7. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Một số khái niệm xung quanh việc dạy học bộ môn Văn trong nhà
nhà trường
Vào năm 2002, cuốn sách giáo khoa Ngữ văn ra đời cũng đồng thời xuất hiện một phân môn mới (với thời lượng dạy học nhiều nhất): đọc - hiểu
văn bản. Trước đây, ở môn Văn đã từng có những khái niệm giảng bình,
giảng văn, phân tích tác phẩm…, và hiện nay, khái niệm đọc - hiểu được áp dụng. Những tên gọi khác nhau đó giúp ta hình dung nên quá trình thay đổi của quan niệm tiếp nhận văn học trong nhà trường. Sau đây, chúng tôi sẽ nói rõ hơn về nội dung của từng khái niệm.
1.2.1.1. Giảng văn
Thuật ngữ Hán - Việt dùng để dịch một thuật ngữ tiếng Pháp là “Explication litteraire” xuất hiện cùng với môn học Annammite (Việt văn, Quốc văn) trong nhà trường thời Pháp thuộc. Thuật ngữ giảng văn hàm chứa nhiều ý nghĩa: vị trí độc tôn của người thầy; đặt lên hàng đầu nhiệm vụ làm sáng tỏ ý nghĩa tàng ẩn sau ngôn từ của áng văn chương (expli-mở nếp gấp tìm cái tiềm ẩn đằng sau); xem ý nghĩa của áng văn là cái gì cố định, hoàn toàn bị chi phối, quyết định bởi chủ thể sáng tạo (nhà văn) số lượng ý nghĩa hạn định và nhất là phủ nhận vai trò của người đọc. Thuật ngữ giảng văn được Dương Quảng Hàm đề cập đến trong các giờ Việt văn, Quốc văn thời thuộc Pháp, các tài liệu của ông thường nói đến phương pháp giảng văn. Tất cả được hình thành từ kinh nghiệm, nhưng được tổ chức khá chặt chẽ và khoa
học dưới ảnh hưởng của các nghiên cứu, phê bình văn học của St.Beuren và Lanson, đồng thời có kế thừa phương pháp dạy học của Khổng Tử ngày xưa. Phương pháp này có chú trọng khêu gợi sự suy nghĩ của học sinh, tuy nhiên cái gọi là suy nghĩ ở đây còn mang tính giới hạn quá rõ. Được áp dụng phổ biến một thời, về sau, phương pháp này vẫn còn mang tính khả thủ. Quá trình hoàn thiện mô hình giảng văn đã được Đặng Thai Mai, Lê Trí Viễn, Bùi Văn Nguyên… góp công vào không nhỏ.
1.2.1.2. Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường
Thuật ngữ này xuất hiện trên cơ sở người ta dần dần nhận ra sự bất ổn của Giảng văn, thêm vào đó là việc tiếp thu cách gọi tên phân môn của các tài liệu phương pháp dạy Văn ở Liên Xô. Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng không hoàn toàn thay thế được thuật ngữ cũ, có nghĩa, sự phân biệt Phân tích tác phẩm văn học với Giảng văn thực chất không triệt để. Nhận thấy sự nhập nhằng này, giáo sư Phan Trọng Luận đã bỏ nhiều công sức luận giải trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường. Về sự thiếu tương xứng của tên gọi với thực chất hoạt động của phân môn, giáo sư Trần Đình Sử viết: "phân tích là thao tác khoa học phổ biến chưa đặc thù cho dạy học văn; phân tích chỉ là thao tác lý tính trong khi cần phải có trực giác cảm thụ; phân tích là chia cắt sự vật trong khi cần có quy nạp, tổng hợp" [59]. Dù có thể không phái là chủ định của người đề xướng, song việc thay thế tên gọi cũ (Giảng văn) với thuật ngữ Phân tích tác phẩm văn học vô tình đã đánh đồng việc dạy học văn với việc nghiên cứu văn học.
1.2.1.3. Dạy học tác phẩm văn chương
Thuật ngữ này có ưu thế là phản ánh một tư duy mới mẻ về tên gọi của môn học (các giáo trình từ 1988 sử dụng nhiều). Đầu những năm 80, nhiều ý kiến muốn “khai tử” thuật ngữ Giảng văn, do thuật ngữ này gắn liền với một mô hình dạy học đã tỏ ra quá lạc hậu so với thực tiễn. Thuật ngữ Dạy học tác
phẩm văn chương bắt đầu ra đời từ đó. Nét tích cực của thuật ngữ Dạy học tác phẩm văn chương là nó phản ánh được sự cân bằng giữa dạy và học, và nhất là sự tương tác giữa hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh. Tuy nhiên, điểm bất cập của thuật ngữ này là chưa xác định được nhân tố trung tâm của hoạt động dạy học đặc biệt là phương hướng dạy học hướng vào học sinh. Nó thể hiện một quan niệm khá hẹp hòi về văn ở nhà trường phổ thông.