Củng cố tri thức ngữ âm

Một phần của tài liệu Củng cố tri thức tiếng việt qua dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 61 - 64)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Củng cố tri thức ngữ âm

Như chúng ta đã khẳng định, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, ngay từ khi mới xuất hiện, ngôn ngữ đã tồn tại dưới hình thức âm thanh. Con người giao tiếp được với nhau là nhờ ở hình thức vật chất này. Mặt âm thanh đã làm nên tính chất hiện thực của ngôn ngữ. Bởi vậy, nói đến ngôn ngữ là nói đến ngôn

ngữ bằng âm thanh. Hiện nay chưa có một dân tộc nào sử dụng một ngôn ngữ phi âm thanh để trao đổi tư tưởng.

“Trong ngôn ngữ học, người ta gọi hình thức âm thanh của ngôn ngữ là ngữ âm. Ngữ âm, vì vậy, là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của ngôn ngữ. Ngữ âm là âm thanh nhưng không phải bất kì âm thanh nào do con người phát âm ra cũng là ngữ âm vì chúng không phải là phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ, không có chức năng giao tiếp” [6, tr.68]. Khi dạy học những bài thuộc phong cách ngôn ngữ chức năng, chúng ta đều quan tâm sâu sắc đến viếc sử dụng các phương tiện diễn đạt từ ngữ âm, từ ngữ, kiểu câu đến biện pháp tu từ, bố cục trình bày. Xét trong phạm vi kiến thức mà học sinh được học ở nhà trường phổ thông về vấn đề ngữ âm chủ yếu đề cập đến chuẩn phát âm và chuẩn chữ viết. Đã nói chuẩn phát âm, chữ viết là việc sử dụng đúng theo quy tắc chung của tiếng Việt. Dạy học đọc - hiểu văn bản là một trong những hoạt động giúp học sinh củng cố rất nhiều về tri thức ngữ âm, nổi bật là củng cố về chuẩn phát âm và sử dụng chữ viết đúng theo quy tắc chính tả của tiếng Việt.

Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập và khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thống được sử dụng rộng rãi trong đời sống và trong hành chính Nhà nước. Dần dần, chúng ta xây dựng các quy tắc, các chuẩn mực chung nhưng Việt Nam vốn là một quốc gia đa dân tộc, mỗi một dân tộc đều có tiếng nói, chữ viết riêng và tiếng Việt trở thành ngôn ngữ mang tính phổ thông (dùng chung cho các dân tộc). Việc biên soạn chương trình sách giáo khoa, tiếng Việt là ngôn ngữ chính nhưng việc phát âm đúng chuẩn tiếng Việt rất lại rất khó khăn, bất cập. Bởi, học sinh ở nhiều vùng miền khác nhau, mỗi vùng miền lại có thói quen phát âm, dùng từ khác nhau nên gây không ít khó khăn cho việc giảng dạy. Việc dạy học đọc - hiểu là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh củng cố được các kiến thức về ngữ âm trong đó có việc phát âm đúng chuẩn phổ thông. Mỗi văn

bản đọc - hiểu, bên cạnh chữ viết được in trên văn bản mang tính chuẩn mực còn có việc giáo viên tổ chức hoạt động đọc cho hóc sinh. Giáo viên có thể đọc mẫu sau đó gọi học sinh đọc, và kết thúc hoạt động đọc, giáo viên thường nhận xét việc đọc của học sinh, điều chỉnh cho hợp lí với sắc thái tình cảm và nội dung tư tưởng của văn bản. Điều giúp các em củng cố được việc phát âm đúng chuẩn tiếng Việt. Từ thực tế dạy học, chúng tôi thấy rằng vùng mình dạy học nhiều học sinh phát âm, đọc văn bản mà cảm thấy ngạc nhiên, thậm chí là buồn cười vì các em vẫn đọc theo tiếng địa phương, vẫn phát âm theo phương ngữ. Đặc biệt, những học sinh ven biển lẫn lộn trong việc phát âm các thanh điệu, dấu ngã đều phát âm thành dấu hỏi, khi đọc văn bản cũng như trả lời câu hỏi cũng sử dụng phát âm theo tiếng địa phương, như thế một phần giảm đi cái giá trị biểu cảm của ngôn ngữ đồng thời các em khó cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của văn bản đọc - hiểu. Việc dạy đọc - hiểu không đơn thuần giúp các em phân biệt được chuẩn và thiếu chuẩn trong phát âm mà quan trọng hơn rèn luyện, củng cố cho các em về kiến thức cũng như kĩ năng phát âm tiếng Việt.

Khi dạy học đọc hiểu bài Tương tư của Nguyễn Bính, Tống biệt hành

của Thâm Tâm hay Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng),… xuất hiện những từ ngữ viết theo đặc trưng phát âm phương ngữ phía Bắc, đó có thể là một dụng ý nghệ của tác giả nhưng khi dạy học, giáo viên giúp học sinh nhận ra và biết phân biệt chúng như thế nào để các em có kĩ năng trong việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ trong các văn cảnh giao tiếp khác nhau. Chẳng hạn: “giời (trời) “Nắng mưa là bệnh của giời”, “giầu

(trầu) “Nhà anh có một giàn giầu/ Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào” trong bài Tương tư; “nhớn (lớn) “Chí nhớn chưa về bàn tay không”, “giời

(trời) “Giời chưa mùa thu tươi lắm thay” trong bài thơ Tống biệt hành;

“giai (trai) “Thật là đủ giai thanh gái lịch” trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Một phần của tài liệu Củng cố tri thức tiếng việt qua dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w