Giáo án đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình

Một phần của tài liệu Củng cố tri thức tiếng việt qua dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 99 - 110)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Giáo án đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình

VỘI VÀNG

Xuân Diệu A/ Mục tiêu bài học:

- Giúp học sinh cảm nhận được lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt của nhà thơ với quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu. Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc trong bài thơ cùng những sáng tạo mới lạ trong hình thức thể hiện.

- Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: + Kiến thức:

Niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu;

Đặc sắc phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. + Kĩ năng:

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc - hiểu một tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại và kĩ năng phân tích một bài thơ mới.

- Giáo dục cho học sinh về thái độ sống và bồi dưỡng cho học sinh những lí tưởng sống đúng đắn, đẹp đẽ,…

B/ Phương tiện và cách thức thực hiện:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học, Thơ Xuân Diệu, Giáo án cá nhân, bài soạn của học sinh, tài liệu tham khảo.

- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức tích hợp, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi,…

C/ Tiến trình dạy học: * Ổn định lớp:

* Bài cũ: ? Theo anh/chị thông điệp mà nhà thơ Tản Đà thể hiện quan

Hầu trời là gì? Nét ngông của ông?

* Bàimới:

Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Tiết 79:

Hoạt động 1

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát

- Học sinh làm việc với sách giáo khoa

- Giáo viên định hướng Học sinh khái quát những ý cơ bản

I/ Tiểu dẫn:

1/ Tác giả: Xuân Diệu (1916-1985). Tên thật là: Ngô Xuân Diệu. Ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: Vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, Bình Định. - Quê nội: Làng Trảo Nha, nay là xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.

+ Học xong tú tài, ông đi dạy học tư, rồi làm cho sở Đoan ở Mĩ Tho, Tiền Giang. Sau đó ông ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, có chân trong nhóm “Tự lực Văn đoàn”.

+ Năm 1943, Xuân Diệu bí mật tham gia Hội văn hoá cứu quốc. Xuân Diệu lấy sự nghiệp văn chương của mình phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân.

+ Ông được bầu là đại biểu quốc hội khoá I, 1946. Viện sĩ thông tấn viện Hàn lâm nghệ thuật, Cộng hoà dân chủ Đức năm 1983.

(?) Nêu các sáng tác chính của Xuân Diệu?

- Cá nhân trả lời

(?) Anh /chị biết gì về xuất xứ bài thơ?

(?) Có thể phân chia bố cục của bài thơ như thế nào?

- Cá nhân dựa sách giáo khoa trả lời

văn học nghệ thuật năm 1996. - Tác phẩm chính:

Thơ: Thơ Thơ (1938); Gửi hương cho gió (1945); Riêng chung (1960); Mũi Cà Mau cầm tay (1962…

Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939); Trường ca (1945); Những bước đường tư tưởng của tôi (1958,…

Dịch thuật: Các nhà thơ Hung-ga-ri, Dịch thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du sang tiếng Pháp

=> Xuân Diệu đem đến cho thơ ca đương thời sức sống mới, cảm xúc mới, cùng với cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ. Sau cách mạng tháng Tám 1945, thơ Xuân Diệu hướng vào thực tế đời sống, rất giàu tính thời sự.

2/ Văn bản

* Vội vàng in trong tập “Thơ Thơ” (1938) Là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám/1945.

* Bố cục: bốn đoạn

- Đoạn một: Bốn câu thơ đầu diễn tả khát vọng ngông cuồng muốn chiếm giữ, ngăn cản bước đi của thiên nhiên, tạo hóa của nhân vật trữ tình.

Hoạt động 2:

? Nêu yêu cầu đọc văn bản này? Giáo viên cho học sinh đọc và có thể đọc mẫu.

? Cảm nhận chung của anh/chị sau khi đọc bài thơ này?

? Cách khám phá văn bản này như thế nào?

- Đoạn hai: tiếp theo đến “tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân (Miêu tả cuộc sống trần thế như một thiên đường trên mặt đất và niềm cảm xúc ngây ngất trước cuộc sống ấy).

- Đoạn ba: Tiếp đó...đến “mùa chưa ngả chiều hôm” (quan niệm về mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ với nhận thức: con người chỉ có thể tận hưởng nguồn hạnh phúc khi còn trẻ. Tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi, thời gian có thể lại cướp đi tất cả)

- Đoạn bốn: Còn lại (chạy đua với thời gian để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế)

II/ Đọc - hiểu văn bản: 1/ Đọc cảm nhận:

- Yêu cầu đọc: vội vàng, gấp gáp thể hiện được khát vọng của nhân vật trử tình. Cần chú ý vào ngữ điệu, nhịp điệu để giúp củng cố về cách phát âm tiếng Việt

- Cảm nhận: Vội vàng là một tuyên ngôn về quan niệm sống của nhà thơ, triết lí nhân sinh được cảm nhận bằng hình tượng thơ thấm đẫm cảm xúc.

- Định hướng khám phá: Có thể theo bố cục, theo cảm xúc của nhân vật trữ

Học sinh đọc khổ thơ đầu

(?) Cách nhân vật trữ tình xưng tôi nói lên điều gì? Cảm nhận của em về khổ thơ đầu?

? Xét về mặt cấu trúc ngữ pháp, khổ thơ đầu có gì đặc biệt? Ý nghĩa của nó? Từ đây giúp em củng cố được tri thức gì về biện pháp tu từ lặp cú pháp?

- Học sinh làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày

? Ở đoạn hai này, Xuân Diệu muốn thể hiện điều gì? Nhận xét của anh/chị về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống trong đoạn thơ?

? Bức tranh ấy được Xuân Diệu miêu tả như thế nào? Tác giả dùng những biện pháp tu từ nào để diễn tả vẻ đẹp ấy? Phân tích

tình,...

2/ Đọc khám phá:

a/ Đoạn một

- “Tôi” muốn bộc bạch với mọi người, với cuộc đời. Tôi muốn “tắt nắng” “ buộc gió”, muốn đoạt quyền của tạo hoá, thiên nhiên, đề giữ lại hương vị, màu sắc, giữ lại cái đẹp của cuộc đời.

- Nhận vật trữ tình xưng tôi thể hiện một cái nhìn chủ quan, mang tính chất cá nhân để thể hiện khát vọng của bản thân. Đây là nét riêng của Xuân Diệu và thơ mới.

- Biện pháp tu từ lặp cú pháp để khẳng định rõ hơn về khát vọng của thi nhân. Từ đây có thể củng cố được vai trò, ý nghĩa và cách sử dụng biện pháp tu từ cú pháp trong hoạt động giao tiếp.

b/ Đoạn hai

- Xuân Diệu muốn lí giải vì sao ông muốn “tắt nắng, buộc gió”. Vì cuộc sống trần thế đẹp đẽ quá, đáng sống quá. Đó là một bức tranh thiên đường trên mặt đất.

- Cuộc sống trần thế: hoa đồng nội xanh rì, lá cành tơ, khúc tình si, ánh sáng hàng mi, ngon như cặp môi gần... Cái đẹp say đắm của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ;

giá trị sử dụng của các biện pháp tu từ ấy?

Tiết 80:

Hoạt động 1:

(?) Nhân vật trữ tình muốn nói với người đọc điều gì?

 Học sinh đọc đoạn hai

Quan niệm của tác giả về mùa xuân? Cấu trúc câu có gì đặc biệt?

(?) Quan niệm của tác giả về tuổi trẻ? tình yêu?

nhân vật trữ tình như đang ngây ngất trước cuộc sống thiên đường nơi trần thế.

- Cuộc đời đẹp lắm, đáng sống, đáng yêu lắm! Hãy tận hưởng cuộc đời đẹp ấy ngay trần thế này! Cần gì phải lên tiên (ý thơ Thế Lữ).

- Quan niệm sống thể hiện rõ nét ở haicâu cuối đoạn: Muốn sống nhanh, sống vội, sống gấp phải biết tranh thủ thời gian, biết quý trọng những phút giây hiện tại.

c/ Đoạn ba

- Mùa xuân: thời xuân sắc nhất của tuổi trẻ, cảnh vật (nào ong bướm, tuần tháng mật, hoa đồng nội, lá cành tơ, khúc tình si, tháng giêng, cặp môi gần)

Nhưng mùa xuân còn là dấu hiệu của bước chuyển thời gian:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

Mùa xuân gắn liền với cái đẹp của tình yêu, tuổi trẻ, của cảnh vật, nên “mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất” (lặp cú pháp câu thơ mang tính định nghĩa).

- Mùa xuân gắn liền với tuổi trẻ, tình yêu, song quy luật cuộc đời,tuổi trẻ không tồn tại mãi, nhà thơ xót xa, tiếc

(?) Quan niệm của nhà thơ về quy luật của thời gian ?

- Cá nhân trình bày

- Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức

nuối nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời - Nhà thơ không quan niệm thời gian tuần hoàn (thời gian liên tục, tái diễn, lặp đi lặp lại, quan niệm lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian)

- Quan niệm của nhà thơ về quy luật thời gian: Thời gian như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không bao giờ trở lại. Nhà thơ lấy sinh mệnh cá nhân con người làm thước đo thời gian, lấy thời gian hữu hạn của đời người để đo đếm thời gian của vũ trụ.

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

- Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận mất mát, hẫng hụt:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt

- Hiện tại đang lìa bỏ để trở thành quá khứ, được hình dung như một cuộc chia li. Mỗi sự vật trong đời sống tự nhiên như đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó. Tạo nên sự phai tàn của từng cá thể.

Con gió xinh thì thào trong lá biếc/ Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?/ Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi/ Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.

Hoạt động 2:

(?) Từ quan niệm về thời gian, nhà thơ muốn bộc lộ tư tưởng tiến bộ gì?

Học sinh đọc đoạn ba

(?) Cảm xúc của đoạn thơ được thể hiện qua những từ ngữ nào? Phân tích ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ trong đoạn thơ để củng cố về nghĩa của từ trong sử dụng?

- Học sinh trao đổi phát hiện, phân tích

+ Giá trị của cuộc sống cá thể, mỗi khoảnh khắc trong cuộc đời con người đều quý giá, thiêng liêng

+ Con người phải biết quý từng giây, từng phút của đời mình! Biết làm cho từng khoảnh khắc của đời mình tràn đầy ý nghĩa thiêng liêng!

d/ Đoạn bốn

- Ta muốn ôm.. Ta muốn riết... -say, thâu, cắn...

Cảm xúc tràn trề, ào ạt, vồ vập hăm hở... động từ mạnh, tăng tiến dần...Một chuỗi câu lặp lại: ta muốn... ta muốn...

- Tiếng lòng khao khát, mãnh liệt của chủ thể trữ tình, gắn với mỗi ước muốn là một biểu hiện cụ thể của trạng thái:

Cho chếnh choáng... Cho đã đầy... Cho no nê...

Tận hưởng cuộc sống thanh tân tươi trẻ:

Sự sống mới bắt đầu mơn mởn, Mây đưa và gió lượn... Cỏ rạng, mùi thơm, ánh sáng, thời tươi xuân hồng, cái hôn...

Vội vàng chạy đua với thời gian, thể hiện khao khát sống mãnh liệt, cuồng nhiệt chưa từng thấy! của cái “tôi” thi sĩ. + Lí lẽ: vì sao phải sống vội vàng?

Trần thế như một thiên đường, bày sẵn bao nguồn hạnh phúc kì thú! Con người

(?) Cảm xúc và mạch triết luận được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

- Cá nhân suy nghĩ trả lời

(?) Nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cảnh sắc thiên nhiên, về cuộc sống trong bài thơ?

Hoạt động 3:

? Xuân Diệu đã có những cách tân nào về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Vội vàng? Học sinh tham gia thảo luận và trả lời.

chỉ có thể tận hưởng hạnh phúc ấy khi đang còn trẻ; mà tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi. Vậy chỉ còn một cách là chạy đua với thời gian! phải “vội vàng” để sống, để tận hưởng!

+ Cảnh thiên nhiên quyến rũ, tình tứ, kì thú:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Cảnh vật mang tình người tràn trề xuân sắc, Xuân Diệu miêu tả cảnh vật bằng cảm xúc và cái nhìn trẻ trung! của “Cặp mắt xanh non và biếc rờn”! Khai thác vẻ xuân tình của cảnh vật và nhà thơ trút cả vào cảnh vật xuân tình của mình!

+ Quan niệm mới mẻ, độc đáo của Xuân Diệu: giá trị lớn nhất của đời người là tuổi trẻ! Hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu! Đó là cái nhìn tích cực giàu giá trị nhân văn!

d/ những cách tân về nội dung và nghệ thuật:

- Bài thơ miêu tả cuộc đời đẹp lắm, đáng sống, đáng yêu. Để từ đó nhà thơ bày tỏ nhận thức mới về thời gian, tình yêu, tuổi trẻ và giục giã sống hết mình, mãnh liệt để tận hưởng cuộc đời này!

Hoạt động 4:

? Tại sao nói cái Tôi Xuân Diệu điển hình cho thời đại mới?

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập luyện tập.

nhiều thể thơ khác nhau, nhiều câu mang tính định nghĩa, câu thơ mang tính triết luận cao, hiện tượng thơ vắt dòng, nhịp thơ thay đổi theo mạch cảm xúc,…

III/ Tổng kết - luyện tập:

- Cái tôi của Xuân Diệu điển hình cho thời đại mới:

+ Cách cảm nhận cái đẹp của cuộc đời + Quan niệm về thời gian, tuổi trẻ

+ Thể hiện cách sống cuồng nhiệt, say sưa

luyện tập

+ Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc quanh ta được tác giả cảm nhận: Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa => niềm vui cuộc đời được thần thánh hoá. Tháng giêng ngon... cảm nhận bằng cảm

giác nhục thể “Hỡi xuân hồng ta muốn

cắn vào ngươi

Cách miêu tả như giãi bày, mời mọc mọi người hãy tận hưởng thiên đường trần thế của cuộc đời này!

+ Khát khao giao cảm với đời, với vẻ đẹp của thiên nhiên chính là để khẳng định vẻ đẹp của con người. Mùa xuân cũng nõn nà, tươi tắn như con người! Qua cách nhìn trẻ trung của cặp mắt “xanh non, biếc rờn” của thi sĩ!

+ Hồn thơ yêu đời, yêu sống đến cuống quýt, vội vàng, giục giã, tha thiết mời gọi... hãy sống hết mình, mãnh liệt, cuồng nhiệt, để tận hưởng...

D/ Củng cố - dặn dò

- Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

- Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau: Thao tác lập luận bác bỏ.

Một phần của tài liệu Củng cố tri thức tiếng việt qua dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 99 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w