu về một số tri thức tiếng Việt có thể củng cố một cách tự nhiên và có hiệu quả nhất.

2.2.5.2. Phương pháp đàm thoại

Trong đổi mới dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, công việc được tiến hành hơn một thập kỉ chính là sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động dạy học Ngữ văn. Có nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và nhất là tạo được hứng thú học tập cho các em. Một phương pháp mà từ trước đến nay đã sử dụng nhưng thời gian gần đây nó được phát huy tối đa vai trò của nó trong dạy học Ngữ văn, đó là phương pháp đàm thoại (vấn đáp, gợi mở). “Vấn đáp, đàm thoại là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung của bài học” [63, tr.14]. “Phương pháp đàm thoại, vấn đáp khác với thuyết trình ở chổ nội dung cần truyền thụ không được thể hiện qua lời giảng của người dạy mà được thực hiện bởi hệ thống câu trả lời của người học dưới sự gợi mở bởi các câu hỏi do người dạy đề xuất” [40, tr.9].

Mục đích của phương pháp này là nâng cao chất lượng giờ học bằng cách tăng cường hình thức hỏi - đáp, đàm thoại giữa giáo viên và học sinh, rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể. Để thực hiện được mục đích trên, giáo viên phải biết cách xây dựng được hệ thống câu hỏi phù hợp với yêu cầu bài học, phải hấp dẫn, sát đối tượng, xác định được vai trò chức năng của từng câu hỏi, mục đích hỏi, các yếu tố kết nối các câu hỏi theo trình tự hợp lí. Bên cạnh đó, giáo viên biết dự kiến các tình huống, các phương án học sinh trả lời để chủ động thay đổi hình thức, mức độ, cách thức hỏi và gợi mở, dẫn dắt bằng những câu hỏi phụ, gợi dẫn cho học sinh nắm được vấn đề mà không cảm thấy nặng nề, đơn điệu, nhàm chán. Phương phương pháp đàm thoại, vấn đáp có ba mức độ khác nhau: tái hiện, giải thích - minh họa và tìm tòi. Mỗi mức độ thể hiện cấp độ tăng tiến trong nhận thức, tư duy của học sinh. Việc dạy học đọc - hiểu để củng cố tri thức tiếng Việt rất cần thiết đến việc sử dụng phương pháp đàm thoại, vấn đáp.

Tri thức tiếng Việt trong các văn bản đọc - hiểu rất phong phú, nhưng khi dạy học đọc - hiểu, giáo viên cần biết lựa chọn tri thức nào tiêu biểu để củng cố cho học sinh. Có những văn bản đơn thuần chỉ hình thành tri thức tiếng Việt cho các em mà không phải củng cố. Nghĩa là những văn bản đọc - hiểu ấy có đề cập đến những tri thức tiếng Việt mà học sinh đã được học, đã được biết đến, giờ thông qua dạy học đọc - hiểu giúp học sinh củng cố thêm các tri thức ấy thôi. Như trên đã đề cập, chúng ta có thể củng cố được những tri thức về ngữ âm, về từ ngữ, về câu, về biện pháp tu từ hay về phong cách chức năng. Việc củng cố các tri thức ấy được thực hiện khi giáo viên biết sử dụng phương pháp đàm thoại một cách phù hợp. Ở đây, giáo viên biết cách đặt câu hỏi gợi mở để giúp học sinh tái hiện tri thức, giải thích - minh họa tri thức hay tìm tòi vấn đề.

Khi dạy học Việt Bắc của Tố Hữu, giáo viên có thể đặt một hệ thống câu hỏi phù hợp để giúp học sinh củng cố được tri thức tiếng Việt. Chẳng hạn: Để tạo nên tính chất đối đáp, Tố Hữu đã sử dụng cặp đại từ nào? Phân tích ý nghĩa của hai từ mình - ta trong văn bản? Từ việc phân tích ấy, anh/chị thấy sự sáng tạo trong việc vận dụng chất liệu dân gian vào thơ của Tố Hữu? Chính tính chất đối đáp của cặp đại từ mình - ta mà chúng ta thấy được nghệ thuật lặp từ ngữ và cấu trúc cú pháp của câu thơ. Hãy tìm những đoạn thơ có nhiều câu thơ lặp cấu trúc? Ý nghĩa của nghệ thuật lặp cú pháp ấy như thế nào? Ngoài những nét đặc sắc trên, anh/chị còn phát hiện ra những biện pháp tu từ nào Tố Hữu sử dụng trong đoạn trích học? Phân tích ý nghĩa của những biện pháp tu từ ấy? Từ việc phân tích các ý nghĩa đó, anh/chị củng cố thêm được những vấn đề gì về tri thức tiếng Việt? Những câu hỏi trên đây chính là đi từ tái hiện, phân tích - minh họa đến tìm tòi phù hợp với tính phát triển tăng tiến của cấp độ hỏi trong phương pháp đàm thoại xuyên suốt toàn bộ bài học. Như vậy, trong quá trình dạy đọc - hiểu, giáo viên cần biết cách dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám phá những cái hay cái đẹp của văn bản nghệ thuật đồng

thời giúp các em củng cố được rất nhiều những tri thức tiếng Việt hữu ích trong hoạt động giao tiếp và trong học tập của học sinh. Tuy nhiên, sử dụng câu hỏi phát vấn, đàm thoại, giáo viên phải chủ động tiếp nhận những thông tin phản hồi từ học sinh để biết cách xử lí các tình huống nhất là việc nhận xét phần trả lời của học sinh và gợi mở, dẫn dắt các em không nên hỏi - đáp nhát gừng sẽ gây nên sự nhàm chán, hụt hẫng của học sinh và không kích thích được tính chủ động, sáng tạo và hứng thú học tập của các em.

Ở những văn bản văn xuôi, giáo viên cũng cần biết cách phối hợp việc đặt câu hỏi và lắng nghe, chia sẻ những vấn đề mà học sinh trình bày từ đó tạo cho các em thói quen, kĩ năng khi tiếp nhận câu hỏi và tự tin khi trình bày vấn đề trước đám đông mà cốt lõi nhất của dạy học ngữ văn chính là giúp các em có thể xử lý tốt các tình huống diễn ra trong đời sống, nhất là việc rèn luyện cho các em kĩ năng giao tiếp khi các em rời ghế nhà trường.

2.2.5.3. Phương pháp diễn giảng

Trong dạy học đọc - hiểu, để củng cố tri thức tiếng Việt chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Mỗi một phương pháp đều có những ưu và hạn chế riêng, để có một giờ dạy học đạt kết quả tốt người giáo viên phải biết vận dụng kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau. Nói đổi mới dạy học Ngữ văn không có nghĩa là thay đổi tất cả các phương pháp dạy học truyền thông, nhiều lúc, chính những phương pháp truyền thống cộng với cách vận dụng các phương pháp hiện đại lại tạo được hiệu quả cao trong dạy học. Bên cạnh hai phương pháp trên, việc củng cố tri thức tiếng Việt qua dạy đọc - hiểu cần đến một phương pháp nữa là phương pháp diễn giảng.

“Phương pháp diễn giảng là phương pháp phổ biến hiện nay. Đặc điểm của phương pháp là: Giáo viên phân tích, trình bày các tri thức kết hợp với việc ghi bảng còn học sinh thì nghe, hiểu và ghi chép vào vở riêng” [39, tr.247].

Diễn giảng trong dạy đọc - hiểu để củng cố tri thức tiếng Việt có thể theo ba hình thức như: quy nạp tức là đi từ những ngữ liệu khác nhau qua

phân tích để khái quát thành vấn đề cần củng cố; hình thức diễn dịch tức là đi từ những tri thức tiếng Việt cụ thể rồi phân tích những biểu hiện trong các ngữ liệu thuộc văn bản đọc - hiểu và hình thức kết hợp cả quy nạp lẫn diễn dịch.

Diễn giảng phải dựa vào sách giáo khoa nhưng không phải là đọc, ghi chép hoặc nói lại theo sách giáo khoa mà là giảng giải, minh họa để giúp học sinh hiểu. Diễn giảng là phương pháp tiết kiệm được thời gian, có khả năng trình bày hay củng cố tri thức một cách có hệ thống, kết hợp được tính logich và tính truyền cảm khi giáo viên biết chọn đúng những vấn đề tiêu biểu, chân thực, sinh động và có khả năng củng cố tốt nhất tri thức tiếng Việt trong những ngữ liệu thuộc văn bản đọc - hiểu.

Khi dạy học Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, giáo viên cần phải biết lựa chọn những hình ảnh, những đoạn văn phù hợp để củng cố tri thức về tiếng Việt. Chẳng hạn chú ý những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa khi miêu tả sông Hương như người mẹ phù sa, như cô gái di

Một phần của tài liệu Củng cố tri thức tiếng việt qua dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w