Điểm qua các nhân vật tiêu biểu của thế hệ (nhà văn)

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyền ngắn của thế hệ nhà văn 198x trong văn học việt nam đương đại (Trang 45 - 50)

6. Cấu trúc của khoá luận

1.3.1. Điểm qua các nhân vật tiêu biểu của thế hệ (nhà văn)

Các nhà văn thế hệ 8X là các nhà văn còn rất trẻ. Trẻ về tuổi đời và trẻ cả về tuổi văn. Có những nhà văn vừa mới cầm bút trong vài năm gần đây. Họ đã cùng tập hợp lại dới một cái tên chung là nhà văn thế hệ 198X và đợc nhận diện bởi những đặc trng chung của thế hệ. Thế hệ nhà văn 8X là một tập hợp những cá tính độc đáo, nổi trội, đầy nhiệt huyết, thành thật muốn bộc lộ mình, khẳng định mình. Cho đến nay, trong tập hợp độc đáo này, những cây bút đã có tiếng tăm, tạo đợc chỗ đứng cho mình trên văn đàn, đợc giới phê bình và d luận chú ý có khoảng hai mơi ngời. Có thể điểm qua một vài tên tuổi nổi bật sau:

Nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang sinh ngày 12 - 08 - 1981, sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Chị là cử nhân s phạm khoa văn, trờng đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Công việc chính hiện nay là phóng viên chuyên theo dõi các vấn đề văn hoá. Nguyễn Quỳnh Trang là một tác giả trẻ, đã có nhiều thơ, truyện ngắn đăng trên các báo Tuổi trẻ, Văn nghệ trẻ, Văn nghệ quân đội, Tiền phong, Lao động, Văn nghệ Công an… Tới nay, Nguyễn Quỳnh Trang đã có một số tập sách in chung đợc xuất bản nh: Truyện ngắn 8X

(Công ty Đông A – Nhà xuất bản Hội Nhà văn), Văn mới 05 - 06 (Công ty Đông A – Nhà xuất bản Hội Nhà văn), Văn học tuổi hai mơi (Nhà xuất bản Trẻ), Tuyển tập truyện ngắn chọn lọc (Nhà xuất bản Văn học), Độc thoại trên tháp nhà thờ (Nhà xuất bản Hội Nhà văn)… Chị còn là tác giả của những cuốn tiểu thuyết: 1981, Nhiều cách sống, Cho một hành trình.

Trong những sáng tác của chị, cuốn 1981 đợc hoàn thành năm 2006 đ- ợc giới phê bình đánh giá khá cao. Nhà văn Phong Điệp đã cho rằng: “Với tiểu thuyết 1981, Nguyễn Quỳnh Trang đã làm đợc một việc cần thiết: tách mình riêng biệt ra khỏi các tác giả trẻ cùng lứa, xuất hiện khá ồn ào trên văn đàn trong tên gọi chung là tác giả 8X” [53, 7]. Lời nhận xét là một khẳng định

Nguyễn Quỳnh Trang đã tạo cho mình một phong cách riêng, độc đáo, phân biệt với các bạn văn cùng trang lứa. Nó không hề phủ nhận việc Nguyễn Quỳnh Trang vẫn đứng trong đội ngũ thế hệ nhà văn 8X, nói lên những tâm sự của thế hệ mình. 1981 là một cuốn tiểu thuyết không quá dày về số trang nhng dày dặn về vốn sống, đợc tác giả hoàn thành chỉ trong vòng 28 ngày. Đây là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của chị. Cuốn tiểu thuyết đã “trng ra một cuộc giải phẫu mà tác giả là ngời trong cuộc. Lối sống – t duy của lớp trẻ đợc tác giả phản ánh một cách chân thực, táo bạo giúp chúng ta hiểu hơn về một thế hệ 8X – 9X phức tạp và nhiều nỗi hoang mang” [53, 7]. Cuốn sách là những tâm sự về một thế hệ chuyển giao mang trong mình những đau thơng của quá khứ, bế tắc của hiện tại và tơng lại chỉ là một câu hỏi mở.

1981 đợc viết khá chắc tay với điểm nhìn trần thuật liên tục thay đổi. Nhà văn cũng rất thành công khi làm chủ đợc giọng điệu của mình.

Truyện ngắn Nguyễn Quỳnh Trang nh những phân mảnh của cuốn tiểu thuyết cùng tác giả. Chị có những truyện ngắn nh: Tôi muốn về nhà, Còn gì đâu, mùa đông!, Bớm non tìm đêm, Sài Gòn… Cũng nh tiểu thuyết 1981, các truyện ngắn của Nguyễn Quỳnh Trang mang tâm sự của một thế hệ nhiều hoài nghi và đổ vỡ, đợc viết bằng lối trần thuật hấp dẫn, khá lôi cuốn ngời đọc.

Từ Nữ Triệu Vơng là nhà văn 8X thứ hai mà chúng tôi muốn giới thiệu. Chị sinh năm 1980, quê ở Thừa Thiên – Huế, hiện đang sống tại Hà Nội. Từ Nữ Triệu Vơng là cử nhân báo chí, hiện đang là phóng viên báo Vietnamnet New, viết phê bình văn học và các hiện tợng văn hóa xã hội. Chị đợc cộng đồng văn chơng mạng biết đến bởi các bài thơ, truyện ngắn ký bút danh Đình Đình. Chị cũng chính là ngời đã biên soạn các tập truyện ngắn 8X:

Truyện ngắn 8X, Vũ điệu thân gầy, Truyện ngắn 198X và lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ sáng tác của các nhà văn trẻ. Từ Nữ Triệu Vơng là tác giả của các truyện ngắn: Ngủ đi nhé à ơi, Căn gác ma, Rỗng, Em xinh không?, Vì sao lang thang

Lynh Barcadi là một trong những phong cách 8X độc đáo với nhiều sáng tạo gây sốc cho độc giả không thể không nói đến. Lynh Barcadi tên thật

là Phạm Thị Thuỳ Linh, sinh ngày 03 - 04 - 1981 tại Lâm Đồng. Hiện đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn. Tuổi thơ chị thiếu may mắn khi cha đến mời tuổi đã phải thôi học, ra ngoài kiếm sống, buôn bán để phụ giúp gia đình.

Lynh Barcadi làm thơ, viết văn và là dịch giả của mời hai cuốn sách tâm lý tuổi mới lớn. Chị xuất hiện với t cách là nhà thơ, nhà văn trớc hết trên báo hải ngoại và mạng lới điện tử. Lynh Barcadi là một trong năm con ngựa trời gây đình đám trong giới văn chơng với tập Dự báo phi thời tiết trong thời gian cuối năm 2005 đầu năm 2006. Có ngời gọi nó là “quái thai trong thơ” với những bài, những câu “mang nặng tính khiêu dâm, đồi truỵ, tục tĩu” và gọi các nhà thơ là “năm con vật bệnh hoạn”. Khi đa bản thảo đến các nhà xuất bản thì bị từ chối và có một nhà xuất bản yêu cầu phải gạt bỏ tác giả Lynh Barcadi ra khỏi tập thơ thì mới đợc in. Tập thơ ra đời trong sự hân hoan của nhóm Ngựa trời nhng đã bị tịch thu ngay sau đó vì nó “không phù hợp với thuần phong mỹ tục” (Nguyễn Phan Hách – chịu trách nhiệm xuất bản tập thơ) của dân tộc. Trái lại, một số ý kiến lại cho rằng nó mang tính dự báo về một nền văn học mới, về một dòng thơ mới cho thấy sự chuyển động, hiện đại hoá của thơ Việt Nam.

Thơ, văn của Lynh Barcadi đợc nhà phê bình Thuỵ Khuê đánh giá cao. Trong buổi phỏng vấn của Thuỵ Khuê với Lynh Barcadi trên sóng RFI ngày 18 tháng 02 năm 2006, Lynh Barcadi đợc xem là nhà thơ “nổi bật nhất” trong nhóm Ngựa trời, “xuất hiện nh một ngòi bút độc đáo… Những mớ lý thuyết vô bổ về cấu trúc nghệ thuật, những lập thể, siêu thực cũng bằng thừa, bởi Lynh chẳng quan tâm gì đến những điều rối rắm đó. Nhng thơ Lynh lại có những câu thật hay, trội hơn thơ của bậc đàn anh đàn chị. Dờng nh chữ của Lynh Barcadi tự nhiên cứ tuôn ra vậy, không do một sự học tập, không do một trờng ốc sách vở nào. Đây là một trờng hợp sáng tác từ vô thức tuổi thơ rất lạ kỳ”.

Các truyện ngắn của Lynh Barcadi nh Con bé bịt mắt, Tre rừng, Hậu sản, Nghĩa trang đồng nhi, Hắn lại vào Toilet, Độc thoại trên tháp nhà thờ… tập hợp lại xác định một phong cách độc đáo vừa xuất hiện.

Trơng Quế Chi cũng là một trong những cây bút 8X có triển vọng trong làng văn Việt Nam. Trơng Quế Chi sinh năm 1987 tại Hà Nội. Chị là sinh viên khoa Báo chí truyền thông trờng Đại học tổng hợp Avignon (Cộng hoà Pháp). Trơng Quế Chi đã từng đạt giải Nhất quốc gia cuộc thi viết th quốc tế UPU lần thứ 30 (năm 2001) và giải thởng nữ sinh năm 2003. Trong năm năm từ 2000 đến 2005, Trơng Quế Chi đã dịch mời hai tập truyện chuyển ngữ từ tiếng Pháp đợc nhà xuất bản Kim Đồng phát hành. Chị đợc ghi vào sách Guiness Việt Nam với danh hiệu Dịch giả nhỏ tuổi nhất thế giới. Trơng Quế Chi cũng là tác giả thơ trẻ tuổi nhất trong số tác giả trẻ thờng xuất hiển trên các báo Phụ san Thơ báo Văn nghệ, Ngời Hà Nội, Lao động, Tiền phong, evan.com… Tập thơ đầu tay của chị Tôi đang lớn do nhà xuất bản Trẻ xuất bản đợc bắt đầu viết khi tác giả mời sáu tuổi gây sửng sốt không ít với bạn đọc. Tr- ơng Quế Chi còn viết kịch bản và một kịch bản cho thế hệ 8X đã hoàn thành.

Trơng Quế Chi là tác giả của những truyện ngắn: Dạo bớc mời ba phút, Trời lạnh, Khúc trầm cảm, Con gái…- là những truyện ngắn mang đậm không khí Tây Âu.

Là một ngời còn rất trẻ thuộc thế hệ 8X, những gì Trơng Quế Chi gặt hái đợc không phải ai cũng làm đợc. Chị là nhân vật tiêu biểu cho một thế hệ trẻ năng động, đầy nhiệt huyết.

Phạm Ngọc Lơng là một trong những cây bút 8X đã đợc giới phê bình chú ý. Chị sinh ngày 13 - 11- 1981 tại Hải Phòng, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Phạm Ngọc Lơng xuất hiện trên Hợp Lu 86 (tháng 12/005 – 1/2006), Hợp Lu 87 (tháng 2-3/2006) với hai truyện ngắn Cát hoangXóm bờ mơng, truyện thứ ba Lơ lửng trên cao in trên Hợp Lu 90 (tháng 8-9/2006). Chị còn là tác giả của các truyện ngắn: Đêm, Nick name… Truyện ngắn của Phạm Ngọc Lơng thờng khép kín trong một thế giới đầy bi kịch với sự thác loạn của con ngời.

Ngọc Cầm Dơng là một cây bút 8X xuất hiện trên văn đàn gây ấn tợng cho độc giả bởi phong cách trữ tình nhẹ nhàng. Ngọc Cầm Dơng tên thật là D- ơng Hơng Giang, sinh năm 1984, tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ sinh học

phân tử và tế bào tại đại học Tổng hợp Dresden (Đức). Hiện chị là biên kịch và biên tập viên văn học Đức tại công ty văn hoá và truyền thông Nhã Nam. Chị là dịch giả của các tác phẩm Nhà giả kim (Paulo Coelho, Nhà xuất bản Phụ nữ, 2006), Cô gái chơi dơng cầm (Elfriede Jelinek, Nobel Văn học 2004, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2006). Ngọc Cầm Dơng có một số truyện ngắn trong các tập truyện 8X: Vũ điệu thân gầy (Nhiều tác giả, nhà xuất bản Trẻ, 2007),

Truyện ngắn 198X (Nhiều tác giả, nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2008), một số truyện trên báo, các trang web và trên blog cá nhân. Chị đã tập hợp chúng lại và cho ra đời tập truyện ngắn Vấn tóc (nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2006) cho riêng mình. Đó là một tập truyện gồm hai mốt truyện ngắn, giàu chất thơ, đồng thời mang đậm chất triết lý, thể hiện những trăn trở của Ngọc Cầm Dơng trớc cuộc đời.

Góp mặt trong dòng văn học 8X còn có một cây bút trẻ mang trong mình cái mãnh liệt của ngời dân vùng cao nguyên nhng cái mãnh liệt ấy lại đ- ợc kìm nén rất giỏi khi chị diễn tả những day dứt, trăn trở về cuộc đời. Tôi muốn nói đến nhà văn Niê Thanh Mai. Niê Thanh Mai sinh năm 1980, ngời dân tộc H’Linh (Êđê – Tây Nguyên), sinh ra và lớn lên ở thành phố Buôn Ma Thuột, Đắc Lăk. Chị là giáo viên trờng phổ thông dân tộc nội trú N’Trang Lơng, hội viên Hội dân tộc thiểu số Việt Nam, hội viên Hội văn học nghệ thuật tỉnh Đắc Lăk. Niê Thanh Mai đã từng đoạt giải Trẻ của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam cho truyện ngắn đầu tay Suối của rừng, giải nhì cuộc thi truyện ngắn do tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức cho hai truyện ngắn Cửa sổ không có chấn songGiữa cơn ma trắng xoá. Đầu năm 2007, cây bút trẻ này vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Về bên kia núi. Nội dung nổi bật của tập truyện là câu chuyện về những con ngời vì cuộc sống khốn khó mà bứt khỏi buôn làng với hi vọng sẽ tìm thấy một tơng lai tơi sáng và tốt đẹp nơi thị thành. Nhng do hạn hẹp về trình độ, do không có tri thức, do cả sự khác biệt về lối sống, môi trờng sống nên họ ngày càng nhận ra rằng mình đang trở nên lạc lõng ở chốn thị thành và lại khát khao mong muốn quay

trở lại buôn làng, vơn lên từ chính buôn làng của mình. Cây bút trẻ Niê Thanh Mai đang từng bớc tạo đợc dấu ấn trong làng văn Việt Nam.

Ngoài ra, chúng ta có thể kể thêm một số gơng mặt 8X sau:

Nguyễn Thị Cẩm, sinh năm 1984, quê ở Tuyên Quang, hiện đang sống ở Hà Nội. Chị có các truyện ngắn: Đi vào một ngày không báo trớc, Con mèo già, Ngày chủ nhật, Nhan

Trần Hoàng Trâm, sinh năm 1989, quê ở An Giang, hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh, là tác giả của các truyện ngắn: Ma hát ru em,

Chênh vênh, Không đề, Phố ma, Cái điện thoại im lặng, Chỉ cần em chợt quên đi, Chỉ là cuộc sống nh thế

Lê Nguyệt Minh sinh năm 1984, quê ở Nam Định, có truyện ngắn

Trống trải và rộng quá chừng, Thoại, Những giấc mơ không thành

Yên Khanh sinh năm 1982, quê ở Ninh Bình, hiện đang sống tại Quy Nhơn, đợc biết đến với các truyện ngắn: Cái vỏ, Bụi phố

Phan ý Yên sinh năm 1985, hiện đang du học ở Pháp, có một số sáng tác là: Mùa hoa Jonquille sớm, Đàn bà họ Vũ

Còn những nhà văn 8X khác đang sáng tác nhng chúng tôi cha có điều kiện để điểm tên ở đây. Tất cả họ – những nhà văn thế hệ 8X – đang tìm tòi, thể nghiệm, dần hình thành nên một dòng văn học 8X sôi động, có những dấu hiệu phát triển đáng mừng trong nền văn học nớc nhà. Cả một thế hệ đang cùng nhau từng bớc khẳng định chỗ đứng của mình trên văn đàn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyền ngắn của thế hệ nhà văn 198x trong văn học việt nam đương đại (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w