Giáo án đọc hiểu một văn bản kịch

Một phần của tài liệu Củng cố tri thức tiếng việt qua dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 120 - 129)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.3.Giáo án đọc hiểu một văn bản kịch

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

(Trích)

Lưu Quang Vũ A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Cảm nhận được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm trái tự nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo, dung tục; thấy được những đặc sắc của kịch Lưu Quang Vũ qua đoạn trích cụ thể.

- Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: + Về kiến thức:

Những ràng buộc mang tính tương khắc giữa thể xác và linh hồn trong một nghịch cảnh trớ trêu: linh hồn nhân hậu, thanh cao phải sống nhờ, sống tạm một cách trái tự nhiên trong một thân xác phàm tục, thô lỗ.

Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác để bảo vệ những phẩm tính cao quý, để có một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, xứng đáng với con người.

Sự hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu, tính hiện đại và giá trị truyền thống, chất trữ tình đằm thắm, bay bổng và sự phê phán quyết liệt, mạnh mẽ.

+ Về kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.

- Giáo dục học sinh về sự hòa hợp trong đời sống tinh thần và đời sống vật chất.

B/ Phương tiện và cách thức tiến hành:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, giáo án, bài soạn, tranh ảnh,...

- Giáo viên phối kết hợp các phương pháp như: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận, đọc phân vai...

C/ Tiến trình dạy học: * Ổn định lớp:

* Bài cũ: ? Nội dung và nghệ thuật chủ đạo trong “Ông già và biển cả” của Hê - minh - uê?

* Bài mới:

(1) (2)

Tiết 85:

Hoạt động 1:

? Dựa vào phần tiểu dẫn sách giáo khoa hãy trình bày những hiểu biết chung nhất của anh/ chị về Lưu Quang Vũ?

I/ TIỂU DẪN: 1/ Tác giả:

- Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), sinh ở Phú Thọ, quê ở Đà Nẵng.

- Thuở nhỏ sống ở Phú Thọ, Năm 1954 sống và học tập tại Hà Nội, từng tham gia quân đội vào những năm thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Sáng tác thời kì đầu là thơ sau đó chuyển sang lĩnh vực sân khấu, kịch của ông chiếm lĩnh sàn diễn sân khấu rất lớn. - Sáng tác của Lưu Quang Vũ thể hiện chất tươi mát ngọt ngào, hoài niệm đẹp đẽ thắm đượm tình yêu cuộc sống, khát vọng trao gửi và dâng hiến, khát vọng về cái đẹp, cái thiện, về sự hoàn thiện nhân cách con người.

- Ông đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

Giáo viên hương dẫn học sinh thảo luận các vấn đề:

? Tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt được viết vào giai đoạn nào ? Nó được lấy từ câu chuyện ở đâu? Tác giả có sáng tạo gì? Tác phẩm tập trung thể hiện vấn đề gì?

? Nêu vị trí của đoạn trích? Đoạn trích thể hiện điều gì?

Hoạt động 2:

? Theo em đối với thể loại kịch ta đọc như thế nào? Giọng điệu của từng nhân vật trong đoạn trích như thế nào mới phù hợp? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2/ Tác phẩm:

- Được viết từ 1981 và đến năm 1984 mới ra mắt công chúng, có tiếng vang lớn trong làng kịch Việt Nam.

- Tác phẩm được viết dựa vào câu chuyện dân gian nhưng tác giả đã có nhiều thay đổi về nhân vật chính, để gửi gắm những suy ngẫm về nhân sinh, về hạnh phúc, kết hợp phê phán một số tiêu cực trong lối sống hiện thời.

- Vở kịch tập trung thể hiện những tình cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ dày vò của nhân vật Trương Ba.

3/ Đoạn trích:

- Đoạn trích là một phần của cảnh bảy - cảnh cuối cùng của vở kịch.

- Đoạn trích là cuộc đối đầu giữa phần hồn và xác trong Nhân vật Hồn Trương Ba, rồi đi đến kết cục cuối cùng.

- Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ.

II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1/ Đọc cảm nhận:

- Cách đọc: Phân vai, giọng đau khổ bối rối của Hồn Trương Ba; giọng từ tốn, bình dị của vợ Trương Ba; giọng đắc thắng, tự tin của anh hàng thịt; giọng đanh thép cứng cỏi của cái Gái...

? Tóm tắt tình huống kịch trong đoạn trích này? Việc thể hiện tình huống trong kịch có ý nghĩa như thế nào? Từ đây, anh/chị củng cố được tri thức tiếng Việt nào về hoạt động giao tiếp? (Củng cố tri thức tiếng Việt về ngữ cảnh giao tiếp)

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận các vấn đề theo gợi ý: ? Thống kê lời thoại của hồn và xác? Nhận xét về dung lượng ngôn từ, giọng điệu. Từ đó rút ra kết luận về cuộc đối thoại giữa hồn và xác?

? Sự thay đổi giọng điệu lời thoại của xác có ý nghĩa như thế nào? Ý nghĩa ẩn dụ của cuộc đối thoại giữa hồn và xác?

? Từ việc phân tích trên anh/chị

- Đoạn trích là những mâu thuẫn giữa Hồn Trương ba với xác hàng thịt, với mọi người trong gia đình...

2/ Đọc khám phá:

a/ Tình huống kịch:

- Hồn Trương Ba tự cảm thấy không thể sống mãi thế này, muốn thoát khỏi cái xác thô lỗ.

- Mọi người trong gia đình xa lánh, cự tuyệt, thương hại và bối rối.

- Cuộc đối thoại với Đế Thích và Trương Ba nhận ra hành động cần thiết của mình.

=> Tính cách nhân vật được thể hiện qua xung đột. Xung đột ngày càng tăng tiến: Hồn >< xác; Trương Ba>< gia đình.

b/ Nhân vật Hồn Trương Ba:

* Cuộc đối thoại giữa hồn và xác:

- Hai sáu lần đối thoại: Hồn 13, xác 13 + Lời xác dài, hùng hồn

+ Lời của Hồn ngắn ngủi, yếu ớt, những hành động sợ hãi, trốn chạy (4 và 6) có lời vẫn cứng cỏi (5 và 12).

=> Xác đắc thắng, hồn sợ hãi bế tắc, lúng túng. Cuối cùng Hồn đã nói lên được tiếng nói của mình dù đầy cam go. - Sự thay đổi giọng điệu 8 lời thoại đầu và 5 lời thoại sau của xác có ý nghĩa

rèn luyện cho anh/chị những kiến thức gì về nhân vật giao tiếp?

Tiết 86:

? Sau khi nhập vào Xác, Hồn hiện lên như thế nào qua nhìn nhận của người thân? Việc tạo nên nhiều nhân vật người thân như thế có hiệu quả gì?

? Hồn đón nhận hình ảnh ấy với thái độ ra sao? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

? Suy nghĩ của anh chị về sự phát triển của xung đột kịch?

quan trọng: Thể hiện sự thay đổi tính cách của xác. 8 lời đầu là ti tiện còn 5 lời sau thể hiện một quan niệm mới mẻ. - Cuộc đối thoại giữa hồn và xác là cuộc đấu tranh giữa các măth khác nhau trong một con người có ý nghĩa đa chiều: Nội dung và hình thức; con người nhu cầu và con người thiên chức; cái cao cả và cái tầm thường.

* Hồn Trương Ba trong việc đối thoại với mọi người trong gia đình.

- Hồn Trương Ba qua cảm nhận của người thân:

+ Thờ ơ với nỗi niềm của người khác + Vụng về, thô lỗ, làm đổ vỡ, làm hư hỏng (cây cối, cánh diều) những điều đẹp đẽ.

+ Vẻ “tốt lành, hiền hậu” không còn nữa. => Các nhận vật ấy tạo nên cái nhìn đa chiều về nhân vật, thực chất là sự nhận thức về bản thân mình một cách nghiêm khắc mà chí tình nhất.

- Hình thức câu ngắn, dở chừng, hành động sân khấu cho thấy lúc đầu Hồn chưa nhận thức đc nên còn biện minh về mình nhưng về sau nhận ra sự thật thì càng day dứt, thất vọng về chính mình. - Xung đột kịch đc đẩy lên qua: Sự tác

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận qua các gợi ý:

? Tìm lời thoại của Trương Ba chứa đựng sự nhận thức của nhân vật và tư tưởng của tác giả? ? Tại sao khi được nhập vào xác cu Tị ngây thơ trong trắng Hồn Trương Ba lại từ chối? Từ đó nhận xét về nhân vật Trương Ba? ? Có ý kiến cho rằng cái chết của cu Tị có tính chất “mở nút”. Trình bày ý kiến của mình và đánh giá cách dựng, tả nhân vật kịch của Lưu Quang Vũ?

động của ngôn ngữ kịch, thái độ của những người khác và sự xung đột ngay chính bản thân Hồn Trương Ba.

* Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Đế Thích.

- Lời thoại: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn” và “Sống nhờ ông chẳng cần biết”. Vấn đề này không phải là sống, mà là sống như thế nào!

+ Con người là một thể thống nhất, hồn và xác, phải hài hoà đồng thuận nếu bị khuyết cái gì thì cũng là cuộc sống không trọn vẹn, bất bình thường.

+ Sống thiếu chân thực với mình là cuộc sống vô nghĩa, bất hạnh và cũng không cần thiết cho ai.

- Sự từ chối là kết quả của những trải nghiệm thấm thía từ một đoạn đời bi hài hồn này xác nọ.

- Xin Đế Thích cho cu Tị sống còn mình chết mới là hành động nhất quán của nhân vật - nhất quán với bản chất tự trọng, sáng suốt, nhân hậu và có ý thức cao về ý nghĩa cuộc sống.

- Chi tiết cu Tị chết có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chổ “mở nút”. Chi tiết này buộc Hồn Trương Ba phải quyết

? Trong lời Hồn Trương Ba nói với vợ sau khi đã chết thật, cứ nhắc đi nhắc lại “Tôi vẫn ở đây..” và qua so sánh sự thay đổi trong hai lời thoại của cái Gái, các nhân vật đã nói hộ tư tưởng gì của Lưu Quang Vũ?

? Cảm nghĩ của em về câu nói “Cho nó mọc lên thành cây mới… mãi mãi”?

? Qua việc phân tích trên, anh/chị hãy rút ra chủ đề, những giá trị phê phán, giá trị nhân văn cũng như những đặc sắc nghệ thuật thể hiện trong đoạn trích?

định nhanh chóng, dứt khoát. Tác giả dựng tả quá trình đi đến quyết định đó một cách hợp lí, tự nhiên và thuyết phục.

* Nhân vật Hồn Trương Ba ở đoạn kết:

Giáo viên khái quát vấn đề:

- Sự bất tử của con người nằm trong ý nghĩa sự sống và sự hoá thân vào cuộc sống xung quanh ta chứ không phải ở độ dài thời gian.

- Hãy sống trong sự hoá thân vào nhữg điều tốt đẹp mà xa lánh những cái không phải là của chính nhân cách của bản thân mình.

3/ Đọc nhận xét, đánh giá:

- Chủ đề: Bi kịch con người đánh mất mình.

- Đặc sắc nghệ thuật: Xây dựng ẩn dụ lớn, phát triển truyện dân gian đầy sáng tạo, nhân vật đa dạng phong phú; xung đột hợp lí và căng thẳng, lời thoại đa nghĩa, có chiều sâu triết lí, có cá tính, chứa kịch tính cao...

- Giá trị phê phán:

+ Những biểu hiện đáng buồn, tiêu cực trong xã hội (sai sót của thiên đình, sửa sai của Thiên Đế) chạy theo ham muốn vật chất đến đánh mất mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

? Từ bài học nhất là những phần đối thoại giữa Trương Ba với anh hàng thịt, với người thân trong gia đình và với Đế Thích, giúp anh/chị củng cố được những tri thức tiếng Việt nào về nhân vật, ngữ cảnh giao tiếp? Hoạt động 3:

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập luyện tập và tổng kết vấn đề của bài học.

+ Phê phán hai quan niệm sống lệch: hoặc quá chú trọng những ham muốn của thân xác hoặc chỉ chú trọng vào đời sống tinh thần.

- Nêu lên tình trạng con người sống thiếu chân thực, là nguy cơ bị tha hoá do danh và lợi.

- Kịch chính là hoạt động đối thoại và hành động của các nhân vật kịch. Qua các đoạn đối thoại sẽ giúp chúng ta hiểu được cách thức giao tiếp, ngôn ngữ, giọng điệu, cử chỉ của nhân vật giao tiếp. Từ đó rút ra được kinh nghiệm trong hoạt động giao tiếp phù hợp với nhân vật, ngữ cảnh giao tiếp khác nhau.

III/ TỔNG KẾT - LUYỆN TẬP:

Giá trị nhân văn của đoạn trích:

- Kêu gọi, đấu tranh cho sự hoàn thiện về vẻ đẹp nhân cách của con người.

- Khẳng định cá thể: Con người phải sống như chính mình.

Bài tập 1:

Cảm nhận về nghệ thuật xây dựng tình huống, xây dựng nhân vật kịch.

Bài tập 2: Có ý kiến nhận xét rằng lời thoại kịch của Lưu Quang Vũ rất giàu chất thơ. bình luận và chứng minh.

- Mâu thuẫn giữa linh hồn và xác thịt, giữa đạo đức và tội lỗi. Bi kịch của con người không còn được sống đúng với bản chất tự nhiên của mình.

- Từ sự diễn tả và giải quyết mâu thuẫn bi kịch trên, tác phẩm toát lên triết lí sâu sắc: Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải siống thế nào cũng được. Hạnh phúc chân chính của con người là được sống đúng với mình và với mọi người.

D/ Củng cố - dặn dò:

Giáo viên nhấn mạnh trọng tâm bài học.

Về nhà soạn bài và làm bài tập “Diễn đạt trong văn nghị luận”. Giáo viên rút kinh nghiệm bài dạy.

Một phần của tài liệu Củng cố tri thức tiếng việt qua dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 120 - 129)