Đặc điểm thế hệ (nhà văn) 8X nhìn từ điều kiện sáng tác và giao lu văn học

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyền ngắn của thế hệ nhà văn 198x trong văn học việt nam đương đại (Trang 30 - 35)

6. Cấu trúc của khoá luận

1.1.3.Đặc điểm thế hệ (nhà văn) 8X nhìn từ điều kiện sáng tác và giao lu văn học

giao lu văn học

Nh đã nói, 198X là thế hệ hậu sinh, đợc hởng nhiều may mắn hơn cha anh của mình. Thế hệ nhà văn 8X từ đó cũng có nhiều thuận lợi về điều kiện sáng tác và giao lu văn học.

Thế hệ nhà văn 8X sinh ra và lớn lên trong không khí cởi mở, tự do, dân chủ của đất nớc trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn chơng, khi Đảng ta tuyên bố “cởi trói” cho các văn nghệ sĩ trong Đại hội Đảng lần VI (1986). Khi những 8X đầu tiên bắt đầu cầm bút thì công cuộc đổi mới văn học đã diễn trên dới mời năm và đã đạt đợc một số thành tựu to lớn. Họ đợc tiếp xúc trực tiếp và tiếp thu trực tiếp những cái mới của thời đại mà không chịu sức ép nặng nề của những quan niệm truyền thống nh cha anh. Vì thế các nhà văn 8X đổi mới là đến với cái mới một cách trực tiếp. Họ không có gì phải đổi mới chính mình vì bản thân 8X không mang những ám ảnh của quá khứ mà chảy tiếp dòng chảy đổi mới của thời đại.

Từ những năm 80, 90 của thế kỷ trớc và đặc biệt bớc sang những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, không khí cởi mở, tự do trong xã hội nói chung, trong môi trờng văn học nói riêng ngày càng thể hiện rõ. Do đặc điểm của thời đại quy định mà văn học trong giai đoạn 1945 – 1975 phát triển trên một đờng ray cố định, gần nh là duy nhất do Đảng xác định. Đó là văn học phải tích cực phục vụ cách mạng, văn học phục vụ nhiệm vụ chính trị. Mỗi nhà văn là một chiến sĩ, tác phẩm của họ là vũ khí trên mặt trận văn hóa. Nhà văn nào đi lệch ra ngoài quỹ đạo đó, lập tức bị loại bỏ. Sau này, khi ngoảnh nhìn lại, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gọi đó là “một giai đoạn văn nghệ minh hoạ”. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, trên tinh thần đổi mới, dân chủ, xã hội, d luận không còn quá cứng nhắc khi đánh giá một hiện tợng văn học mà đón chờ và sẵn sàng chấp nhận nhiều xu hớng, khuynh hớng, kiểu loại sáng tác khác nhau.

Và vì thế mọi xu hớng, khuyng hớng sáng tác, mọi đề tài, chủ đề, cảm hứng, mọi thể loại văn học, mọi thế hệ cầm bút… đều trở nên bình đẳng, không phân biệt trên văn đàn. Không còn có sự thống trị của bất cứ một phơng pháp sáng tác nào. Có nhà nghiên cứu còn tuyên bố không chấp nhận khái niệm “phơng pháp sáng tác”. Tuy nhiên đây chỉ là một phản ứng cực đoan chống lại quan điểm áp đặt độc tôn trớc đây về phơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Thậm chí, có những quan niệm trớc đây bị phê phán kịch liệt, nh phân tâm học, lý thuyết về văn học so sánh, lý thuyết tiếp nhận… nay đã đợc tiếp thu một cách cởi mở và áp dụng vào sáng tác và phê bình văn học. Giờ đây, nhà văn nớc ta đợc tự do sử dụng mọi kỹ thuật và phơng pháp sáng tác để tạo nên những thành phẩm văn hoá trong khuôn khổ của pháp luật. Chính không khí dân chủ, bình đẳng, thoải mái này đã tạo nên một động lực lớn khuyến khích thế hệ 8X bớc lên văn đàn thể hiện quan niệm của mình.

Cũng trong không khí tự do, dân chủ, việc in ấn, cho ra đời một quyển sách hiện nay không mấy khó khăn. Sự kiểm duyệt không quá gắt gao, cơ chế bao cấp đã xoá bỏ càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc cho ra đời một cuốn sách. Đặc biệt, trong cơ chế thị trờng, các nhà in làm việc với tôn chỉ hàng đầu là lợi nhuận thì ớc muốn của một nhà văn muốn có một tuyển tập cho riêng mình trở nên khá dễ dàng. Hơn nữa, để thu về lợi nhuận cao, các đơn vị làm sách sẽ săn tìm những tên tuổi, những sáng tác đang “hot”, d luận đang xôn xao. Và thờng gây xôn xao trong d luận, thờng chạm vào những vấn đề nhạy cảm lại không ai khác, chính là giới trẻ, trong đó có thế hệ 8X. Mặt khác, văn học giải trí đang là dòng sách manh nha hình thành tại Việt Nam. Đã có một số cây bút trẻ hởng ứng nhiệt tình. Và độc giả, chủ yếu cũng còn trẻ không quá khó tính khi đón nhận những cuốn sách này. Cộng với công nghệ lăng-xê, tiếp thị đã trở thành chuyên nghiệp của các nhà in, những cuốn sách đợc in ấn với mẫu mã đẹp, bắt mắt ngay lập tức sẽ đợc bán đi một cách nhanh chóng, và tác giả của nó cũng theo đó mà nhanh chóng đợc nổi tiếng, trở thành những nhà văn. Đây là một điều rất hấp dẫn đối với những con ngời còn rất trẻ. Và đó

cũng là một điều kiện để văn học Việt Nam có thêm nhiều cây bút trẻ, nhiều nhà văn thuộc thế hệ 8X.

Đặc biệt, khi nói đến các nhà văn thuộc thế hệ 8X không thể không nói đến một yếu tố, đó là mạng Internet. Vai trò của mạng Internet đối với sự hình thành lớp nhà văn 198X và truyện ngắn của họ với những đặc trng riêng biệt là không nhỏ.

Mạng Internet ngày càng phổ biến và trở nên thông dụng trong đời sống con ngời Việt Nam. Nó góp phần làm nên sự bùng nổ thông tin trong những năm gần đây. Ban đầu có lẽ giới trẻ Viêt Nam đến với Internet từ những game, những cuộc chat, những forum… Sau đó dần dần Internet trở thành một phơng tiện không thể thiếu để giải trí, trao đổi tình cảm, thông tin, để học tập và nghiên cứu khoa học… Từ đó, mợn cách nói của Marshll McLuhan (ngời đi tiên phong và cũng là ngời đặt nền tảng lí thuyết cho việc nghiên cứu ảnh hởng của các phơng tiện truyền thông đến tâm lí con ngời và văn hoá thời đại) mạng Internet đã biến cả hoàn cầu thành một cái làng bằng cách làm cho mọi ngời ở hầu khắp hang cùng ngõ hẻm trên mặt đất có thể xem cùng một hình ảnh, nghe cùng một bản tin, chịu sự tác động của cùng một cách nhìn, và do đó, có cùng một phản ứng. Mạng Internet không còn là phơng tiện mà đã trở thành một thế giới, điều đó có nghĩa là đủ cả xấu tốt, hay dở, vui buồn… Đó là một thế giới rộng lớn ngày càng có xu hớng đồng nhất với thế giới thực tại và là môi trờng tạo điều kiện thuận lợi cho tinh thần dân chủ đợc phát huy mạnh mẽ.

Mạng Internet có ảnh hởng không nhỏ đến đời sống tâm lí, sinh hoạt, cách nghĩ, cách cảm cũng nh ngôn ngữ của giới trẻ. So với các thế hệ trớc, họ sống năng động hơn, nhạy cảm hơn, dân chủ hơn, cách nghĩ cũng thoáng hơn, hớng đến nhiều vấn đề và xu hớng khác nhau hơn, tiếp cận với lối sống, cách nghĩ của thanh niên thế giới, đặc biệt là thanh niên Âu Tây. Ngôn ngữ giao tiếp vì thế cũng trở nên phong phú, đa dạng, nhiều kiểu cách hơn, đặc biệt là chịu ảnh hởng của ngôn ngữ chát: ngắn gọn, nhiều “tiếng lóng”, không hiền hiền, trung tính nh lời ăn tiếng nói của cha anh mà xô bồ, ồn ào hơn, lại có

phần thiếu trau chuốt. Cha nói những thay đổi đó là xấu hay tốt, chỉ thấy thế hệ trẻ hôm nay đã khác cha anh xa nhiều lắm.

Tinh thần dân chủ và khả năng phát tán thông tin mạnh mẽ đó của mạng Internet là một điều kiện thuận lợi lớn của các nhà văn 8X. Đa số các nhà văn 8X đều đợc khai sinh từ văn học mạng – một danh từ đang gây xôn xao d luận trong những năm gần đây. Từ mạng Internet, 8X có thể nắm bắt thông tin kinh tế, chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật… trong nớc cũng nh trên thế giới một cách nhanh chóng, đầy đủ, dới nhiều góc độ khác nhau. Điều quan trọng hơn là họ tiếp thu đợc tinh thần dân chủ và nó ngày càng ăn sâu vào máu thịt họ. Mặt khác, môi trờng mạng còn là nơi các nhà văn 8X thể nghiệm một cách thoải mái những sáng tạo nghệ thuật của mình. Các tác phẩm sau khi đợc post lên mạng ngay lập tức có thể đến đợc với độc giả mà không cần phải thông qua nhà xuất bản nh trớc đây. 8X trở thành nhà văn, vì thế, không mấy khó khăn.

Một thuận lợi nữa của 8X so với cha anh của mình là các nhà văn 8X phần lớn đợc sống ở các đô thị lớn, có điều kiện vật chất, tiện nghi đầy đủ, hầu hết lại đợc đào tạo khá bài bản trong các trờng đại học, đặc biệt là đợc học tại các khoa về sáng tác, lý luận và phê bình văn học, thậm chí nhiều nhà văn đợc đào tạo tại những nớc có nền văn hoá phát triển. Có thể kể tên ra đây các nhà văn 8X: Từ Nữ Triệu Vơng là học viên trờng viết văn Nguyễn Du đồng thời là cử nhân báo chí, Lê Nguyệt Minh cũng là học viên của trờng viết văn Nguyễn Du, Nguyễn Quỳnh Trang là sinh viên khoa văn của trờng đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội… Những nhà văn 8X học và sinh sống ở nớc ngoài, có điều kiện giao lu, tiếp thu trực tiếp tinh hoa các nền văn hoá trên thế giới có: Ngọc Cầm Dơng (du học ở Đức), Phan ý Yên (du học tại Pháp), Trơng Quế Chi (du học tại Pháp), Tereza Trần (hiện đang sống tại Czech), JJ Hải (du học tại Singapore)… Có thể xem đây là một trong những điều kiện ảnh hởng tới quan niệm cũng nh những sáng tác của các nhà văn thế hệ 8X.

Trong thời mở cửa, với không khí dân chủ hoá thì việc giao lu văn hóa, văn học với nớc ngoài ở nớc ta càng trở nên dễ dàng. Văn học Việt Nam đang

hoà nhập với bầu khí quyển chung hiện đại, hậu hiện đại của thế giới. Văn học nớc ta đang tiếp thu những thành tựu văn hoá, văn học của thế giới để làm phong phú cho đời sống văn học của chính mình; đồng thời cũng có nhiều cơ hội để phổ biến những thành tựu của mình ra thế giới. Nhiều tác phẩm của các nhà văn nớc ngoài, nhiều lý thuyết sáng tác và phơng pháp nghiên cứu, phê bình văn học hiện đại đợc dịch và giới thiệu khá công phu trong nớc ta. Đặc biệt là các sáng tác của các nhà văn có nhiều cách tân, đổi mới trong t duy, quan niệm cũng nh trong nghệ thuật của nền văn học hậu hiện đại có ảnh hởng to lớn đến các nhà văn trong nớc. Có thể kể tên các nhà văn có ảnh hởng lớn đó nh: Bơnơt So, Franz Kafka, Bectôn Brêcht, Ơnixt Hêminguây, Anbe Camuy, Xamuyen Bêcket, Ơgien Iônexcô, Dan Brow, Michel Houellebecq, Mạc Ngôn, Haruki Murakami… Các nhà văn trẻ nớc ta còn chịu ảnh hởng mạnh mẽ từ các nhà văn 7X, 8X của Trung Quốc (bởi trong những năm gần đây sáng tác của họ đợc dịch rất nhiều ở Việt Nam) nh: Vệ Tuệ, Miên Miên, Trơng Duyệt Nhiên, Quách Kính Minh, Xuân Thụ… Một loạt các lý thuyết của thế kỉ XX về văn hoá học và thi pháp học của Bakhtin, về loại hình học cấu trúc của Propp, về xã hội học văn học của Excapit và của Gonman, về phân tâm học của Frơt và của Jung, chủ nghĩa cấu trúc của Lôtman, chủ nghĩa hình thức Nga, mĩ học tiếp nhận của Jauxơ, về lý thuyết tiếp nhận văn học theo kiểu hiện tợng học của Ingarđin… cũng đã đợc dịch và giới thiệu khá tờng tận. Các nhà văn Việt Nam đang chịu ảnh hởng của bầu không khí chung văn hoá thế giới – một không khí đang nóng lên từng ngày bởi những chuyển động mãnh liệt của các xu hớng, khuynh hớng khác nhau.

Và hơn ai hết, a thích cái mới, cái lạ, nhạy cảm với cái mới, tiếp thu một cách nhanh nhạy cái mới chính là đặc tính của giới trẻ, của thế hệ 8X. Các nhà văn 8X nhanh chóng thích nghi, tiếp nhận những điều mới lạ đó, biến thành quan niệm, kiểu t duy của mình và chúng hiện hình trong các sáng tác của họ.

Nh vậy, chính những điều kiện đặc biệt trong sáng tác và giao lu văn học đã góp phần tạo nên một thế hệ nhà văn với những đặc trng riêng biệt.

Những nhà văn 8X đang có những sáng tác độc đáo, nổi loạn. Nhng họ không đi ngợc lại với thời đại mà đang phát triển cùng với thời đại, bị (đợc) thời đại quy định.

Sự hình thành và phát triển của thế hệ nhà văn 8X của chúng ta cũng không nằm ngoài sự phát triển chung của nền văn học trong nớc. Các nhà văn trẻ đang góp thêm một tiếng nói để văn học nớc nhà thêm sôi động, góp thêm một màu sắc để bức tranh chung của văn học Việt Nam đơng đại thêm rực rỡ, phong phú.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyền ngắn của thế hệ nhà văn 198x trong văn học việt nam đương đại (Trang 30 - 35)