Giới thuyết về quan niệm sống

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyền ngắn của thế hệ nhà văn 198x trong văn học việt nam đương đại (Trang 58 - 60)

6. Cấu trúc của khoá luận

2.1.1. Giới thuyết về quan niệm sống

Quan niệm sống là cách hiểu, nhận thức về cuộc sống và con ngời ở một góc độ nào đó, từ đấy có phản ứng, thái độ tơng hợp. Quan niệm sống của một ngời có thể đợc biểu hiện trực tiếp ra ngoài bằng các tuyên ngôn, hoặc biểu hiện gián tiếp qua hành động hoặc qua các sản phẩm vật chất, tinh thần

mà họ tạo ra. Quan niệm sống của một cá nhân liên quan chặt chẽ với vốn sống, vốn văn hoá, kinh nghiệm, tầm t tởng của cá nhân đồng thời bị quan niệm của tập thể, cộng đồng, thời đại chi phối. Vì thế quan niệm sống của các cá nhân có thể khác nhau nhng cùng thống nhất trên một số điểm cơ bản do cùng chịu sự chi phối của quan niệm thời đại. Tính cá thể và tính xã hội-lịch sử của quan niệm sống chính là ở chỗ đó.

Tác phẩm văn học cũng không nằm ngoài quy luật là thể hiện quan niệm sống của tác giả, dù tác giả cố ý hay không. Lúc này, quan niệm sống là nguồn gốc, gắn bó chặt chẽ, trực tiếp với quan niệm nghệ thuật và t tởng của tác phẩm. Qua thế giới nghệ thuật và những hình tợng mà một tác phẩm văn học tái dựng, chúng ta có thể nắm bắt đợc cách cắt nghĩa thế giới và con ngời của tác giả. Trên nền tảng của một quan niệm và một cách cắt nghĩa về cuộc đời của nhà văn, hình tợng văn học phải đợc miêu tả theo một mô hình nào đó, con ngời và cảnh vật phải đợc nhìn ở một giác độ nào đó. Để tái hiện cuộc sống và con ngời, tác giả phải hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với thế giới, với bản thân, cách họ sống, hành động và suy nghĩ, điều họ quan tâm và không quan tâm trong cuộc đời. Tổng hợp tất cả mọi điều đó tạo thành mô hình nghệ thuật về thế giới và con ngời bao quát mà tác giả xuất phát để khắc hoạ hình t- ợng của những con ngời và số phận cụ thể, tổ chức quan hệ của các nhân vật, giải quyết xung đột, xây dựng kết cấu tác phẩm. Quan niệm sống của nhà văn thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật cho thấy cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con ngời, tức là khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nhà văn đó.

Trong một tác phẩm văn học, ta có thể hiểu quan niệm sống của một nhà văn thông qua điểm nhìn nghệ thuật, chủ đề mà tác giả quan tâm nhất, kiểu nhân vật, cách mà nhân vật xử lý các biến cố, cách kết thúc tác phẩm… Dù nhà văn cố tình sắp đặt các tình huống và nhân vật để khẳng định quan niệm sống của mình hay chỉ viết theo cảm tính, cảm hứng thì quan niệm của tác giả về cuộc sống và con ngời, thái độ, cách đánh giá, cách ứng xử của tác giả đối với chúng vẫn thể hiện rõ trên mỗi trang văn. Bởi một nhà văn không

thể viết một tác phẩm văn học mà không đứng từ một vị trí nào đó để quan sát đời sống, không đứng trên một nền tảng t tởng nào đó để đánh giá, nhận xét về thế giới xung quanh. Chính vì thế, tác phẩm văn học, đứa con tinh thần của nhà văn, đợc khai sinh từ quan niệm sống của nhà văn không thể không mang dáng dấp, hình hài t tởng của nhà văn đó.

Mỗi tác phẩm văn học là một thế giới tinh thần thu nhỏ của nhà văn. Đó là cửa sổ để từ đó ngời đọc nhìn ra thế giới tinh thần phong phú của tác giả, đồng thời thấy đợc đời sống tinh thần của một thế hệ, một thời đại, một xã hội.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyền ngắn của thế hệ nhà văn 198x trong văn học việt nam đương đại (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w