Củng cố tri thức về văn bản và các dạng tồn tại của văn bản

Một phần của tài liệu Củng cố tri thức tiếng việt qua dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 48 - 50)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Củng cố tri thức về văn bản và các dạng tồn tại của văn bản

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, dùng để trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, thái độ giữa con người với nhau. Trong giao tiếp hàng ngày, người nói phải nói thành lời, người viết thì viết thành bài. Lời nói và bài viết ấy chính là văn bản. Như vậy, văn bản vừa phương tiện vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Văn bản có thể dài, ngắn khác nhau và được cấu tạo bởi một hoặc nhiều câu văn. Khi tạo lập một văn bản trong hoạt động giao tiếp, người hành ngôn phải chú trọng đến mục đích (viết để làm gì?), đối tượng (viết cho ai?), nội dung (viết cái gì?) và cách thức (viết như thế nào?).

Mỗi một văn bản thường có tính thống nhất về đề tài, tư tưởng, tình cảm và mục đích giao tiếp. Trong giao tiếp hàng ngày, người nói, người viết khi tạo lập văn bản thường nói hoặc viết về một vấn để cụ thể, nghĩa là đề cập đến một sự kiện, hiện tượng, con người nào đó. Những từ ngữ, câu văn của văn bản phải bám sát đề tài và phải được liên kết chặt chẽ với nhau làm nổi bật nội dung tư tưởng mà người tạo lập văn bản muốn thể hiện. Không chỉ có việc đề cập đến một đề tài, văn bản còn thể hiện một thái độ, tình cảm nhất định đối với đối tượng được đề cập. Tư tưởng, tình cảm của chủ ngôn cần phải nhất quán và xuyên suốt để tạo nên tính thống nhất của văn bản. Người tạo lập văn bản cũng phải thể hiện mục đích rõ ràng, bởi có như vậy mới chọn được lời lẽ phù hợp để đạt được hiệu quả mong muốn.

Những vấn đề về đề tài, tư tưởng, tình cảm và mục đích chính là những yếu tố quyết định cách chọn từ ngữ, câu văn, đoạn văn làm cho văn bản mang

tính thống nhất. Nghĩa là để thể hiện được những vấn đề ấy, văn bản cần phải mang một hình thức nhất định hay văn bản phải có tính hoàn chỉnh về hình thức. Về phương diện này cần hiểu, văn bản hoàn chỉnh về hình thức là có bố cục rõ ràng, các câu văn, đoạn văn được sắp xếp theo trật tự hợp logic tạo nên sự thống nhất trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.

Có thể thấy rằng do mục đích, nội dung và nhân vật giao tiếp khác nhau nên các văn bản hết sức đa dạng và mỗi loại văn bản lại có những đặc trưng riêng biệt. Có nhiều cách phân loại văn bản: phân loại theo phương thức biểu đạt, theo thể thức cấu tạo, theo độ phức tạp về hình thức và nội dung hay theo phong cách chức năng ngôn ngữ,… Ở bậc THCS và THPT, chương trình tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn đề cập đến hai cách phân loại văn bản là phân loại theo phương thức biểu đạt và theo phong cách chức năng ngôn ngữ.

Theo phương thức biểu đạt, ta có các loại văn bản: miêu tả, tự sự, biểu cảm, điều hành, thuyết minh và lập luận. Hình thức phân loại này trong chương trình Ngữ văn 10 là bài luyện tập, củng cố kiến thức ở bậc THCS và qua những tiết học đọc - hiểu, giáo viên có thể liên hệ để học sinh nắm chắc thêm các phương thức biểu đạt cũng như các kiểu văn bản phân chia theo phương thức biểu đạt.

Theo phong cách chức năng ngôn ngữ, văn bản được chia làm các loại:

phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ khoa học. Những hình thức văn bản này được học cụ thể hơn ở những bài phong cách chức năng ngôn ngữ. Cũng thông qua các văn bản đọc - hiểu, học sinh sẽ được củng cố thêm tri thức về văn bản phân chia theo tiêu chí này. Chẳng hạn, khi dạy các văn bản đọc - hiểu về thơ trữ tình, giáo viên sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức về văn bản nghệ thuật; dạy phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố sẽ củng cố tri thức về văn

bản báo chí; dạy học Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh sẽ củng cố tri thức về văn bản nghị luận,…

Một phần của tài liệu Củng cố tri thức tiếng việt qua dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w