Củng cố tri thức về câu

Một phần của tài liệu Củng cố tri thức tiếng việt qua dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 72 - 79)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Củng cố tri thức về câu

2.2.3.1. Qua đọc - hiểu, củng cố tri thức về thành phần câu, trật tự các thành phần câu theo yêu cầu biểu đạt

Tiếng Việt nói riêng và ngôn ngữ nói chung đều có các cấp độ phát triển khác nhau làm thành phương tiện ngôn ngữ sử dụng trong hoạt động giao tiếp, từ cấp độ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp đến phong cách học. Mỗi cấp độ tri thức tiếng Việt đều có vị trí riêng. Từ ngữ góp phần tạo thành câu, câu có giá trị tạo thành văn bản. Câu là một đơn vị ngôn ngữ hoàn chỉnh về phương diện thông báo, là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất. Như vậy, câu là một cấu trúc ngữ pháp hoàn chỉnh được tạo lập bởi nhiều thành phần khác nhau nhưng chính yếu là kết cấu chủ - vị trong đó. Việc thay đổi thành phần, trật tự câu cho ta thấy sự thay đổi về nội dung ý nghĩa cũng như thái độ tình cảm của người sử dụng.

Trong dạy học đọc - hiểu (thông qua các văn bản đọc - hiểu), giáo viên có thể giúp học sinh củng cố được nhiều kiến thức về câu như: thành phần câu, trật tự các thành phần câu theo yêu cầu biểu đạt; nghĩa của câu trong hành chức và câu phân loại theo mục đích nói. Có thể thấy rằng, trong các văn bản đọc - hiểu thì những văn bản văn xuôi tự sự sẽ giúp cho học sinh

củng cố sâu sắc hơn kiến thức về câu nhưng cũng không có nghĩa là trong thơ không có.

“Câu là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất”[6, tr.285].

Khi dạy học đọc - hiểu văn bản, giáo viên sẽ giúp học sinh củng cố sâu thêm kiến thức về thành phần câu, trật tự các thành phần câu theo yêu cầu biểu đạt. Chúng ta cũng biết rằng, các từ trong cụm từ và mỗi một câu trong phát ngôn thường cấu tạo theo chiều thuận và nó sẽ mang sắc thái ý nghĩa riêng nhưng nhiều lúc, người sử dụng muốn nhấn mạnh, muốn thay đổi sắc thái ý nghĩa thì có cách thức sử dụng khác đi, nghĩa là thay đổi trật tự các từ trong cụm từ hoặc các thành phần trong câu. Chẳng hạn, trong Tràng giang

của Huy Cận có hai câu: “Củi một cành khô lạc mấy dòng” và “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” có sự thay đổi từ trong cụm từ và các thành phần trong câu. Nếu như để đúng cấu trúc thì hai câu trên sẽ là:

“Một cành củi khô lạc mấy dòng” và “Cồn nhỏ lơ thơ gió đìu hiu” CN BN VN CN BN CN VN

Hai câu mang sắc thái ý nghĩa trung hòa chưa nhấn mạnh được chủ thể là cành củi mà chỉ nhấn mạnh về số từ “một” và không thấy được sự hoang vắng, đìu hiu của những cồn cát rải rác trên triền sông mà chỉ thấy những cồn cát nhỏ thôi. Đây là sự thay đổi từ trong cụm danh từ và thay đổi thành phần chủ ngữ và bổ ngữ trong câu. Chính sự thay đổi thành phần từ và thành phần câu ở trên đã làm cho câu thơ hay hơn, nhấn mạnh được nội dung diễn đạt và sắc thái biểu cảm. Tất cả là sự cô đơn bé nhỏ của sự vật giữa thiên nhiên đất trời đồng thời cũng là cái tôi cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình giữa mênh mông vô tận của vũ trụ bao la.

Tương tự như trên, trong các văn bản đọc - hiểu, chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều những sự thay đổi về từ và các thành phần câu.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Của yến anh này đây khúc tình si” “Lặn lội thân cò khi quảng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,

Lững lờ khe yến cá nghe kinh”.

2.2.3.2. Qua đọc - hiểu, củng cố nghĩa của câu trong hành chức

Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện hữu hiệu nhất để chuyển tải những tình ý của người nói đến người nghe. Mỗi nhân vật giao tiếp thường có những phong cách giao tiếp khác nhau tùy vào thói quen, sở trường sử dụng từ ngữ, câu văn,… Câu được phân chia nhiều loại khác nhau, trong hành chức, nghĩa của câu được hiểu trên hai bình diện: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.

Nghĩa sự việc là thành phần phản ánh sự tình trong câu (nghĩa biểu hiện, nghĩa miêu tả). “Nghĩa biểu hiện phản ánh cái sự tình của thế giới được nói đến trong câu,… Tuy nhiên, trong tất cả các nội dung được truyền đạt vẫn có thể phân xuất ra một bộ phận tương ứng với sự tình được phản ánh sau khi đã gạt bỏ tất cả các yếu tố khác không tham gia trực tiếp vào việc phản ánh này. Và ta có được một phần nội dung hầu như không lệ thuộc vào phần khác và có được tính thống nhất và bất biến qua nhiều cách diễn đạt có thể hết sức khác nhau - bằng nhiều thứ ngôn ngữ” [57, tr.425 - 426].

Còn nghĩa tình thái là thành phần nghĩa phản ánh thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc, hay đối với người đối thoại. Nghĩa tình thái rất phong phú, đến mức khó quy tất cả vào một số loại nhất định. Tuy nhiên, một cách khái quát, có thể nói đến hai trường hợp chung là nghĩa tình thái hướng về sự việc và nghĩa tình thái hướng về người đối thoại.

Văn học nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu phản ánh đời sống nên việc sử dụng từ ngữ, câu văn trong tác phẩm là điều hiển nhiên.Chính vì thế, khi dạy học Đọc - hiểu, giáo viên sẽ giúp học sinh củng cố được kiến thức về nghĩa của câu trong hành chức xét trên những phương diện nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Ở bậc THCS, học sinh đã nắm được khái niệm câu, câu phân loại theo nhiều cách khác nhau và cả nghĩa của câu vì thế ở đây giáo viên chỉ mang tính chất củng cố lại để học sinh nắm vững kiến thức hơn.

Dạy học Chí Phèo của Nam Cao, giáo viên có thể giúp học sinh củng

cố được một số kiến thức về nghĩa của câu như: việc sử dụng phương tiện biểu đạt, xét về cấu trúc cú pháp của từ trong câu, cách dùng trong hoạt động giao tiếp, nhất là giúp học sinh nhận diện đúng nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra, chỉ khả năng xảy ra hay chỉ sự việc được nhận thức như một đạo lí:

(1) Hắn vẫn dọa nạt hay là giật cướp.

(2) Hắn nhặt một hòn gạch vỡ, toan đập đầu.

(3) Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về.

(4) Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. (5) Tao không thể là người lương thiện nữa.

Trong quá trình phân tích văn bản, giáo viên giúp học sinh nhận diện được nghĩa tình thái của câu. Dựa vào hành động “dọa nạt, giật cướp” ở câu (1) cho biết sự việc đã xảy ra; “toan đập đầu” (2) chỉ là một dự định. “chắc chắn” (3) và “hình như” (4) lại chỉ khả năng xảy ra cao (chắc chắn) hay thấp (hình như) của sự việc. Còn “không thể” (5) chỉ một nghĩa vụ, nói rộng ra là một sự việc được nhận thức như là một đạo lí.

Tương tự như vậy, thông qua các văn bản đọc - hiểu được phân tích, giáo viên giúp học sinh nhận diện được nghĩa của câu trong hành chức là nghĩa sự việc hay nghĩa tình thái (hướng về sự vật, hướng về người đối thoại).

Từ đây, học sinh sẽ có kinh nghiệm khi nhận diện cũng như củng cố được các kĩ năng tạo lập câu văn trong văn bản, đồng thời hiểu và nắm bắt được nghĩa của câu trong hoạt động giao tiếp. Các phương tiện biểu đạt của nghĩa tình thái rất đa dạng. Chẳng hạn nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc, tiếng Việt dùng: có lẽ, chắc, chắc chắn, nhất định, phải, hẳn, ngờ đâu, không thể không, không thể tránh được,… Các từ tình thái ở cuối câu (à, ư, nhỉ, nhé; chỉ, những,..) động từ (cần, phải, nên,…) phó từ (cũng, bèn, vẫn,…) hay liên từ (nên, vì, dẫu, tuy,…);…

2.2.3.3. Qua đọc - hiểu, củng cố tri thức về các loại câu theo mục đích nói

Với những căn cứ khác nhau, câu được phân loại thành những kiểu khác nhau nhưng có ba cách phân loại cơ bản: phân loại theo mục đích nói, phân loại theo mối quan hệ với hiện thực và phân loại theo hình thức cấu tạo.

Vấn đề phân loại câu theo mục đích nói được đề cập đến trong cuốn sở ngôn ngữ học và tiếng Việt có phân chia như sau: “Phân loại câu theo mục đích nói được chia làm: câu tường thuật (dùng để xác nhận, kể lại, mô tả sự vật với các đặc trưng nào đó hoặc một sự kiện với các chi tiết nào đó); câu nghi vấn (dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời giải thích); câu mệnh lệnh (bày tỏ ý muốn bắt buộc hoặc nhờ người nghe thực hiện hiệu lệnh nêu lên trong câu) và câu cảm thán (dùng khi cần thể hiện riêng một mức độ nhất định của những tình cảm khác nhau hoặc thái độ của người nói)” [6, tr.285-286]. Thông qua dạy học đọc - hiểu văn bản, chúng ta có thể giúp học sinh củng cố các kiểu câu phân loại theo mục đích nói trên. Việc củng cố ở đây là củng cố các vấn đề về khái niệm, về ý nghĩa và cách thức sử dụng cũng như kĩ năng tạo lập câu trong hoạt động giao tiếp.

Có thể thấy rằng, qua dạy đọc - hiểu văn bản văn xuôi, giáo viên sẽ giúp học sinh cũng cố một cách sâu sắc hơn về kiến thức những kiểu câu phân chia theo mục đích nói. Khi dạy những văn bản đọc - hiểu thiên về miêu tả thiên nhiên cũng như phân tích tâm lí nhân vật, chúng ta thấy nhà văn thường

sử dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là câu tường thuật. Nếu nhà văn Nam Cao không sử dụng những kiểu câu này làm sao chúng ta biết được cuộc đời của Chí Phèo sẽ chuyển biến như thế nào từ một đứa trẻ bị bỏ rơi, hết đi ở cho nhà này đến nhà khác, đi làm canh điền cho nhà lí Kiến rồi bị đẩy vào tù, lúc ra tù thì biến thành con người tha hóa, biến chất và được thức tỉnh khi gặp thị Nở nhưng kết thúc vẫn là tự kết liễu đời mình của Chí. Như vậy, nhà văn vận dụng rất linh hoạt những câu trần thuật dài ngắn khác nhau để diễn tả sự chuyển biến trong cuộc đời Chí Phèo. Tương tự như vậy, Hai đứa trẻ| của Thạch Lam trong phần mở đầu truyện ngắn, chúng ta bắt gặp những câu tường thuật để người đọc thấy rõ cách tạo không khí, khoảnh khắc vào truyện hết sức tính tế, nhẹ nhàng dễ làm con người xúc động “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như những hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời” [37, tr.95]. Rõ ràng, chúng ta thấy đoạn văn có ba câu nhưng đều là câu tường thuật để làm nên khung cảnh buổi chiều của phố huyện trong tác phẩm. Cũng nhờ những câu tường thuật mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc thấy rõ thủy trình của dòng sông Hương từ rừng già Trường Sơn đến với thành phố Huế và vòng qua thành phố để đổ ra biển,… Chính việc dạy những đoạn văn, những câu văn trong các tác phẩm văn xuôi như vậy, chúng ta sẽ giúp cho học sinh củng cố được khái niệm về câu tường thuật, cách thức sử dụng và ý nghĩa của việc sử dụng câu tường thuật như thế nào. Từ đó, các em sẽ củng cố thêm kĩ năng sử dụng câu tường thuật trong học tập và sinh hoạt đời sống.

Khi phân tích đoạn kết của văn bản Chí Phèo, giáo viên bên cạnh việc giúp học sinh thấy được sự kịch tính trong đối thoại giữa Chí Phèo và Bá Kiến; thấy được ý nghĩa của cách kết thúc còn là việc giúp học sinh hiểu được ý nghĩa các câu thoại, nhất là việc sử dụng các kiểu câu khác nhau trong đoạn văn.

“Những lúc như thế, thì một người dẫu khôn ngoan cũng không bình tĩnh được. Nhất là khi trông thấy một thằng chỉ đến vòi tiền uống rượu như Chí Phèo. Tuy vậy, cụ cũng móc sẵn năm hào. Thà móc sẵn để tống nó đi cho chóng. Nhưng móc rồi cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người:

- Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho. Rồi ném bẹt năm hào xuống đấy, cụ bảo hắn:

- Cầm lấy mà cút đi, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?

Hắn trợn mắt chỉ vào mặt cụ: - Tao không đến đây xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng: - Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn. Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo: - Tao đã bảo, tao không đòi tiền.

- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì? Hắn giõng dạc:

- Tao muốn làm người lương thiện. Bá Kiến cười ha hả:

- Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Hắn lắc đầu:

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất hết được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách…biết không!... Chỉ có một cách là… cái này! Biết không!....

Đoạn văn trên, chúng ta thấy Nam Cao đã sử dụng nhiều kiểu câu phân loại theo mục đích nói như câu mệnh lệnh (Chí Phèo đấy hở? Cầm lấy mà cút đi, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à? Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn); câu nghi vấn (Thế thì anh cần gì? Ai cho tao lương

thiện? Làm thế nào cho mất hết được những vết mảnh chai trên mặt này?) và câu cảm thán (Ồ tưởng gì! Không được!. Biết không! Chỉ có một cách…biết không!... Chỉ có một cách là…cái này! Biết không!...). Tuy nhiên, khi phân tích ích nghĩa của chúng, giáo viên cần chú ý giúp học sinh phân biệt được rất nhiều những câu có dấu hiệu câu hỏi nhưng mục đích không phải để hỏi mà mang ý nghĩa khác như: chào hỏi, thách thức. Những câu mang hình thức cảm thán nhưng lại có ý nghĩa để hỏi. Khi các em hiểu được văn cảnh mà câu văn đó tồn tại đồng nghĩa với việc học sinh đã củng cố thêm được cách thức sử dụng các kiểu câu khác nhau trong hoạt động giao tiếp nói chung và trong học tập nói riêng.

Câu phân loại theo mục đích nói được thể hiện rõ nét qua những văn bản đọc - hiểu là văn xuôi, nhưng ở nhiều bài thơ, thi nhân đã có những câu thơ thể hiện được những vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và những thắc mắc, những giải bày với những trạng thái cảm xúc khác nhau. Những câu thơ trong Vội vàng của Xuân Diệu vừa diễn tả được sự vật, sự việc diễn ra trong cuộc đời trần thế nhưng đồng thời là sự cảm thán, hoài nghi về chính cuộc sống trần thế ấy:

“Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa”

Một phần của tài liệu Củng cố tri thức tiếng việt qua dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w